Giá trị cốt lõi là gì? đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu. Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp tạo niềm tin, sự quan tâm ủng hộ của khách hàng. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng MISA tham khảo bài viết dưới đây!
I. Giá trị cốt lõi là gì?
Giá trị là những nét độc đáo, riêng biệt. Nó giúp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân khác biệt hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh. Một nghĩa của giá trị là khi một tổ chức hoặc cá nhân nào đó được công nhận, đánh giá cao.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Để giải thích được giá trị cốt lõi là gì? chúng tôi giới thiệu đến bạn 3 cách giải thích như dưới đây:
- Định nghĩa 1: Là yếu tố cố lõi giúp bạn hình thành được một nội quy chung, thống nhất để phát triển. Giá trị bao gồm tất cả những gì mà công ty, doanh nghiệp không thể cân đo đong đếm
- Định nghĩa 2: Giá trị tạo niềm tin tới đối tác, khách hàng qua cách ứng xử. Nó giúp hình thành nên tâm lý chung, tạo một môi trường văn hóa lành mạnh.
- Định nghĩa 3: Là hệ thống những định hướng, mang tính thiết yếu và lâu dài của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khi nhiệm vụ và kế hoạch của bạn thay đổi thì giá trị vẫn được giữ lại.
>> Xem thêm: 5 phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho người lãnh đạo
II. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi
Khi đã hiểu khái niệm giá trị cốt lõi là gì? Chúng ta sẽ nhận thấy vai trò của nó đối với doanh nghiệp là rất quan trong.
- Giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi giúp bạn định hướng những hình ảnh, văn hóa, đạo đức, chuẩn mực nơi làm việc,.. từ đó tạo nên văn hóa doanh nghiệp.
- Đóng góp vào thành công chung của tổ chức: Giúp tổ chức cũng cố quyết định, đặc biệt là những quyết định khó khăn. Bởi một khi bạn đã xây dựng giá trị cốt lõi mạnh mẽ, có thương hiệu riêng thì sẽ là điều cứu cánh tuyệt khi gặp sự cố.
- Phân biệt danh tính của công ty: Nó giúp khách hàng, đối tác nhận biết rõ ràng và chi tiết hơn về công ty, doanh nghiệp thông qua giá trị cốt lõi. Họ sẽ biết được bạn đã và đang làm gì, định hướng đến những gì trong tương lai.
- Cải thiện việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên: Là công cụ thu hút hầu hết các ứng viên muốn ứng tuyển vào công ty. Không những các ứng viên quan tâm tới hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và bản sắc văn hoá mà còn giữ chân được họ để làm việc cho bạn.
BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS – MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SỐ CHO DOANH NGHIỆP
III. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hàng đầu
Dưới đây là giá trị cốt lõi mà các doanh nghiệp lớn hàng đầu đang theo đuổi.
1. Vinamilk
Vinamilk là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Họ có tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khoẻ phục vụ cuộc sống con người”. Dưới đây là 5 giá trị cốt lõi của Vinamilk như sau:
- Chính trực: Vinamilk luôn thể hiện được sự liêm chính, trung thực, chính trực trong tất cả các giao dịch. Điều này được áp dụng cả khi ứng xử với khách hàng và đại lý tiêu dùng.
- Tôn trọng: Vinamilk luôn có sự tôn trọng đối với đồng nghiệp, với tất cả đối tác hợp tác cho đến người tiêu dùng.
- Công bằng: Công bằng với toàn thể nhân viên, quý khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và các bên liên quan khác.
- Đạo đức: Vinamilk luôn có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng và thực hiện các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Vinamilk hành động theo tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn nhất.
- Tuân thủ: Luôn tuân thủ theo đúng Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty. Điều này được phổ biến đến tất cả nhân viên đang làm việc, đối tác của Vinamilk.
2. Vingroup
Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nổi tiếng và lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. 6 giá trị cốt lõi của Vingroup đó là: Tín, Tâm, Trí, Tốc, Tinh, Nhân. Đây là giá trị giúp ttập đoàn bám đuổi và phát triển mạnh hơn.
- Tín: Tín với khách hàng, Tín với nhân viên, Tín với đối tác để bảo vệ danh dự của chính mình. Công ty luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo, cam kết với khách hàng, đối tác về chất lượng sản phẩm – dịch vụ đúng như những gì đã đưa ra.
- Tâm: Vingroup coi trọng khách hàng và lấy đó làm trung tâm, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Mong muốn đưa đến những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo, sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo thành công của Vingroup.
- Trí: Vingroup có câu slogan: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Vingroup cổ vũ tinh thần dám nghĩ dám làm, tìm tòi phát kiến mới của nhân viên. Ngoài ra, khuyến khích ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất.
- Tốc: Lấy tốc độ để làm nên hiệu quả cho từng hành động trong công việc, giá trị bản sắc của Tập đoàn. Tuy nhiên Vingroup vẫn luôn coi trọng chất lượng của mình, không đánh mất giá trị cốt lõi.
QUẢN LÝ CÔNG VIỆC TOÀN DIỆN, NHANH CHÓNG VỚI AMIS CÔNG VIỆC
- Tinh: Vingroup là nơi hội tụ những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm – dịch vụ đẳng cấp và để đời. Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn nhưng có đủ cả đức và tài.
- Nhân: Vingroup luôn tôn trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất. Họ xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn.
> Xem thêm: Tổng hợp các phong cách lãnh đạo hiệu quả 2022
3. Thế Giới Di Động
Thế giới di động hiện nay đang đứng đầu Việt Nam về ngành bán lẻ. Với mục tiêu chiến lược là trở thành tập đoàn số 1 Đông Nam Á về mặt bán lẻ, chính vì thế mà Thế giới di động đã đề ra giá trị mà họ theo đuối là:
- Đối xử công bằng với tất cả nhân viên, khách hàng và các đối tác
- Minh bạch về tiền bạc và các mối quan hệ
- Chiến lược của họ là luôn đặt khách hàng là trọng tâm
- Tôn trọng đối tác, khách hàng, đồng nghiệp
- Làm việc nhiệt huyết và máu lửa
4. Công ty TNHH Điện tử Samsung
Samsung mang trong mình sứ mệnh là cống hiến tài năng và công nghệ nhằm phục phụ người dùng tốt nhất bằng những trải nghiệm tốt nhất. Chính vì thế họ luôn bám đuổi giá trị riêng biệt
- Con người: Con người là yếu tố nền tàng mà samsung luôn hướng tới. Chính vì cậy mà họ tập trung vào đạo tạo nhân viên để trở thành những người tài giỏi, xuất sắc và có văn hóa.
- Chất lượng: Chất lượng cũng là yếu tố mà Samsung đặt liên hàng đầu, vì thế mà những sản phẩm của họ luôn theo đuổi chất lương tốt.
- Thay đổi: Luôn hướng tới những điều tốt đẹp, chính vì thế họ luôn luôn cập nhật, đổi mới để tạo ra những sản phẩm đáp ưng nhu cầu của người dung một cách tốt nhất.
- Chính trực: Tại Samsung, môi trường làm việc rất văn minh, công bằng, chính trực.
- Cùng phát triển: Samsung cũng luôn cố gắng hợp tác với những đơn vị khác để có thể cùng tiến tới mục đích lớn mạnh.
5. Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
“Viettel – Theo cách của bạn” đây là câu slogan cũng là giá trị cốt lõi mà Viettel bám đuổi, cụ thể là: lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm ra chân lý. Ngoài ra, Viettel còn một số giá trị then chốt là:
- Thông qua những thách thức và sai lầm rút ra bài học
- Sức mạnh cạnh tranh đó là tốc độ thích ứng
- Sáng tạo là sức sống của Viettel
- Tư duy hệ thống
- Kết hợp Đông Tây
>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp
IV. Nguyên tắc cần thiết khi xây dựng giá trị cốt lõi
1. Tôn trọng giá trị văn hóa đã đề ra
Trước khi xây dựng giá trị cốt lõi thì bạn phải xác định được cốt lõi là gì? Hầu hết các giá trị về văn hóa đều bắt nguồn từ nhà lãnh đạo, người đứng đầu sẽ đặt ra chuẩn mực chung để mọi người thực hiện theo.
Cốt lõi của doanh nghiệp đều cần phải xuất phát từ tấm lòng, sự trung thực và năng lực vốn có. Nó đòi hỏi cả một quá trình bảo vệ và xây dựng thực thụ. Nó không phải là công cuộc đánh bóng tiểu sử cho công ty một cách hời hợt.
2. Tập trung vào giá trị cốt lõi trọng tâm
Một số giá trị cốt lõi điển hình trong doanh nghiệp đó là: xuất sắc, kết nối khách hàng, tận tâm,… Đó đều là giá trị có cùng chung một độ quan trọng nhất định. Bạn cần nên tập trung vào một giá trị trong tâm. Điều này tạo tiền đề để phát triển công ty hùng mạnh nhất.
Việc tạo ra giá trị có tính liên kết với nhau sẽ quan trọng hơn so với việc sở hữu nhiều giá trị mang tầm cỡ lớn nhưng lại không thực sự phù hợp và không thực hiện được.
3. Cần đặt mục tiêu rõ ràng
Một khi giá trị cốt lõi được đặt ra thì đều phải có chiến lược mục tiêu nhất định, rõ ràng. Các đối tác, khách hàng hoặc ứng viên xin việc sẽ nhìn vào đó để quyết định có nên hợp tác cùng công ty đó hay không. Các doanh nghiệp có thể tự mình tạo ra danh sách các giá trị hiệu quả, ngắn gọn hoặc sửa đổi chúng sao cho hợp lý.
4. Truyền tải giá trị cốt lõi tới nhân viên, khách hàng, người tiêu dùng
Một khi bạn đã quyết định được những cốt lõi mà bạn muốn sử dụng cho doanh nghiệp, thì bạn cần phải truyền tải chúng một cách rõ ràng tới nhân viên, khách hàng. Không chỉ thể hiện qua những câu từ, lời nói đẹp đẽ mà nó còn mang tính điều hướng, dễ ghi nhớ.
Khi truyền tải tới khách hàng, các câu từ sử dụng phải ngắn gọn, xúc tích, càng thu được sự phản hồi của khách hàng càng tốt. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp phải mang tính độc nhất. Nó sẽ góp phần tách biệt bạn cao hơn với các đối thủ cạnh tranh còn lại.
Hãy đảm bảo rằng những câu chữ được sử dụng để truyền tải giá trị đều phải ngắn gọn, súc tích và không thừa thãi. Để thành công, lãnh đạo phải là những người đặt nền móng cơ bản đầu tiên. Họ phải hiểu rõ giá trị cốt lõi để từng bước “chèo lái” con thuyền doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Bên trên là bài viết về giá trị cốt lõi là gì? và giá trị cốt lõi hàng đầu của doanh nghiệp mà có thể bạn chưa biết. Để tìm hiểu và xây dựng được cốt lõi cho doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng.
Trải nghiệm miễn phí các tính năng của MISA AMIS Công việc – tăng ngay từ 20% năng suất