Kiến thức Tài chính - kế toán Hiểu và áp dụng nguyên tắc hoạt động liên tục trong thực...

Hiện nay, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta thường nghe thấy trên các phương tiện truyền thông nhắc nhiều đến việc các hãng hàng không, các công ty du lịch cũng như nhiều doanh nghiệp khác đang gặp vấn đề về hoạt động liên tục. 

Các Kiểm toán viên cũng thường lưu ý về vấn đề này khi lập báo cáo kiểm toán. Vậy hoạt động liên tục là gì, đặc điểm, dấu hiệu nhận biết như thế nào. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục có gì khác biệt. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nguyên tắc hoạt động liên tục là gì?

Theo Chuẩn mực kế toán số 01, nguyên tắc hoạt động liên tục (hay còn gọi là giả định hoạt động liên tục) được hiểu như sau:

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. 

Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Theo đó, nguyên tắc hoạt động liên tục có những đặc điểm như sau: 

Hình 1: Những đặc điểm của nguyên tắc hoạt động liên tục

Ví dụ: Trong năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, Công ty A chịu tác động nặng nề từ việc giãn cách xã hội, theo đó không thể tạo ra thu nhập để duy trì hoạt động. Vào tháng 12/2021, Ban Giám đốc công ty đưa ra quyết định sẽ giải thể Công ty trong tháng 3 năm 2022. Như vậy, khi lập Báo cáo tài chính của năm 2021 sẽ cần được lập trên giả định công ty không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục. 

Ngược lại, mặc dù gặp khó khăn, tuy nhiên Ban Giám đốc Công ty xác định rằng có thể xác định các phương án kinh doanh thay thế cũng như huy động được các nguồn hỗ trợ tài chính (các khoản vay) đảm bảo duy trì hoạt động của công ty trong ít nhất 12 tháng tiếp theo, như vậy Báo cáo tài chính của công ty sẽ được lập theo nguyên tắc giả định hoạt động liên tục.

Hình 2: Nguyên tắc hoạt động liên tục

2. Sự kiện “có thể” dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục

Dưới đây là ví dụ về các sự kiện hoặc điều kiện, xét riêng lẻ hay kết hợp lại, có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.

Hình 3: Một số dấu hiệu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục
  • Về tài chính

Nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Khi đó doanh nghiệp có thể có khả năng không thanh toán được các khoản nợ phải trả;

– Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn;

– Các chủ nợ thu hồi hoặc không tiếp tục hỗ trợ tài chính cho đơn vị;

– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm;

– Các chỉ số tài chính xấu hơn mức thông thường hoặc chỉ dẫn về những tiêu cực;

– Lỗ thuần lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức;

– Không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng;

– Không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu.

Có thể bạn quan tâm: Khả năng thanh toán tức thời và những điều cần biết

  • Về hoạt động

– Ban Giám đốc có ý định ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị;

– Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế;

– Mất một thị trường lớn, mất khách hàng quan trọng, mất quyền kinh doanh theo hình thức cấp phép, nhượng quyền thương mại hoặc mất nhà cung cấp quan trọng;

– Gặp các khó khăn về nhân sự;

– Nguyên vật liệu đầu vào bị thiếu hụt trầm trọng;

– Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tạm ngừng hay giải thể: Quyết định khó khăn của doanh nghiệp

  • Các dấu hiệu khác

– Không tuân thủ các quy định về góp vốn cũng như các quy định khác của pháp luật;

– Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được;

– Thay đổi về pháp luật và các quy định hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị;

– Xảy ra các rủi ro, tổn thất mà không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm với giá trị thấp…

Ảnh hưởng của các sự kiện hoặc điều kiện này có thể được giảm nhẹ bởi các yếu tố khác. Ví dụ, ảnh hưởng của việc đơn vị không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả thông thường khi đến hạn có thể được giảm nhẹ bằng việc Ban Giám đốc có kế hoạch duy trì luồng tiền đầy đủ nhờ việc áp dụng các phương pháp khác như thanh lý tài sản cố định, điều chỉnh lại lịch thanh toán nợ, hoặc tìm kiếm thêm các nguồn vốn mới. Tương tự, ảnh hưởng việc mất một nhà cung cấp quan trọng có thể được giảm nhẹ bằng việc thay thế một nguồn cung cấp phù hợp khác.

3. Sự khác biệt giữa lập BCTC theo VAS và IFRS khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Cả VAS và IFRS đều quy định rằng, trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Việc áp dụng phương pháp lập báo cáo tài chính trong trường hợp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục có thể cung cấp được các thông tin hữu ích cho chủ nợ và chủ sở hữu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho từng đối tượng khi phải thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản, tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc này tồn tại một số khác biệt với hướng dẫn của IFRS như sau:

Kế toán tại Việt Nam IFRS
Quy định Hướng dẫn rõ ràng tại thông tư 200 cũng như thông tư 133 về nguyên tắc lập báo cáo tài chính khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục Không có quy định cụ thể, doanh nghiệp có quyền được lựa chọn một cơ sở phù hợp để lập và thuyết minh báo cáo tài chính tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định hiện hành của IFRS
Tái phân loại tài sản Toàn bộ tài sản dài hạn đều cần phân loại lại thành ngắn hạn Chỉ được phân loại lại ngắn hạn khi thỏa mãn định nghĩa là tài sản nắm giữ chờ để bán theo quy định tại chuẩn mực IFRS số 5. 
Tái phân loại nợ phải trả Toàn bộ nợ phải trả dài hạn đều cần phân loại lại thành ngắn hạn. Phân loại dựa trên thời gian còn lại của nghĩa vụ nợ phải trả cần thanh toán.

Ví dụ:

Tại ngày 31/12/2022, Doanh nghiệp quyết định ngừng các hoạt động kinh doanh nhưng không thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp có một khoản nợ phải trả có nghĩa vụ thanh toán vào ngày 31/3/2024. Việc tạm ngừng hoạt động không làm thay đổi thời hạn thanh toán. Như vậy trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2022 vẫn phân loại đây là khoản nợ phải trả dài hạn.

Ghi nhận các khoản lỗ dự kiến Yêu cầu trích trước vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh đối với các khoản lỗ dự kiến phát sinh trong tương lai nếu khả năng phát sinh khoản lỗ là tương đối chắc chắn và giá trị khoản lỗ được ước tính một cách đáng tin cậy. IAS 37 không cho phép ghi nhận trước các khoản lỗ hoạt động dự kiến

Như vậy nắm vững về nguyên tắc kế toán được áp dụng khi lập báo cáo tài chính sẽ giúp các Nhà đầu tư cũng như các đối tượng khác có cái nhìn tổng quát và toàn diện về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. 

Đọc thêm: Điểm giống và khác nhau giữa chuẩn mực IFRS và VAS chi tiết

Ngoài ra cũng có thể nhìn nhận thấy, Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) vẫn còn nhiều điểm khác biệt với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) khi lập báo cáo tài chính trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với kế toán và kiểm toán khi Việt Nam chuyển mình áp dụng IFRS thay cho VAS. 

MISA AMIS hy vọng nội dung tổng hợp trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các quy định liên quan tới nguyên tắc hoạt động liên tục. Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]