Khả năng thanh toán tức thời và những điều cần biết

21/03/2023
1958

Đảm bảo năng lực tài chính để thanh toán đúng hạn các khoản nợ trong quá trình hoạt động kinh doanh là một trong những điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, là nền tảng cơ bản giúp doanh nghiệp phát triển. Vì lẽ đó, việc phân tích khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời, là một nội dung vô cùng quan trọng và cần thiết khi phân tích bức tranh tài chính của mọi doanh nghiệp. 

Bài viết trình bày tới bạn đọc nội dung về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phương pháp tính và đánh giá khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. 

1. Khả năng thanh toán tức thời là gì?

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các cá nhân, tổ chức cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp là dấu hiệu của các vấn đề về tài chính đang tiềm ẩn. Hoặc, có thể doanh nghiệp đang phải đối mặt với rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai mà nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài, rất dễ phải đối diện với tình trạng phá sản do không thể thanh toán các khoản nợ.

Khả năng thanh toán tức thời thể hiện năng lực tài chính, cụ thể là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. 

Thuộc nhóm hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, hay nói cách khác, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có tại một thời điểm, thì doanh nghiệp có thể thanh toán ngay (tức thời) các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Hình 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

2. Hướng dẫn cách tính hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời hay còn được gọi gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt…

Khả năng thanh toán tức thời được xác định bằng công thức dưới đây:

Hình 2: Công thức xác định khả năng thanh toán tức thời

Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm:

  • Tiền mặt tại quỹ
  • Tiền gửi ngân hàng (phục vụ mục đích thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn) 
  • Tiền đang chuyển
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo, có thể bao gồm:
    • Kỳ phiếu ngân hàng
    • Tín phiếu kho bạc
    • Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng. 

Giá trị Tiền và các khoản tương đương tiền được lấy từ chỉ tiêu “I. Tiền và các khoản tương đương tiền” – Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Giá trị Nợ ngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu “I. Nợ ngắn hạn” – Mã số 310 trên Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

So sánh với các hệ số thanh khoản ngắn hạn khác, tính thanh khoản xác định bởi hệ số thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn bởi lẽ hàng tồn kho hay các khoản phải thu ngắn hạn không nằm trong công thức tính. Trong nhiều trường hợp, các khoản phải thu ngắn hạn có thể không được thu hồi nhanh chóng hay hàng tồn kho không kịp bán để chuyển thành tiền đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này chỉ xem xét khả năng thanh toán dựa trên số dư tiền và các khoản tương đương tiền – loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. 

3. Đánh giá khả năng thanh toán tức thời

Thông thường, khả năng thanh toán tức thời có thể coi là tốt nếu hệ số khả năng thanh toán tức thời thường xuyên được duy trì từ 0,5 đến 1. Hệ số này ở đa số doanh nghiệp rất ít khi lớn hơn hay bằng 1.

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ không duy trì lượng tiền mặt và khoản tương đương tiền lớn đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn bởi lẽ điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh tiền và tương đương tiền, trong bối cảnh tình hình kinh doanh không quá khó khăn, doanh nghiệp thường tận dụng các khoản phải thu từ bán hàng để thanh toán gối đầu cho các khoản nợ đến hạn. Nếu có số dư tiền và tương đương tiền dư thừa, kết hợp với theo dõi, kiểm soát tốt dòng tiền thu-chi, doanh nghiệp có thể có kế hoạch cho vay ngắn hạn, hay đầu tư ngắn hạn để tạo ra thêm thu nhập khác. 

Hệ số khả năng thanh toán tức thời thường được chú ý xem xét để đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng, khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được nhanh, các khoản nợ phải thu cũng khó thu hồi. Có thể kể đến giai đoạn Covid-19 vừa qua là giai đoạn đa số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tiêu cực tới dòng tiền của doanh nghiệp, khi đó, vấn đề mọi nhà quản trị luôn quan tâm hàng đầu chắc chắn là hệ số khả năng thanh toán tức thời. 

Trong bối cảnh nền kinh tế, môi trường kinh doanh ổn định, hệ số khả năng thanh toán tức thời thường được dùng để đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp cùng một số chỉ tiêu khác. Để đưa ra kết luận về khả năng thanh toán của doanh nghiệp là ổn hay chưa thì nhà quản trị, nhà đầu tư cần kết hợp xem xét với các chỉ tiêu thanh toán khác, gắn với cụ thể vào đặc thù của nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, môi trường, điều kiện kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá thấp thì chắc hẳn doanh nghiệp sẽ gây ra sự ái ngại cho các chủ nợ hoặc đối tác do họ đánh giá sẽ gặp khó khăn khi cần phải thanh toán đúng hạn các khoản nợ.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 chỉ số tài chính cơ bản đánh giá toàn diện “sức khỏe” của doanh nghiệp

Bài viết đã trình bày tới bạn đọc chi tiết về khả năng thanh toán tức thời, cách xác định hệ số khả năng thanh toán tức thời và các lưu ý trong sử dụng hệ số này. Mời bạn đọc tiếp tục tham khảo các bài viết nội dung kế toán, tài chính, thuế chất lượng trên MISA AMIS.

Thay vì phải đợi kế toán tổng hợp số liệu để tính toán một cách thủ công, CEO/chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng các chỉ số tài chính của công ty nhờ Phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ đang được đánh giá rất cao hiện nay không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.

Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các chỉ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.

>> Xem thêm: Phần mềm kế toán hỗ trợ cung cấp những chỉ tiêu tài chính nào?

Những tính năng ưu việt của phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, BCTC và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Nguyễn Tuấn Dũng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả