15 câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing phổ biến và cách trả lời

21/10/2020
3266

Nhà tuyển dụng muốn tuyển nhân viên marketing cần chuẩn bị những câu hỏi nào? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu ngay 15 câu hỏi phỏng vấn dành cho nhân viên marketing và gợi ý cách trả lời chi tiết.

Mục lục Hiện

1. Nhân viên marketing là gì?

Nhân viên marketing là một người làm việc trong bộ phận marketing của một tổ chức hoặc công ty. Công việc của nhân viên marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xây dựng chiến lược marketing, quảng cáo và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến khách hàng.

câu hỏi phỏng vấn marketing
Ngành marketing gồm nhiều vị trí đa dạng để ứng viên thử sức

2. Tầm quan trọng của nhân viên marketing 

Là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp, nhân viên marketing có vai trò quan trọng trong một tổ chức vì các lý do sau:

2.1 Xây dựng và duy trì thương hiệu

Nhân viên marketing giúp xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu của tổ chức. Họ phát triển chiến lược và hoạt động quảng cáo để tạo dựng hình ảnh và giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

2.2 Tìm kiếm và tạo ra cơ hội kinh doanh

Nhân viên marketing nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Dựa trên thông tin này, họ phát triển các chiến lược và cách quảng bá sản phẩm/dịch vụ phù hợp để tạo ra cơ hội kinh doanh mới và góp phần tăng doanh số bán hàng.

2.3 Xây dựng mối quan hệ khách hàng

Nhân viên marketing góp phần vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Họ sử dụng các chiến lược quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng để tạo ra sự gắn kết và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu.

2.4 Phân tích và đo lường hiệu quả

Nhân viên marketing thực hiện phân tích và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bằng cách theo dõi và đánh giá các chỉ số thành công, họ đưa ra những điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa các hoạt động marketing và đạt được kết quả tốt nhất.

2.5 Định hình chiến lược kinh doanh

Nhân viên marketing đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh của tổ chức. Dựa trên nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh, họ đưa ra những đề xuất và ý tưởng để phát triển và mở rộng kinh doanh của công ty.

3. Bộ câu hỏi làm quen nhân viên marketing

3.1 Hãy giới thiệu về bản thân 

Câu hỏi mở đầu này sẽ giúp HR làm quen và hiểu thêm về nhân sự. Việc mở đầu bằng những câu hỏi giới thiệu này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá tổng quan về ứng viên, hiểu thêm phần nào về kỹ năng, tính cách của ứng viên để xem xét về việc phù hợp với vị trí tuyển dụng.

3.2 Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng có thể dựa vào điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên để xem xét về mức độ phù hợp của ứng viên với công việc. Bên cạnh đó những thông tin này còn thể hiện khả năng và sự phát triển của nhân sự trong tương lai để có thể đưa ra các phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 

Quản lý hàng ngàn ứng viên trên một hệ thốngDùng thử AMIS Tuyển Dụng miễn phí

4. Bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí digital marketing 

4.1 Bạn hiểu gì về vị trí digital marketing?

Câu hỏi này yêu cầu ứng viên nêu ra được cách hiểu của bản thân về marketing, ứng viên cần tìm hiểu sâu về các khái niệm về marketing và diễn giải cho nhà tuyển dụng hình dung một cách dễ hiểu, ngắn gọn nhất.

Digital marketing bao gồm hoạt động tiếp thị diễn ra thông qua mạng internet. Trong môi trường trực tuyến, Digital marketing có thể diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như SEO, social media, email, content marketing, từ đó thực hiện mục đính chính là thúc đẩy doanh số bán hàng.

4.2 Bạn đã từng thực hiện chiến dịch marketing chưa? Bạn gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện?

Bạn cần trả lời cho HR biết là đã từng thực hiện chiến dịch chưa, những khó khăn, thuận lợi mà bạn gặp trong quá trình triển khai chiến dịch. HR từ đó sẽ nhìn và đánh giá khả năng cũng như mức độ phù hợp với công việc. Những khó khăn trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing sẽ liên quan đến: 

  • Khả năng xử lý vấn đề: Ứng viên có khả năng xác định đúng các vấn đề không? Ứng viên tư duy như thế nào để đối phó với khó khăn?
  • Khả năng lập kế hoạch và quản lý thời gian: Ứng viên có biết cách lên kế hoạch và sắp xếp nhiệm vụ để hoàn thành chiến dịch không? Có gặp khó khăn trong việc đáp ứng thời hạn không?
  • Khả năng làm việc nhóm: Ứng viên có biết cách phối hợp với đồng nghiệp hoặc tìm hỗ trợ từ quản lý khi gặp khó khăn không?
  • Tư duy chiến lược: Ứng viên có khả năng điều chỉnh phương án hoặc thay đổi linh hoạt để hoàn thành công việc không?

Người được phỏng vấn nên thể hiện một cách chi tiết về những trải nghiệm, kinh nghiệm của bản thân. Nên có con số cụ thể để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về kết quả đạt được.

câu hỏi phỏng vấn marketing
Ứng viên nên thể hiện kết quả, thành tích một cách ngắn gọn nhưng có điểm nhấn, tránh lan man

4.3 Những công cụ bạn thường dùng để hỗ trợ công việc là gì?

Ứng viên có thể trả lời những công cụ đã từng sử dụng khi thực hiện các chiến dịch: Excel, Power BI, Google Analytics, Chat GPT, Canva, Photoshop, AI, Premier, công cụ tạo landing page… Hay các công cụ phục vụ hoạt động như SEO, SEM, quảng cáo Facebook, quảng cáo Google Adwords,… Hãy cho nhà tuyển dụng thấy các công cụ này hữu ích đối với bạn như thế nào trong công việc. 

4.4 Bạn có thể làm gì nếu công ty cho ra mắt sản phẩm vào dịp cuối năm? 

Nhà tuyển dụng cần đưa ra những câu hỏi để ứng viên có thể tự do bộc lộ ý tưởng, kỹ năng và cách xử lý của ứng viên. Dựa vào cách ứng viên trả lời các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thái độ cũng như sự cống hiến của ứng viên trong công việc. Nếu ứng viên tự tin trả lời “Tôi có thể quản lý truyền thông trước, trong và sau sự kiện” thì chắc chắn đây là một ứng viên có thể cống hiến và không ngại đóng góp cho công việc.

4.5 Bạn có phải người chịu đựng được áp lực deadline?

Nếu muốn thành công trong lĩnh vực marketing đòi hỏi phải chịu được áp lực công việc. Cần phải cập nhật liên tục và linh hoạt để đảm bảo tiến độ công việc. Ứng viên cần sẵn sàng đối phó với những tình huống khẩn cấp trên các kênh truyền thông hay mạng xã hội.

5. Bộ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí product marketing

5.1 Mô hình 4P trong marketing là gì?

Câu hỏi đòi hỏi ứng viên phải trả lời được mô hình 4P trong marketing. Mô hình 4P là công cụ để người làm marketing thực hiện chiến lược sao cho hiệu quả nhất. Ứng viên cần trả lời được mô hình 4P bao gồm:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá)
  • Place (Kênh phân phối)
  • Promotion (Tiếp thị)

5.2 Bạn đã từng tham gia vào việc phát triển chiến lược tiếp thị sản phẩm chưa? Hãy mô tả quá trình làm việc.

Thông qua những câu hỏi thực tế này nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng lập kế hoạch, tạo ra chiến lược tiếp thị, quản lý dự án và áp dụng chiến thuật tiếp thị cụ thể trong quá trình phát triển sản phẩm. 

Đồng thời câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về kinh nghiệm của ứng viên trong lĩnh vực này và đưa ra những ý kiến rằng liệu đây có phải ứng viên tiềm năng mà mình cần tìm kiếm. Bởi vậy các ứng viên hãy đưa ra những trải nghiệm thực tế nhất của mình khi nhận được câu hỏi này.

5.3 Theo bạn, marketing online và marketing truyền thống khác nhau thế nào?

Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem kiến thức của bạn về marketing trực tiếp và marketing online. Ứng viên có thể trả lời dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu nhưng nên nêu ra được những ý như: “Marketing truyền thống là việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng qua hình thức bán buôn, bán lẻ và bán tại cửa hàng. Trong khi đó marketing online là đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua các phương tiện truyền thông trực tuyến. So với marketing truyền thống thì marketing online hiện linh hoạt hơn”.

5.4 Bạn xác định đối tượng mục tiêu và tạo thông điệp marketing như thế nào để thu hút khách hàng?

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên thể hiện mình biết nghiên cứu thị trường, xác định đúng mục tiêu và có bước tìm hiểu khách hàng mục tiêu. Nếu ứng viên đưa ra được thông điệp phù hợp với đối tượng cũng như khái quát được cách truyền đạt thông điệp đó thì họ đã ghi điểm ở câu hỏi này.

5.5 Bạn làm gì để thúc đẩy sự phát triển và cải tiến sản phẩm trong quá trình tiếp thị?

Thông qua cách trả lời nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của ứng viên trong việc thúc đẩy và phát triển sản phẩm. Ứng viên có thể trả lời nội dung liên quan tới: 

  • Khả năng nắm bắt phản hồi từ thị trường: Cách mà ứng viên sử dụng để thu thập thông tin về sản phẩm của khách hàng về sản phẩm, các công cụ nghiên cứu thị trường và phản hồi của khách hàng để biết rằng điều gì cần cải thiện.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Những dữ liệu mà ứng viên đã sử dụng để đưa ra quyết định liên quan đến sự phát triển của sản phẩm. Các phương pháp phân tích dữ liệu để xác định vấn đề và cải tiến.
  • Sáng tạo và đổi mới: Ứng viên đã đề xuất và thực hiện các biện pháp sáng tạo nào để cải tiến sản phẩm? Kết quả thực tế ra sao và ứng viên có rút ra được kinh nghiệm gì từ việc áp dụng ý tưởng mới?

6. Bộ câu hỏi cho vị trí content marketing 

câu hỏi phỏng vấn marketing
Nhân viên content marketing phụ trách nội dung trong các chiến dịch tiếp thị

6.1 Bạn đã từng đảm nhiệm vị trí này chưa?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nhận biết được mức độ hiểu biết và năng lực của nhân viên đối với vị trí content marketing. Dựa vào câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá về kinh nghiệm và các công việc mà ứng viên có thể đảm nhận liên quan đến lĩnh vực này. 

Ứng viên cần trả lời rõ ràng về thời gian, kinh nghiệm trong nghề, những thành tích đáng kể để nhà tuyển dụng đánh giá.

6.2 Nguồn thông tin liên quan đến content marketing bạn thường tham khảo ở đâu?

Việc tìm hiểu các nguồn thông tin này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về kiến thức, sự quan tâm cũng như khả năng cập nhật của ứng viên đối với lĩnh vực content. Nhà tuyển dụng nên đánh giá mức độ tham gia của ứng viên trong cộng đồng marketing và mức độ nhạy bén với các tin tức mới trong nghề.

Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng nghiên cứu và tự học của ứng viên. Bởi trong lĩnh vực marketing, việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật thông tin, xu hướng là rất quan trọng.

6.3 Làm thế nào bạn giữ cho nội dung của mình luôn tươi mới và phản ánh những thay đổi trong ngành?

Ứng viên nên trả lời rõ ràng những cách thức, công cụ giúp họ nắm bắt xu hướng và cách bản thân học hỏi, thử nghiệm để nội dung không bị nhàm chán, duy trì sự mới mẻ với khách hàng. Nếu lấy được ví dụ cụ thể thì rất tốt. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tinh thần cầu tiến, khả năng sáng tạo nội dung đổi mới liên tục của ứng viên.

6.4 Bạn thường xử lý thế nào khi gặp một ý tưởng mới trong sáng tạo nội dung?

Vơi câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ khai thác được khả năng hiện thực hóa ý tưởng của ứng viên. Ứng viên nên thể hiện cách họ tiếp nhận ý tưởng, kiểm tra tính khả thi, triển khai thực tế và đánh giá hiệu quả như thế nào.

6.5 Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu khi làm việc tại vị trí này?

Đây thực chất là câu hỏi có thể áp dụng cho tất cả các vị trí trong ngành marketing. Ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng về ngân sách doanh nghiệp dành cho vị trí này và sau đó đưa ra mức lương mong muốn. Ứng viên có thể cân nhắc mức lương sao cho phù hợp với công việc cũng như khả năng của bản thân. Nên nhắc lại những gì bạn có thể mang đến cho công ty tương xứng với mức lương đó để tăng tính thuyết phục.

7. Kết luận 

Trên đây là hệ thống những câu hỏi phỏng vấn marketing mà MISA AMIS HRM cung cấp để bạn đọc tham khảo. Để có một buổi phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng và ứng viên cần tìm hiểu kỹ về đối phương cũng như giữ thái độ lịch sự, thân thiện. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp hai bên có một cuộc phỏng vấn hiệu quả.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả