Quản lý - điều hành Giao tiếp nội bộ & văn hóa doanh nghiệp Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chú trọng đến việc gắn kết và phát triển về mặt con người. Điều này dẫn đến nội bộ thiếu đoàn kết và gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Vì vậy, cần chú trọng đến các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp để có môi trường văn hóa lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển.

các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để có thể đạt được mục tiêu phát triển chung

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có quan trọng không?

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của các quan niệm, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức sản xuất, chính sách… và các giá trị chung của doanh nghiệp được các nhân viên chấp nhận và noi theo.

Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động, khách hàng vẫn luôn được lấy làm mục tiêu hàng đầu. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình là cách giúp khách hàng có thể “nhận diện” được doanh nghiệp trong muôn vàn các công ty lớn nhỏ cùng kinh doanh một dòng sản phẩm.

Hơn nữa, chỉ khi biết cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các thành viên trong một tổ chức mới gắn kết được với nhau, hiểu vấn đề, đánh giá và định hướng hành động, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung đã đặt ra. Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần điều phối và kiểm soát các hành vi cá nhân tuân thủ theo những chừng mực nhất định, tránh được tình trạng “chơi xấu” nhau thường diễn ra ở môi trường công sở.

Môi trường văn hóa lành mạnh sẽ tránh được tình trạng chảy máu chất xám

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty còn tạo cho nhân viên động lực làm việc. Ngoài lương và thu nhập là yếu tố chính thì môi trường văn hóa của công ty cũng quyết định đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Rất nhiều người đã sẵn sàng đánh đổi và chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc trong môi trường hòa đồng, lành mạnh, thoải mái và được tôn trọng. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng “chảy máu chất xám”, giữ chân được người hiền tài. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp với văn hóa vững chắc sẽ có SỰ TĂNG TRƯỞNG VỀ DOANH THU GẤP 4 LẦN so với doanh nghiệp có nền văn hóa yếu” – Harvard Business Review. Một văn hóa doanh nghiệp thông minh và chuyên nghiệp không chỉ thu hút nhân tài mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ trung thành và hiệu quả cao.

 

Đăng ký ngay để nhận Ebook: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ TĂNG TRƯỞNG GẤP 4 LẦN – HƯỚNG DẪN CHI TIẾT DÀNH CHO CEO

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

các dạng văn hóa doanh nghiệp khác nhau như văn hóa gia đình, văn hóa Eiffel, Văn hóa theo kiểu tên lửa…Nhưng hầu hết tất cả đều được xây dựng theo các bước cơ bản dưới đây:

  1. Tìm hiểu môi trường và chiến lược doanh nghiệp trong tương lai: Cần xem xét các yếu tố có thể làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai như hoạt động tài chính, nguồn nhân lực, marketing… để quyết định chiến lược đầu tư.
  2. Xác định giá trị cốt lõi: là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và là tiêu chuẩn để căn chỉnh các hành vi và đạt được tầm nhìn của doanh nghiệp.
  3. Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp sẽ vươn tới: Việc xây dựng tầm nhìn sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định được bức tranh tổng thể cho tương lai.
các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng tầm nhìn là bước đi cần thiết trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
  1. Đánh giá thực trạng văn hóa hiện tại và xác định yếu tố văn hóa nào cần thay đổi: Chỉ khi dựa vào khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp mới có thể đánh giá khách quan thực trạng văn hóa của mình.
  2. Thu hẹp khoảng cách giữa những gì đang có và những gì doanh nghiệp mong muốn: Dựa vào 4 tiêu chí như phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử để xác định và thu hẹp khoảng cách này.
  3. Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa: Đây cũng là người trực tiếp đưa ra và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên cùng tin tưởng và nỗ lực chung tay xây dựng văn hóa.
  4. Kế hoạch hành động: Trong bản kế hoạch, cần đưa ra những yếu tố được ưu tiên, những vấn đề cần nỗ lực, các nguồn lực và thời hạn cụ thể để hoàn thành.
  5. Tạo động lực cho sự thay đổi: Truyền đạt cho nhân viên hiểu rằng, thay đổi văn hóa doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến đời sống của họ. Nhưng là ảnh hưởng theo chiều hướng tốt.
  6. Khuyến khích nhân viên trước những thay đổi: là bước đưa nhân viên ra khỏi vùng thoải mái của mình bằng cách khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên khi thay đổi.
  7. Thiết lập hệ thống khen thưởng sao cho phù hợp với mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở từng giai đoạn. Khen thưởng cũng là một hình thức công nhận những công sức mà nhân viên đã bỏ ra.
  8. Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi: Văn hóa có thể thay đổi chứ không bất biến. Vì vậy, việc đánh giá và thiết lập các chuẩn mực mới là cần thiết và phù hợp với xu thế thị trường.

Tuân thủ các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp định hướng văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường công ty lành mạnh và thúc đẩy sự phát triển đi lên của toàn doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]