Kiến thức Thay đổi văn hóa doanh nghiệp – Thích nghi để phát triển

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là quá trình không thể thiếu trong quá trình doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích cải tiến, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, năng suất hơn.

I. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị, niềm tin, đạo đức và thái độ đặc trưng của một tổ chức và hướng dẫn những hoạt động của nó.

Ở một mức độ nào đó, văn hóa của một tổ chức có thể được trình bày rõ ràng trong tuyên bố sứ mệnh hoặc tuyên bố tầm nhìn. 

Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp bao gồm môi trường vật chất của tổ chức, thực tiễn quản lý nguồn nhân lực và thói quen làm việc của nhân viên. 

Một nền văn hóa doanh nghiệp phản ánh nền văn hóa rộng lớn hơn thường thành công hơn một nền văn hóa trái ngược với nó. 

Tuy nhiên, một số tổ chức tạo ra các nền văn hóa độc đáo phá vỡ các chuẩn mực nhất định và các phương pháp hay nhất được mong đợi, một động thái có thể xác định tổ chức là người tiên phong và giúp họ thành công trên thị trường.

Tất cả các tổ chức, dù là công ty vì lợi nhuận hay tổ chức phi lợi nhuận hay thậm chí là cơ quan chính phủ, đều có ý thức về bản thân có thể gọi là văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp đôi khi được gọi là văn hóa tổ chức hoặc văn hóa công ty.

Văn hóa doanh nghiệp đôi khi cũng được coi là đồng nghĩa với văn hóa nơi làm việc. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân loại văn hóa nơi làm việc như một ý tưởng riêng biệt mô tả cụ thể và thu hẹp các điều kiện mà nhân viên tiến hành công việc của họ — cái được gọi một phần là trải nghiệm của nhân viên. Theo quan điểm này, điều kiện làm việc được hình thành và cuối cùng củng cố văn hóa doanh nghiệp tổng thể.

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay đổi giá trị, niềm tin, đạo đức và thái độ đặc trưng của một tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của nó.

Thay đổi văn hóa còn có thể hiểu là củng cố, phát triển vấn đề về văn hóa của doanh nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu chung được đề ra. Đây cũng là cách để doanh nghiệp phát triển hơn.

Tải ngay ebook: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ TĂNG TRƯỞNG GẤP 4 LẦN – HƯỚNG DẪN CHI TIẾT DÀNH CHO CEO

Lần đầu tiên, CEO & Manager có thể đánh giá và nâng cấp văn hóa doanh nghiệp – Có kết quả ngay!

1. Tại sao phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Quá trình thay đổi rất phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng, thời gian, công sức rất lớn. Mọi thành viên trong doanh nghiệp cần thay đổi, từ lãnh đạo của doanh nghiệp – với vai trò người khởi xướng. Do đó, đây là quá trình vô cùng khó khăn và mệt mỏi đối với mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng có thể gặp nhiều thách thức như: 

  • Sự sáp nhập hoặc tách ra của các tổ chức không có điểm chung về mặt văn hóa; 
  • Dịch bệnh Covid dẫn đến suy giảm kinh tế của doanh nghiệp; 
  • Thay đổi lĩnh vực kinh doanh; 
  • Khủng hoảng, chuyển đổi số; 

Việc đã quá quen với văn hóa doanh nghiệp hiện tại đã khiến cho thành viên của doanh nghiệp ngại thay đổi những cái mới hình thành nên tâm lý ngại thay đổi. Tuy nhiên, trong thời kỳ phát triển hiện nay, doanh nghiệp cũng giống như con người, cần phải thay đổi để có thể tồn tại. Doanh nghiệp có thể giữ những giá trị cốt lõi của mình nhưng cũng cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

2. Khi nào chúng ta cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển trở lại sau khoảng thời gian bị trì trệ, không có sức cạnh tranh trên thị trường.

Một nhà quản trị sẽ biết được nên thay đổi khi nào dựa vào những yếu tố:

  • Sáp nhập doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp vào với nhau, cần phải xây dựng một nền văn hóa chung cho doanh nghiệp mới được sáp nhập nhằm tạo nên sự phát triển, hòa hợp.
  • Chuyển đổi sang lĩnh vực mới: Ở lĩnh vực khác nhau, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ khác nhau. Nếu doanh nghiệp chuyển đổi sang lĩnh vực khác, mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để phù hợp hơn.
  • Văn hóa lỗi thời: Doanh nghiệp hoạt động lâu năm với văn hóa lỗi thời, trì trệ, nhân sự làm việc thiếu năng suất, môi trường làm việc thiếu sự sáng tạo,…cần phải có sự thay đổi về văn hóa.

II. Nguyên tắc cần phải biết nếu muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo với nhiệm vụ là người khởi xướng, đưa ra định hướng, là một trong những người đầu tiên cần thực hiện thay đổi để thúc đẩy, nâng cao tinh thần các thành viên.

Ngoài ra, việc thay đổi cũng liên quan nhiều đến tâm lý nhân viên, do đó, không dễ để thay đổi trong thời gian ngắn mà cần phải có thời gian dài để chuẩn bị, thông báo đến tất cả mọi người. Thời gian ngắn nhất để doanh nghiệp có thể thay đổi là 1 năm, nhiều thì có thể cần khoảng 3-5 năm. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải kiên trì trong quá trình thực hiện. 

Một trong những điều mà doanh nghiệp quan tâm là lựa chọn kênh truyền thông. Kênh truyền thông nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin một cách dễ dàng đến với mọi người, đồng thời tăng tính gắn bó với tất cả các thành viên của doanh nghiệp.

III. Cách thức để thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Có thể sử dụng một số cách thức như sau để thay đổi văn hóa doanh nghiệp:

  • Tinh thần tự nguyện: Các nhà lãnh đạo cần phải khơi gợi tinh thần tự nguyện, đồng ý thay đổi văn hóa doanh nghiệp ở các thành viên trong công ty thay vì áp đặt tư tưởng bắt buộc. Phải cho mọi người thấy được vấn đề rằng phải thay đổi thì mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
  • Thay đổi những vị trí có tầm ảnh hưởng lớn: Quản lý là vị trí có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hóa doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi tổ chức. Do đó, các nhà lãnh đạo có thể thay đổi vị trí quản lý bằng những người mới nhằm thay đổi cách làm việc, tạo ra môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
  • Sử dụng công nghệ: Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động của mình. Công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại đòi hỏi các nhân viên cần phải thay đổi, đổi mới phương thức làm việc để đạt hiệu suất cao hơn trong công việc. 

MISA AMIS Mạng xã hội là công cụ giúp lãnh đạo trực tiếp truyền thông chủ trương, chính sách, kiến thức mới nhanh chóng, kịp thời và nhất quán, không phụ thuộc và không gian, thời gian. Giúp việc chuyển đổi mô hình văn hóa doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Dùng ngay miễn phí

IV. Ví dụ các doanh nghiệp thay đổi văn hóa thành công

Các công ty đã được công nhận vì đã nói rõ loại văn hóa mà họ muốn và sau đó xây dựng theo những mục tiêu đó bao gồm những điều sau đây.

Google, công ty cho rằng việc tập trung vào một môi trường hợp tác, vui vẻ đã giúp nó phát triển thành gã khổng lồ công nghệ như ngày nay.

Ikea, nhà bán lẻ đồ nội thất và đồ gia dụng của Thụy Điển, có văn hóa doanh nghiệp về sự bình đẳng và hòa nhập, điều đó đã giúp hãng tạo dựng được danh tiếng đối với các khách hàng.

SpaceX, chấp nhận văn hóa đầy tham vọng, táo bạo của mình nhưng bị mọi người xem là liều lĩnh, cũng nhờ đó mà doanh nghiệp đã có người lái thành công vào năm 2020 tới Trạm vũ trụ quốc tế.

Zappos, đã trở nên nổi tiếng với 2 khẩu hiệu “được cung cấp bởi dịch vụ” và “mang lại hạnh phúc”. Nó cũng được biết đến với việc sử dụng một triết lý quản lý mở được gọi là Holacracy.

V. Kết luận

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là việc làm tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các nguyên tắc và cách thức để thay đổi nền văn hóa một cách dễ dàng nhất. Và trên hết, doanh nghiệp cần phải kiên trì vì quá trình thay đổi là quá trình vô cùng khó khăn và tốn kém.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]