Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp  Thanh khoản là gì ? Đánh giá tình hình thanh khoản như...

Thanh khoản là yếu tố cực kì quan trọng trong mỗi doanh nghiệp mà CEO, người làm chủ cần để ý để ý để đưa ra các giải pháp phù hợp tùy vào tình hình kinh tế thị trường. Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết nhất về thanh khoản là gì cũng như các chỉnh số đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp.

1. Thanh khoản là gì? 

Thanh khoản (tiếng Anh gọi là Liquidity) là mức độ lưu động của một tài sản hay sản phẩm bất kì có thể được mua vào bán ra mà giá trị thị trường của chúng không bị ảnh hưởng nhiều. Hiểu một cách khác, thuật ngữ thanh khoản dùng để chỉ khả năng một tài sản hay sản phẩm có thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Tính thanh khoản thể hiện được sự an toàn, linh hoạt của một thị trường/tài sản:

  • Nếu thị trường hoạt động hiệu quả và năng động thì tính thanh khoản sẽ cao
  • Tính thanh khoản của tài sản lưu động/ngắn hạn cao khi giá của nó trên thị trường ít bị biến động.

Ý nghĩa của thanh khoản trong doanh nghiệp:

Đối với doanh nghiệp, việc đánh giá tính thanh khoản không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác, nhà cung cấp mà còn giúp doanh nghiệp tự đánh giá được tình hình thanh toán hiện tại để kịp thời đưa ra phương án xử lý phù hợp. Một số ý nghĩa của tính thanh khoản với doanh nghiệp như;

  • Phát hiện nhanh chóng các vấn đề tiềm ẩn để đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời, nhất là trong khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Nhằm trả nợ đúng kỳ hạn, đảm bảo được uy tín trong mắt bên cho vay cũng như các nhà đầu tư.
  • Chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm được tình hình thanh khoản của doanh nghiệp để đưa ra hướng xử lý phù hợp, nhanh chóng để có được hướng xử lý tình hình tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp sẽ có các phương án quản trị phù hợp để tăng tính thanh khoản, tối ưu được nguồn tài chính. Điều này cực kỳ quan trọng, nó giúp nâng cao được dòng tiền linh hoạt (hay tính thanh khoản tăng) để tùy vào tình hình kinh tế, phát triển khi có cơ hội và đảm bảo nguồn tài chính, tiết kiệm nếu khó khăn.
Thanh khoản là yếu tố cực kì quan trọng mà các doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ.
Thanh khoản là yếu tố cực kì quan trọng mà các doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ.

2. Xếp loại tài sản theo ý nghĩa thanh khoản

Xếp lại từ cao đến thấp tính thanh khoản của các tài sản ngắn hạn/lưu động:

Tiền mặt luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, tích trữ, lưu thông nên nó có tính thanh khoản cao nhất. Trong khi đó, hàng tồn kho thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn như phân phối, tiêu thụ rồi mới chuyển thành khoản phải thu và một thời gian sau mới chuyển đổi được thành tiền mặt. Do đó, hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất.

Doanh nghiệp có thể đơn giản hóa công tác quản lý tài sản bằng MISA AMIS: Giúp kế toán dễ tra cứu tình hình sử dụng, số lượng tài sản; Nắm bắt tức thời tình trạng tài sản để sửa chữa, nâng cấp; Chuẩn hóa quy trình, đồng nhất thông tin tài sản giữa các bộ phận; Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian tác nghiệp, kiểm kê, kiểm đếm và lên báo cáo tình hình sử dụng tài sản. Tham khảo ngay MISA AMIS để công tác quản lý tài sản hiệu quả hơn.

3. Thanh khoản trong chứng khoán

3.1. Thanh khoản trong chứng khoán là gì, các rủi ro thường gặp

Hiểu đơn giản, thanh khoản trong chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Trên thực tế, tính thanh khoản của chứng khoán khá cao bởi lẽ nó có sẵn trong thị trường và mua đi bán lại dễ dàng. Đặc biệt, chứng khoán có khả năng cao giúp nguồn vốn đầu tư được phục hồi. Vốn dĩ có tính thanh khoản cao nên thị trường chứng khoán thường rất sôi động. 

Mặc dù tính thanh khoản cao nhưng thị trường này cũng có rủi ro nhất định. Một trong những rủi ro thanh khoản mà nhà đầu tư có thể gặp như sở hữu nhiều chứng khoán nhưng không thể bán ra, phải chịu lỗ theo ngày. Chính vì vậy để đề phòng rủi ro, các nhà đầu tư thường mua những loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.

3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chứng khoán

  • Tình hình phát triển của doanh nghiệp lời hay lỗ. Nếu doanh nghiệp phát triển hay còn gọi “ăn nên làm ra” thì tính thanh khoản cao. Tuy nhiên tính thanh khoản sẽ thấp nếu như doanh nghiệp đó kinh doanh không tốt.
  • Thanh khoản chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ quy định hay chính sách của nhà nước. Tính thanh khoản sẽ cao nếu các chính sách này ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế. Nếu chính sách làm thị trường chứng khoán lao dốc thì tình hình thanh khoản sẽ thấp. Bởi lẽ, lúc này mọi người sẽ mất niềm tin và không đầu tư vào chứng khoán.

Dù có tính thanh khoản cao nhưng chứng khoán cũng tiềm ẩn không ít rủi ro chính vì vậy các nhà đầu tư khi lựa chọn doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý để tránh những tổn thất có thể xảy ra.

4. Chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp

Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời còn được gọi với thuật ngữ khác là Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động…

Cách tính tỷ số thanh khoản hiện thời:

Tỷ số thanh khoản hiện thời (Hht) = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với tỷ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của tỷ số thanh khoản hiện thời:

Nếu tỷ số này thấp, đặc biệt nhỏ hơn 1, điều này thể hiện doanh nghiệp có khả năng trả nợ yếu. Nhất là những khoản nợ ngắn hạn, có thể tài chính doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn tiềm ẩn về việc thanh toán những khoản nợ này. 

Nếu tỉ số này cao, lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp đáp ứng được khả năng trả khoản nợ đến hạn cao. Doanh nghiệp có tỷ số thanh khoản hiện thời càng cao thì càng đảm bảo được khả năng chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số này quá cao chưa hẳn đã tốt. Bởi lẽ, có thể rơi vào trường hợp hàng tồn kho có quá hay sẽ dẫn tới việc lượng hàng tồn kho không thể bán ra chuyển hóa thành tiền nếu thị trường có biến động.

Tỷ số thanh khoản nhanh

Thuật ngữ khác thường được dùng như Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Tỷ lệ thanh toán nhanh… Tài sản có tính thanh khoản thấp như hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ khi tính tỷ số thanh khoản nhanh. 

Cách tính tỷ số thanh khoản nhanh (Hnh):

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn 

Nếu tỉ số này nhỏ hơn 0,5 thể hiện doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp, gặp khó khăn trong việc chi trả.

Nếu chỉ số nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1: Phản ánh doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, khả năng thanh toán tốt.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời hay còn được gọi là chỉ số thanh toán tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền… Tỷ số này thường được dùng để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Cách tính tỷ số khả năng thanh toán tức thời:

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời thường được dùng và đặc biệt hữu ích khi đánh giá khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp trong thời điểm khủng hoảng kinh tế. Đây là lúc mà các khoản phải thu khó thu hồi và hàng tồn kho không thể tiêu thụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng tỷ số này trong thời điểm kinh tế ổn định thì có thể xảy ra sai sót khi đo tính thanh khoản của một doanh nghiệp.

Chỉ số thanh khoản
Doanh nghiệp cần nắm rõ chỉ số thanh khoản để có biện pháp xử lý tức thời.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phản ánh độ dài thời gian một doanh nghiệp thu khoản phải thu, bán hàng tồn kho hay phải trả các khoản phải trả của mình.

Cách tính chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: 

CCC = ICP + RCP – PDP

Chi tiết:

CCC: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

ICP: kỳ chuyển đổi hàng tồn kho: ICP = Giá trị hàng tồn kho bình quân/Giá vốn hàng bán trung bình ngày.

RCP: kỳ thu tiền khách: RCP = Số dư bình quân nợ phải thu/Doanh thu trung bình ngày

PDP: Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp: PDP = Số dư bình quân nợ phải trả/Giá vốn hàng bán trung bình ngày.

=>> Xem thêm: 10 chỉ số tài chính cơ bản đánh giá toàn diện sức khỏe của doanh nghiệp.

5. Bẫy thanh khoản

Theo thuyết kinh tế học của Keynes, bẫy thanh khoản xảy ra khi tình huống lãi suất giảm quá thấp khiến mọi người có nhu cầu giữ tài sản dễ thanh toán mà không sinh lợi hay giữ tiền bạc hơn là tài sản sinh lợi khác hay trái phiếu. Trong trường hợp như vậy, mọi nỗ lực sử dụng chính sách tiền tệ với mục đích cắt giảm lãi suất sẽ đều không mang lại hiệu quả và dẫn tới hậu quả là mọi người giữ tiền ngày càng nhiều hơn. Chính sách tiền tệ trong trường hợp này được coi là bất lực bởi lãi suất không giảm, sản lượng, nhu cầu đầu tư, việc làm không tăng.

Keynes cho rằng, nếu kinh tế rơi vào bẫy thanh khoản thì cách để khuyến khích đầu tư duy nhất có thể làm đó là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu chính phủ để tăng tổng cầu, giúp niềm tin giới kinh doanh được cải thiện. Khi họ có triển vọng tốt đẹp về kinh tế trong tương lai thì sẽ có nhu cầu đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng chứng minh bẫy thanh khoản tồn tại.

Việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp là điều cực kỳ cần thiết. Thay vì phải trông đợi vào con số của kế toán khi làm thủ công, các doanh nghiệp thường lựa chọn phần mềm hỗ trợ để các chỉ số được cập nhật nhanh, chính xác. Đồng thời kế toán, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi chỉ số mọi lúc, mọi nơi để kịp thời đưa ra các kế hoạch thích hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, phần mềm kế toán MISA AMIS online được các doanh nghiệp tin dùng là trợ thủ đắc lực trong việc quản lý tài chính.

  • Giám đốc kiểm soát tức thì: Doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ, tồn kho … thông qua hệ thống biểu đồ đa dạng, đầy đủ.
  • Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tức thời nắm bắt được tình hình tài chính hiện tại và so sánh được với cùng kỳ của một hay nhiều năm trước.

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

Tác giả: Huyền Trang

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]