Đặt tên công ty theo phong thủy đảm bảo đúng luật

08/08/2023
5197

Mỗi một từ ngữ đều có thể tạo nên những rung động mạnh mẽ nhờ trường năng lượng phong thủy của chúng. Đặt tên công ty theo phong thủy có thể quyết định đến sự ấn tượng của khách hàng với doanh nghiệp và góp phần vào sự thành công trong kinh doanh. 

Đặt tên công ty theo phong thủy có thể dựa vào nhiều yếu tố như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, ngũ hành hay thần số học. Vậy đặt tên công ty theo phong thủy dựa vào những yếu tố này như thế nào? Hãy theo dõi các tiêu chí được MISA liệt kê dưới đây. 

>> Đọc thêm: Ứng dụng phong thủy trong kinh doanh

1. Cấu trúc đặt tên công ty đúng

Trước khi nắm được các tiêu chí đặt tên công ty theo phong thủy, bạn cần nắm được thông tin cơ bản về cấu trúc đặt tên công ty đúng. 

Luật doanh nghiệp 2020 quy định khi đặt tên công ty cần đảm bảo có đầy đủ 2 thành phần là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó phần tên riêng không được đặt trùng với công ty khác hoặc sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn, vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam. 

Tên công ty bao gồm có 2 thành phần: 

  • Loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần hay công ty TNHH hay Doanh nghiệp tư nhân)
  • Tên riêng: Tên riêng này có thể bao gồm một cụm từ được tạo thành bởi những phần như ngành nghề/lĩnh vực, địa danh, khu vực địa lý, tên chủ doanh nghiệp…

Do đó, tên riêng chính là thành phần để doanh nghiệp xem xét các yếu tố phong thủy. Vậy đặt tên công ty theo phong thủy cần căn cứ vào những yếu tố nào? Bạn hãy theo dõi những nội dung dưới đây để tìm hiểu. 

? Tải miễn phí Ebook:
Phong thủy trong kinh doanh, nguyên tắc thịnh vượng đẩy doanh số

2. Đặt tên công ty theo tuổi và ngũ hành

5 yếu tố ngũ hành trong phong thủy - nguồn: Pinterest
5 yếu tố ngũ hành trong phong thủy – nguồn: Pinterest

Theo thuyết ngũ hành, vạn vật sinh sôi và phát triển dựa vào 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây là 5 yếu tố có liên quan mật thiết đến phong thủy nói chung và phong thủy trong đặt tên công ty nói riêng. Theo đó, mỗi người sinh ra đều có một sinh mệnh thuộc 5 yếu tố ngũ hành và có mối quan hệ tương sinh tương khắc với các yếu tố còn lại. Ví dụ người mệnh Thủy sẽ có mối quan hệ tương sinh với mệnh Kim nhưng lại tương khắc với mệnh Thổ. 

Khi đặt tên công ty theo ngũ hành, các nhà phong thủy sẽ căn cứ vào sinh mệnh của chủ doanh nghiệp và các mối quan hệ tương sinh tương khắc để từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn. 

2.1 Đặt tên công ty theo phong thủy mệnh Kim

Chủ doanh nghiệp thuộc mệnh Kim thì khi đặt tên công ty cần lưu ý đến các tiêu chí như số ký tự hoặc các chữ cái. 

Người mệnh Kim tương sinh với các con số 2,5,6,7,8. Vì vậy khi đặt tên công ty bạn có thể chọn các từ ngữ có tổng số ký tự là 2, 5, 6, 7 hoặc 8 chữ Ngoài ra, đặt tên công ty cho chủ doanh nghiệp thuộc mệnh Kim có thể chọn các chữ bắt đầu bằng các phụ âm như C, Q, R, S, X, Z. 

Chưa biết đặt tên công ty như nào đúng phong thủy để việc kinh doanh được thuận lợi?Tải Ebook: Phong thủy trong kinh doanh - Nguyên tắc thịnh vượng, đẩy doanh số

2.2 Đặt tên công ty theo mệnh Mộc 

Các con số 3,4 rất thích hợp với người mệnh Mộc. Chủ công ty thuộc mệnh mộc có thể chọn những từ có 3 hoặc 4 ký tự để đặt tên riêng cho công ty. Ngoài ra việc chọn những tên có chữ cái bắt đầu bằng G, K cũng là sự lựa chọn phù hợp với người mệnh Mộc. 

Thêm một gợi ý cách đặt tên công ty theo mệnh Mộc là bạn có thể chọn những từ ngữ mang hình tượng cỏ cây hoa lá. Ví dụ như Hoa Hướng Dương, Bách Tùng, Phi Lao… là những tên của các loài hoa, cây vừa hay lại có ý nghĩa tốt đẹp. 

2.3 Đặt tên công ty theo mệnh Thủy 

Với mệnh Thủy, khi đặt tên công ty nên lựa chọn những từ ngữ mềm mại, nhẹ nhàng gắn liền với sông, biển hồ để gần với biểu tượng của mệnh Thủy. Ví dụ như Đại Dương, Sơn Lâm…hoặc tên các con sông tại khu vực công ty kinh doanh và hoạt động. 

Ngoài ra, theo phong thủy các con số như 1, 4, 6 cũng rất hợp với người mệnh Thủy. Khi chọn tên riêng cho công ty nên hướng tới những tên có tổng số từ tương ứng với các chữ số trên. 

2.4 Đặt tên công ty cho chủ doanh nghiệp thuộc mệnh Hỏa

Nếu chủ doanh nghiệp thuộc mệnh Hỏa tên công ty có thể chọn những từ ngữ liên quan đến lửa, ánh sáng và có số ký tự trong tên riêng là 3, 4 hoặc 9. Đây là những con số may mắn của người mệnh Hỏa.

? Tải miễn phí Ebook:
Cách đặt tên công ty cho chủ doanh nghiệp mệnh Hỏa

2.5 Đặt tên công ty cho chủ doanh nghiệp thuộc mệnh Thổ

Tên công ty cho người mệnh Thổ có thể lấy cảm hứng từ thiên nhiên như Đại Dương, Rừng Xanh… Các con số 2,5,8 hoặc 9 là những con số may mắn của người mệnh Thổ nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn từ ngữ có tổng số ký tự là 2, 5, 8 hoặc 9.

3. Đặt tên công ty theo thần số học

Đặt tên công ty theo thần số học là quá trình nghiên cứu những con số để đưa ra được cái tên phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và người chủ của doanh nghiệp. Hãy cùng MISA tìm hiểu cách đặt tên công ty theo thần số học trong những nội dung dưới đây. 

3.1 Thần số học là gì? 

Thần số học là một bộ môn khoa học nghiên cứu những con số và sự kết nối giữa chúng với con người hay các sự vật, sự việc. Theo thần số học, mỗi con số đều có một trường năng lượng riêng và mọi thứ trên thế giới đều được tạo thành từ các con số và có thể được quy về một giá trị số.

Những con số có ảnh hưởng lớn đến các quyết định và cuộc sống của con người. Từ đó, tác động đến thành công hay may mắn của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, giữa thần số học và đặt tên công ty theo phòng thủy có mối liên hệ sâu sắc.

3.2 Cách sử dụng thần số học để đặt tên công ty theo phong thủy

3.2.1 Sử dụng biểu thức Pitago để đặt tên công ty

Pythagoras là nhà toán học nổi tiếng bị mê hoặc bởi những con số. Ông đã đưa ra định lý về cách những con số ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Max Healthcare 851283195

Bảng chữ cái thần số học theo phương pháp Pythagoras - Nguồn: Pinterest
Bảng chữ cái thần số học theo phương pháp Pythagoras – Nguồn: Pinterest

Theo đó, mỗi chữ cái sẽ tượng trưng cho một chữ số. Vậy làm sao để biết tên của một thương hiệu tượng trưng cho chữ số nào. Theo đó, công thức tính theo phương pháp Pythagoras sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Đây là phương pháp  sử dụng biểu thức cộng tổng các chữ số lại cho đến khi chỉ còn một chữ số cuối cùng. 

Ví dụ, theo phương pháp Pythagoras, tên thương hiệu Apple sẽ có số biểu thức: 1+7+7+3+5 = 23

Tiếp tục thêm các số để đạt được một số có một chữ số, chúng ta nhận được 2 + 3 = 5.

3.2.2 Sử dụng phương pháp Chaldean

Hệ thống chữ số Chaldean được thành lập bởi người Babylon cổ đại. Mỗi chữ cái sẽ tượng trưng cho một chữ số nhất định (trong đó 1 chữ số có thể tượng trưng cho nhiều chữ cái khác nhau)

Bảng chữ cái thần số học theo phương pháp Chaldean - Nguồn: Lịch ngày tốt
Bảng chữ cái thần số học theo phương pháp Chaldean – Nguồn: Lịch ngày tốt

Tương tự như phương pháp Pythagoras, phương pháp Chaldean cũng sử dụng biểu thức cộng tổng các chữ số (tượng trưng cho mỗi chữ cái trong tên công ty) để ra được con số biểu tượng của tên công ty. 

Ví dụ, tên Apple sẽ có số biểu thức: 1+8+8+3+5 = 25

Tiếp tục thêm các số để đạt được một số có một chữ số, chúng ta nhận được 2 + 5 = 7.

Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp là trong khi phương pháp Pythagoras gán các số cho bảng chữ cái theo số đếm từ 1-9, thì phương pháp Chaldean quan niệm rằng ‘số 9’ là một số biến đổi nên chỉ sử dụng các số đếm từ 1 – 8. 

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự do lựa chọn hai phương pháp trên để ứng dụng thần số học trong đặt tên công ty. 

? Tải miễn phí Ebook:
Cách đặt tên công ty theo thần số học


3.2.3 Ý nghĩa của mỗi con số trong thần số học 

Trong thần số học, mỗi con số đều có ý nghĩa riêng và tượng trưng cho những đặc điểm, hình thái khác nhau. 

  • Số 1 – chữ số tượng trưng cho vị trí đứng đầu về mọi mặt.  Số 1 được coi là một con số tốt lành trong thế giới số học. Nó được cho là con số đại diện cho những nhà lãnh đạo, nhà đổi mới, người tiên phong và nhà thám hiểm. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng nên chọn tên tượng trưng cho chữ số 1 trong thần số học. Nếu như năng lực hiện tại của doanh nghiệp chưa đủ mạnh mẽ để đứng đầu hãy cân nhắc lựa chọn những con số khác. 

Ví dụ Microsoft là một thương hiệu biểu trưng cho số 1 trong thần số học. Không thể phủ nhận đây là tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới ở thời điểm hiện tại. 

(Biểu thức của Microsoft xét theo phương pháp Pythagoras là: 4+9+3+9+6+1+6+6+2= 46 

Tiếp tục cộng tổng của kết quả trên ta được con số cuối cùng đại diện cho Microsoft là 1.

  • Số 2: Con số này nói về tinh thần đồng đội, sự đồng hành, mối quan hệ và sự hài hòa. Nếu công việc kinh doanh của bạn liên quan đến các mối quan hệ, hôn nhân, trị liệu hoặc huấn luyện, thì con số này có thể mang lại lợi ích cho bạn.
  • Số 3: Đây là con số thể hiện cho tính cá nhân, sự sáng tạo và nghệ thuật giao tiếp. 
  • Số 4: Đây là con số tượng trưng cho tính nguyên tắc, tỉ mỷ. Bất kỳ công việc kinh doanh nào liên quan đến nhà cửa, xây dựng hoặc kiến ​​trúc đều phát đạt với cái tên có biểu thức số 4. Hơn nữa, sự rung động mạnh mẽ của con số này cho phép bạn hoàn thành công việc của mình một cách có tổ chức. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp nào có số biểu thức là 4 đều liên quan đến việc tuân theo các phương pháp và thông lệ đã đặt như sổ sách kế toán, tài chính và bảo hiểm.
  • Số 5: Một và 5 là hai con số được doanh nghiệp yêu thích nhất. Năm là con số vui vẻ, phiêu lưu và tự do. Vì vậy, con số này sẽ thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh trong mảng vận chuyển, du lịch hay sáng tạo. 

Ví dụ: trang web du lịch nổi tiếng Goibibo – Ứng dụng du lịch lớn thứ 2 của Ấn Độ, cùng với WeWork và Canva, có biểu thức số 5. 

(Biểu thức của Canva xét theo phương pháp Pythagoras là: 3+1+5+4+1= 14

Tiếp tục cộng tổng con số cuối ta được con số đại diện cho Canva trong thần số học là 5

  • Số 6: Đây là con số của sự hàn gắn, gia đình và hòa thuận. Con số này tốt cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến sức khỏe, thuốc men, gia đình, nhà hàng hoặc các sản phẩm liên quan đến gia đình. 
  • Số 7: Tò mò, tâm linh và nội tâm là ba từ mạnh mẽ mà bạn có thể liên tưởng đến con số này. Google và Amazon là những tập đoàn có con số biểu thức là 7. 
  • Số 8: Số 8 là số dư. Đây là một trong những con số mạnh mẽ nhất và thu hút năng lượng cao. Đó là số sao Thổ, được coi là một hành tinh rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, con số này nên được lựa chọn cẩn thận một chút vì nó có thể tạo ra hoặc phá vỡ vận may của bạn.

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến pháp lý, tài chính và các dịch vụ liên quan đến đầu tư đều nên phát triển với tên này. Một số ví dụ thành công với con số này là Citigroup (Đế chế tài chính lớn nhất thế giới) và Morgan Stanley – Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới nên tránh những tên có biểu thức số 8. Số 8 được cho là có liên quan đến mức độ rủi ro cao, điều không được khuyến khích cho một doanh nghiệp mới. 

  • Số 9: Con số này tượng trưng cho lòng từ thiện, chủ nghĩa lý tưởng và sự chuyển đổi hoàn toàn. Nó thường được gọi là ‘số 9 thần thánh’. Con số này phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cộng đồng, gây quỹ, các Doanh nghiệp xã hội.

MISA tặng bạn cuốn Ebook Phong thủy trong kinh doanh Nguyên tắc thịnh vượng đẩy doanh số (Nhấn vào ảnh để tải ebook miễn phí)

4. Đặt tên công ty theo ngành nghề

Bên cạnh các yếu tố như ngũ hành, thần số học thì tiêu chí đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh lại rất thực tế. Nó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ công ty bạn đang bán sản phẩm dịch vụ gì ngay từ cái tên. Tuy nhiên, đặt tên công ty theo ngành nghề chỉ phù hợp với những doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 – 2 sản phẩm dịch vụ. Dưới đây là một số gợi ý đặt tên công ty cho các lĩnh vực kinh doanh phổ biến. 

4.1 Gợi ý đặt tên công ty bất động sản

Công ty bất động sản có thể tham khảo công thức đặt tên sau: 

Tên loại hình doanh nghiệp + bất động sản/nhà đất + Tên riêng 

Với tên riêng của tên công ty bất động sản, bạn có thể lựa chọn một trong những tiêu chí đặt tên công ty theo phong thủy như đã giới thiệu ở trên. Ngoài ra bạn có thể dựa vào các gợi ý như Địa danh, khu vực (huyện/tỉnh/thành phố) nơi doanh nghiệp hoạt động để tìm và chọn tên riêng cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 

 Ví dụ: 

  • Công ty cổ phần Bất động sản Đất xanh miền Bắc. Đây là tên công ty mà tên riêng được kết hợp bởi 3 thành phần: Lĩnh vực kinh doanh, từ ngữ tự do (Đất xanh), khu vực địa lý (Miền Bắc) 
  • Công ty cổ phần Bất động sản Thanh Hóa. Đây là ví dụ tên riêng kết hợp bởi 2 thành phần: Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý. 

Đa số các doanh nghiệp bất động sản thường gắn tên doanh nghiệp với khu vực địa lý – nơi doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh để vừa góp phần định vị lại tạo sự uy tín cho thương hiệu

4.2 Đặt tên công ty xây dựng 

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng thường đưa lĩnh vực xây dựng của mình vào trong tên công ty để dễ dàng nhận dạng. 

Ví dụ: 

  • Công ty Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Tiến Thịnh Phát
  • Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Kế Đầu Tư Xây Dựng Gia Thịnh
  • Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Và Xây Dựng BetaViet
  • Công Ty TNHH Xây Dựng Mạnh Hùng

4.3 Đặt tên công ty du lịch

Ngày nay các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch thường lấy tên gắn liền với thị trường du lịch mà doanh nghiệp khai thác để dễ dàng nhận diện. Ví dụ: 

  • Công ty TNHH MTV du lịch lữ hành SaiGonTourist 
  • Công ty Lữ hành HanoiTourist – Tổng công ty du lịch Hà Nội

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn kết hợp với hậu tố -travel để tạo ấn tượng với giới trẻ ngày nay. Ví dụ như Viettravel, SaiGon Star Travel, Công Ty Tnhh Lữ Hành Duyên Việt – Vietcharm Travel

4.4 Đặt công ty về giáo dục hay

Cách đặt tên công ty về giáo dục vừa tạo ấn tượng lại đúng phong thủy nên sử dụng những tên riêng liên quan đến tinh thần học tập, phương pháp giáo dục để tạo sự ấn tượng và cảm xúc tích cực. 

Ví dụ: 

  • Công ty cổ phần Giáo Dục Topica English
  • Công ty cổ phần giáo dục Educa Corporation
  • Công Ty TNHH Nghiên Cứu Giáo Dục Và Phát Triển Cộng Đồng Lime Hà Nội
  • Công Ty TNHH Tư Vấn Đào Tạo Hướng Nghiệp Việt Âu

4.5 Đặt tên công ty xuất nhập khẩu

Lưu ý khi đặt tên công ty xuất nhập khẩu nâng tránh từ “thương mại”. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có hơi e ngại trong việc hợp tác với các trung gian thương mại. 

Khác với tên công ty kinh doanh các lĩnh vực khác, công ty kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu nên đặt tên công ty theo tiếng Anh trước sau đó mới dịch nghĩa ra tiếng Việt để tránh việc dịch Việt – Anh sẽ khiến tên công ty trở lên tối nghĩa và thiếu đồng nhất. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nên lưu ý khi đặt tên công ty theo tên riêng (tên người chủ doanh nghiệp). Vì khi giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài, tên riêng sẽ khó tạo được ấn tượng hay khiến họ ghi nhớ. Thay vào đó,các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này có thể tham khảo những cái tên được lựa chọn từ những từ có ý nghĩa tích cực, tươi sáng trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. 

Ví dụ: 

  • Công ty cổ phần Ánh Dương 
  • Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tia sáng

4.6 Đặt tên khách sạn theo phong thủy

Đặt tên khách sạn theo phong thủy nên lựa chọn theo mệnh của người đứng đầu để tìm ra những tên riêng vừa có ý nghĩa lại thu hút được trường năng lượng tích cực. 

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn tên khách sạn theo tên địa danh hoặc điểm du lịch nổi tiếng nơi đặt khách sạn. Tuy nhiên, nếu đặt tên theo cách này cần tìm hiểu xem có trùng với những khách sạn khác trong cùng khu vực hay không. 

Ví dụ: 

  • Sapa Hotel 
  • Sài Gòn Hotel

4.7 Cách đặt tên công ty nội thất

Hầu hết các công ty kinh doanh lĩnh vực nội thất đều đưa tên ngành nghề kinh doanh vào trong tên công ty. Ví dụ Công ty cổ phần Nội thất Homesetting, Công ty cổ phần nội thất Hưng Thịnh. 

Với phần tên riêng sau cùng, bạn có thể chọn giữa tiêu chí tên của người đứng đầu công ty hoặc những tên riêng có ý nghĩa về không gian sống đẹp, chất lượng. Ví dụ: 

  • Công ty TNHH TM&DV Nhà Đẹp 
  • Công ty thiết kế nội thất MoreHome

5. 10 ý tưởng đặt tên công ty hay và ý nghĩa 

Để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những lựa chọn tên công ty hay và ý nghĩa, bạn có thể tham khảo 10 gợi ý sau đây: 

  • Đặt tên công ty bằng những từ có ý nghĩa phát triển, hưng thịnh: Ví dụ những từ như Hy vọng, Đại phát, Tài Lộc, Hưng Thịnh
  • Đặt tên công ty theo tên riêng: Sử dụng tên riêng của chủ doanh nghiệp hoặc con trai của chủ doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương)
  • Đặt tên công ty theo địa danh: Ý tưởng này thường sử dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ví dụ: Công ty Bất động sản Sài Gòn, Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn…
  • Đặt tên công ty theo ngành nghề. Ý tưởng đặt tên này thường đưa tên ngành nghề kinh doanh và tên công ty. Tuy nhiên cần kết hợp với những thành phần tên riêng khác (theo một trong các gợi ý trên như tên chủ doanh nghiệp…) để tránh trùng lặp với các doanh nghiệp khác
  • Đặt tên công ty bằng tên của những loài sinh vật may mắn, mạnh mẽ. Ví dụ như Rồng Xanh, Kiến Vàng. 
  • Đặt tên công ty bằng những con số. Nhiều công ty lấy biển số xe nơi công ty kinh doanh để đặt tên cho công ty. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp những con số mang ý nghĩa may mắn. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 (79 là biển số xe của Tỉnh Khánh Hòa – đây là doanh nghiệp xây dựng hoạt động tại Tp Nha Trang) 
  • Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ thiên nhiên ví dụ như Đại Dương, Trăng sáng, Ánh Dương..
  • Đặt tên công ty bằng từ tiếng Anh: Lựa chọn những từ Tiếng Anh liên quan đến ngành nghề hoặc mang ý nghĩa tích cực, tươi sáng để đặt tên công ty sẽ mang tới cảm giác năng động và giúp bạn dễ dàng trong giao dịch với đối tác nước ngoài. Ví dụ:Công ty Dream Viet Education – Kyna For Kids
  • Đặt tên công ty bằng từ viết tắt. Ví dụ tên của thương hiệu bán đồ nội thất nổi tiếng thế giới IKEA. IKEA được tạo ra từ một từ viết tắt gồm các chữ cái đầu của tên người sáng lập và cả chữ cái đầu của Elmtaryd, nơi gia đình ông sinh ra, cùng với làng Agunnaryd gần đó (quê hương của ông ở Småland, miền nam Thụy Điển).
  • Đặt tên công ty bằng cách kết hợp các từ ngữ tiếng Anh với nhau. Điển hình là các công ty kinh doanh du lịch như Công ty Cổ phần Vietnam Booking.

6. Phần mềm đặt tên công ty

Ngày nay bạn có thể nhận được nhiều sự trợ giúp từ công nghệ khi muốn gợi ý đặt tên công ty theo phong thủy hoặc những tên ý nghĩa, dễ nhớ và ấn tượng. Cách thức hoạt động của các phần mềm này là bạn cung cấp dữ liệu từ khóa, phần mềm sẽ tổng hợp và đưa ra những tên, cụm từ hay và phù hợp với những từ khóa đó. 

Tuy nhiên, những phần mềm này phần lớn được phát triển bởi những công ty công nghệ nước ngoài nên phần lớn ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, vì vậy bạn hãy chuẩn bị những từ khóa bằng tiếng Anh trước khi sử dụng.

6.1 Phần mềm đặt tên công ty Wordoid

Đây là phần mềm đưa ra cho bạn những cái tên rất sáng tạo và thú vị. Đặc biệt phần mềm này bạn có thể sử dụng miễn phí. 

Website: https://wordoid.com/

6.2 Phần mềm đặt tên công ty NameStation

Khi bạn nhập một từ khóa hay một brandname bằng phần mềm NameStation sẽ đưa ra những gợi ý domain hoặc cụm từ với ý nghĩa tương tự và gần giống với từ khóa hay brandname đó để bạn lựa chọn.  NameStation sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn hoặc sẽ có được tên thay thế khi tên công ty bạn thích đã được công ty khác lựa chọn. 

Thử nghiệm sử dụng phần mềm này tại https://www.namestation.com/

6.3 Phần mềm đặt tên công ty Dot-o-mator

Nếu như bạn đang cần một phần mềm đặt tên công ty thông minh và chuyên nghiệp thì Dot-o-mator là một sự lựa chọn hoàn hảo. Với kho từ vựng vô cùng phong phú cùng với tính năng tìm kiếm và chọn lọc thông minh, Dot-o-martor sẽ đưa ra cho bạn vô vàn ý tưởng tên công ty phù hợp với những yêu cầu của bạn. Bạn có thể trải nghiệm phần mềm này tại website https://www.dotomator.com/

6.4 Phần mềm đặt tên công ty Shopify

Shopify là phần mềm có thể tích hợp nhiều từ khóa để đưa ra được những cái tên thương hiệu rất sáng tạo và phù hợp. Bên cạnh gợi ý tên công ty, Shopify còn có các tính năng trả phí khác như hỗ trợ quản lý khách hàng, marketing, sản phẩm. 

Kết luận 

Có nhiều tiêu chí có thể được áp dụng để đặt tên công ty theo phong thủy. Bạn có thể lựa chọn kết hợp các tiêu chí và công cụ được trình bày, phân tích trong bài viết để áp dụng khi đặt tên. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố phong thủy, bạn cũng cần ưu tiên các tiêu chí như sự đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ, phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề hay khách hàng để đưa ra được tên công ty dễ dàng khắc sâu trong tâm trí khách hàng. 


MISA AMIS CRM – Giải pháp quản lý tích hợp Kênh phân phối và Bán hàng DMS + CRM 2 trong 1

Giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhờ Khai thác tối đa data khách hàng, Tăng năng suất nhân viên & Tối ưu quy trình. Đầy đủ tính năng:

  • Quản lý data khách hàng
  • Quản lý đội ngũ sale
  • Quản lý kênh phân phối
  • Quản lý khuyến mại tích điểm
  • Quản lý tồn kho, công nợ, đơn hàng
  • Tối ưu quy trình kinh doanh
  • Xử lý báo cáo kinh doanh đa chiều
  • Quản lý bảo trì bảo hành

phần mềm dms amis

Dùng thử ngay MISA AMIS CRM

Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA (MIBI), để cập nhật các thông tin hữu ích mời anh/chị truy cập kho tài nguyên miễn phí về Khóa học/Video/Ebook tại Viện đổi mới doanh nghiệp MISA.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả