Chiến lược chi phí thấp – Chìa khóa chinh phục thị trường cho doanh nghiệp

09/05/2024
1430

Nhiều ông lớn như Vietjet đang thống trị thị trường nhờ chiến lược chi phí thấp. Bài viết sẽ phân tích chiến lược chìa khóa thành công này. 

[Tải ngay] eBook Giải pháp tối ưu vận hành & xây dựng quy trình làm việc hiệu quả cho CEO

1. Khái niệm chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp (Low-Cost Strategy) nằm trong 4 loại chiến lược cạnh tranh do Giáo sư hàng đầu của Đại học Harvard – Michael Porter xây dựng. Chiến lược này được đề cập đến trong cuốn sách “Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors” kinh điển về chiến lược cạnh tranh.

Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp, được hiểu là chiến lược mà doanh nghiệp tối ưu hóa mọi chi phí sản xuất, vận hành, marketing, … để sản phẩm được khách hàng chấp nhận và đạt mức giá thấp nhất trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh.

Nói ngắn gọn, chiến lược chi phí thấp sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với đối thủ do thiết lập được tổng chi phí thấp hơn. 

2. Lợi ích và rủi ro của Chiến lược chi phí thấp

Mặc dù có thể tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhưng Chiến lược chi phí thấp cần được cân nhắc khi áp dụng. Chiến lược này phù hợp với những loại hình doanh nghiệp mà sản phẩm có tính chuẩn hóa, tính năng phổ biến, giá cạnh tranh thấp. Có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành hàng FMCG – thỏa mãn những đặc điểm trên. 

Khi áp dụng được chiến lược chi phí thấp, các doanh nghiệp phù hợp sẽ có được nhiều lợi ích: 

Lợi ích và rủi ro chiến lược chi phí thấp

  • Lợi ích

    • Tiếp cận khách hàng nhạy cảm về giá: Chiến lược chi phí thấp là cách tiếp cận hiệu quả cho những khách hàng nhạy cảm về giá. Khi có thể giảm thiểu được chi phí, giá sản phẩm trên thị trường sẽ giảm. Chênh lệch giá dù chỉ đôi chút cũng có thể khiến họ thay đổi quyết định mua hàng. Sản phẩm có giá thấp sẽ thu hút họ ngay lập tức, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhạy cảm về giá
    • Tăng lợi nhuận: Việc cắt giảm chi phí để tạo ra sản phẩm còn giúp công ty tăng được lợi nhuận cận biên trên một sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, từ đó tăng được lợi nhuận tổng thể
  • Rủi ro

Đi kèm với những lợi ích to lớn, luôn là những rủi ro cần tính toán và lập kế hoạch dự phòng trước:

    • Lạm phát chi phí

Lạm phát chi phí

Doanh nghiệp tập trung tối ưu chi phí có thể gặp rủi ro thâm hụt ngân sách do không lường trước được những khoản phát sinh chi phí không mong muốn. 

Nhiều trường hợp, như chất lượng sản phẩm kém, dễ hư hỏng khiến khách hàng đánh giá tiêu cực, dẫn đến chi phí xử lý truyền thông và hoàn trả tiền.

    • Bỏ qua nhóm khách hàng tiềm năng

Chiến lược chi phí thấp có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua các phân khúc khách hàng quan tâm đến chất lượng, tính năng cao cấp. Đây là nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng vì sẵn sàng chi trả nhiều tiền nếu sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu về chất lượng, tính năng, …

Doanh nghiệp cần đa dạng hóa chiến lược để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng.  

    • Không đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Tập trung cắt giảm chi phí có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần cân bằng giữa chi phí và nhu cầu khách hàng để duy trì sự cạnh tranh.

>> Xem thêm: Chiến lược Thương hiệu: Chìa khóa dẫn đầu thị trường năm 2024

3. Cách thức theo đuổi Chiến lược chi phí thấp

Cách 1: Quản trị chi phí hiệu quả trong chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị

Chi phí hoạt động chuỗi giá trị đóng vai trò then chốt trong việc quyết định chi phí tổng thể của công ty. Quản trị hiệu quả chi phí chuỗi giá trị giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 

Các nhà quản lý cần phối hợp chặt chẽ để tìm kiếm cơ hội tiết kiệm chi phí trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị. Hoạt động giám sát cần đảm bảo tối ưu hóa chi phí cho từng hoạt động.

Để các khâu của chuỗi giá trị được quản lý khoa học, hiệu quả, nhất là đối với những doanh nghiệp lớn là điều hết sức khó khăn. Để hỗ trợ việc quản lý, các doanh nghiệp có thể tìm đến các phần mềm quản lý quy trình công việc. 

Những phần mềm này không chỉ giúp doanh nghiệp giám sát được tình hình trong mỗi khâu mà còn giúp tối ưu hóa quy trình. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí khi hướng tới chiến lược chi phí thấp. Phần mềm nổi bật có thể kể tới MISA AMIS Quy trình đến từ MISA.

AMIS Quy trình

Ngoài quản trị chi phí, doanh nghiệp cần quản trị nhân sự hiệu quả. Từ đó, nhân viên sẽ được khuyến khích sử dụng tài năng và sáng tạo để cắt giảm chi phí. Tạo môi trường làm việc khuyến khích các cải tiến và biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Dùng ngay miễn phí

Cách 2: Điều chỉnh chuỗi giá trị tổng thể của công ty để loại bỏ các hoạt động tạo thêm nhiều chi phí sản xuất

Doanh nghiệp thường xuyên điều chỉnh chuỗi giá trị để tối ưu hóa chi phí. Việc điều chỉnh chuỗi giá trị cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như chi phí, giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh trước khi đưa ra quyết định điều chỉnh.

ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ TỪ MISA

4. Các yếu tố điều kiện để theo đuổi Chiến lược chi phí thấp

Các yếu tố điều kiện để theo đuổi chiến lược chi phí thấp

  • Doanh nghiệp đang ở vị thế cạnh tranh tốt và có lợi thế về giá so với đối thủ.
  • Sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh tương đồng và dễ dàng thay thế.
  • Khó khăn trong việc tạo sự khác biệt hóa sản phẩm.
  • Hầu hết khách hàng sử dụng sản phẩm với cách thức giống nhau và nhạy cảm về giá.
  • Chi phí chuyển đổi mua hàng thấp.
  • Doanh nghiệp mới gia nhập ngàn

5. Case study theo đuổi Chiến lược chi phí thấp – Vietjet Air

Chiến lược chi phí thấp Vietjet air

Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, được thành lập năm 2007 với giá trị cốt lõi: An toàn – Vui vẻ – Giá rẻ – Đúng giờ. Hãng đã nhanh chóng trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam về thị phần vận chuyển hành khách nội địa. Chiến lược chi phí thấp đóng vai trò quan trọng trong thành công của Vietjet Air.

Phân tích chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air theo ma trận cạnh tranh

Các yếu tố thành công Vietjet Air Bamboo Airways Vietnam Airlines
Giá vé Thấp nhất Thấp Cao
Mạng lưới đường bay Rộng  Đang phát triển Rộng 
Chất lượng dịch vụ Trung bình Tốt Tốt
Hiệu quả hoạt động

(tính theo tỷ suất lợi nhuận)

Cao Cao Thấp

Dựa vào ma trận cạnh tranh, có thể thấy Vietjet Air đang có vị trí dẫn đầu trong ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Hãng có lợi thế cạnh tranh về giá vé, mạng lưới đường bay và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, Vietjet Air cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

>> Đọc ngay: Chiến lược chiêu thị – Chìa khóa chinh phục thị trường

Phân tích chiến lược chi phí thấp của Vietjet air theo mô hình 4P

5.1. Product (Sản phẩm)

  • Sử dụng đội tàu bay Airbus mới: Vietjet sở hữu đội tàu bay trẻ với 77 tàu bay đa dạng các mẫu tàu bay thân hẹp và thân rộng, trong đó 5 tàu bay A330s, 18 tàu bay A320s và 54 tàu bay A321s, giúp tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành.
  • Tối giản dịch vụ: Vietjet Air chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản như vận chuyển hành khách, hành lý.

5.2. Price (Giá)

Vietjet Air áp dụng mô hình giá rẻ LCC (Low Cost Carrier) để cung cấp dịch vụ bay với mức giá cạnh tranh. Chiến lược này được thực hiện thông qua nhiều biện pháp nhằm tối ưu hóa chi phí hoạt động:

  • Vietjet chỉ khai thác một dòng máy bay duy nhất là Airbus A330s, A320s, A321s. Việc này giúp đơn giản hóa quy trình vận hành, bảo dưỡng, giảm chi phí đào tạo phi công, phụ tùng thay thế và tiết kiệm nhiên liệu.Airbus
  • Hãng tập trung khai thác các đường bay ngắn, thời gian bay trung bình 1 giờ 30 phút, giúp tăng số lượng chuyến bay mỗi ngày, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đội bay.
  • Hành lý miễn phí chỉ được tối đa 7kg, Vietjet không cung cấp suất ăn miễn phí trên máy bay. Các dịch vụ này được chuyển thành dịch vụ tùy chọn, hành khách có thể lựa chọn và thanh toán nếu có nhu cầu.
  • Hãng tập trung vào dịch vụ vận chuyển hành khách, hạn chế các dịch vụ đi kèm không cần thiết, giúp giảm chi phí vận hành và giá thành vé máy bay.
  • Vietjet áp dụng chiến lược giá rẻ hơn khi bay nhiều hoặc đăng ký bay sớm. Việc này giúp thu hút khách hàng thường xuyên, lấp đầy chỗ trống trên các chuyến bay, đồng thời tạo động lực cho khách hàng đặt vé sớm, giúp hãng dự đoán nhu cầu và lên kế hoạch khai thác hiệu quả.

5.3. Place (Kênh phân phối)

  • Bán hàng trực tuyến và qua kênh đại lý: Hãng tập trung bán vé trực tuyến qua website và ứng dụng di động, giảm chi phí bán hàng.

5.4. Promotion (Phân phối)

Chiến lược marketing của Vietjet Air về promotion tập trung vào việc quảng cáo và triển khai các chương trình khuyến mãi.

5.5. Kết quả

Đi theo Chiến lược chi phí thấp giúp Vietjet Air đạt được nhiều thành công trong ngành hàng không: 

Thị phần hàng không Việt Nam

  • Tăng thị phần: Vietjet Air hiện chiếm 42% thị phần vận chuyển hành khách nội địa Việt Nam.
  • Vietjet là một trong những hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn 30%/năm về số lượng hàng khách
  • Tăng lợi nhuận: Hãng đạt lợi nhuận liên tục trong nhiều năm qua.

5.6. Hạn chế

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí hoạt động của Vietjet Air.
  • Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ: Hãng tập trung vào giá rẻ nên chất lượng dịch vụ chưa thể so sánh với các hãng hàng không truyền thống.
  • Cạnh tranh gay gắt từ các hãng LCC khác: Vietjet Air đang phải cạnh tranh gay gắt với các hãng LCC khác như Bamboo Airways, Pacific Airlines.

Kết luận

Chiến lược chi phí thấp là công cụ hiệu quả để chinh phục thị trường, nhưng đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích, rủi ro và các yếu tố điều kiện. Áp dụng chiến lược thành công sẽ giúp doanh nghiệp tăng thị phần, lợi nhuận và tạo dựng vị thế cạnh tranh vững chắc.

Sau khi xây dựng được các chiến lược hành động phù hợp, doanh nghiệp không thể bỏ qua các công cụ hỗ trợ tối ưu thời gian, quy trình công việc. Hãy tìm hiểu ngay Bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số với 8 phần mềm tiện ích dành cho mọi doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp không chỉ xây dựng văn hóa làm việc số, loại bỏ các thủ tục giấy tờ cùng quy trình thủ công mà còn tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao năng suất của nhân sự.

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS Văn phòng số, trong đó có Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương, Đại học Công nghệ Đồng Nai, Công ty Cổ phần Công nghệ Novatek, Cao đẳng Dầu khí,.. và nhiều khách hàng khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS Văn phòng số tại đây:


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả