Quản lý - điều hành Chiến lược quản trị Quản lý doanh nghiệp vừa & nhỏ toàn diện với nền tảng...

Không sở hữu quy mô “khủng”, với số vốn, doanh thu vừa phải, bộ máy nhân sự không quá lớn nhưng quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả, tối ưu vẫn là bài toán khá khó đối với các nhà quản lý.

Hiểu được những vấn đề gặp phải cùng mong muốn hỗ trợ nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện, MISA đã xây dựng và phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS. Với 1 nền tảng hợp nhất là MISA AMIS, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể quản trị toàn bộ các hoạt động, tối ưu hiệu suất và gia tăng năng lực cạnh tranh như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.   

I. Chiếm đến 98%, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được quản trị như thế nào?

Là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế đất nước, theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2022, cả nước có hơn 857.000 doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 98%. 

Đi vào đặc điểm cụ thể, từng doanh nghiệp này sẽ có những đặc điểm và cách thức vận hành cũng như quản trị khá là khác nhau.

Chiếm đến 98%, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được quản trị như thế nào?

1. Đặc điểm về quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy mô, loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định đến cách thức quản trị của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang được xác định quy mô dựa vào những đặc điểm như sau:

– Doanh nghiệp nhỏ

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng: Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm lớn hơn 10 nhưng không quá 100 người, tổng doanh thu của năm lớn hơn 3 tỷ đồng nhưng không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 3 tỷ nhưng không quá 20 tỷ đồng.
  • Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm lớn hơn 10 nhưng không quá 50 người, tổng doanh thu của năm lớn hơn 10 tỷ đồng nhưng không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm lớn hơn 3 tỷ nhưng không quá 50 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp vừa

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng: Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng.
  • Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng.

Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các tổ chức, công ty có số vốn đầu tư thấp và không quá lớn, bộ máy nhân sự đơn giản, chưa đến mức cồng kềnh, tính hệ thống và phân cấp không cao. Ngoài ra, doanh thu hàng năm cũng ở mức trung bình hoặc thấp. 

Tuy nhiên, với tỷ trọng lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia và tạo ra số lượng việc làm rất đáng kể. 

Tải trọn bộ: 20+ tài liệu quản trị doanh nghiệp vừa & nhỏ dành cho CEO/Chủ doanh nghiệp

2. Việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được thực hiện như thế nào?

Với những đặc điểm về quy mô nhân sự, nguồn vốn, doanh thu như trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển rất lớn và đạt được lợi thế là sự linh hoạt trước những sự thay đổi, biến động của thị trường. Tuy vậy, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là bài toán cực kỳ cân não đối với người lãnh đạo. 

Theo thống kê, chỉ có ½  doanh nghiệp SME ra đời từ 2015-2017 tồn tại trong 5 năm đầu, và chỉ  ⅓  trong số đó đạt mốc 10 năm tiếp theo. Đa phần, khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ các nhà quản lý đang phải đối mặt với những vấn đề dưới đây.

Kiểm soát dữ liệu điều hành qua các phần mềm rời rạc

Các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng 1 hoặc nhiều phần mềm vào trong hoạt động của các bộ phận. Tuy nhiên, phần mềm này không có sự kết nối, dẫn đến dữ liệu phân tán, nhà quản lý không nắm được bức tranh toàn cảnh, khó kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp một cách tức thời để đưa ra chiến lược chính xác.

Ra quyết định dựa trên cảm tính, kinh nghiệm

Với đặc điểm dữ liệu phân mảnh và thiếu sự kết nối giữa các phòng ban, chi nhánh, các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc kiểm soát tức thời các hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định dựa trên cảm tính và những kinh nghiệm trong quá khứ.

– Quy trình chưa được xây dựng rõ ràng, nhiều tác vụ được thực hiện thủ công

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô nhân sự phát triển dần từ khoảng chục người cho đến 200 người. Nếu ở quy mô vài chục người, các doanh nghiệp sẽ không gặp quá nhiều vấn đề về kiểm soát và phối hợp giữa các nhân sự, bộ phận.

Tuy nhiên, khi quy mô nhân sự tăng lên, doanh nghiệp bắt đầu phát sinh các vấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng để nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu nguồn lực. Điều này xuất phát việc các quy trình chưa được xây dựng rõ ràng và kiểm soát chặt chẽ và nhiều nghiệp vụ vẫn được thực hiện một cách thủ công, lặp lại. 

– Khả năng tăng năng suất lao động khá hạn chế, nguồn lực thiếu cạnh tranh

Không chỉ gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp trở ngại khi nâng cao năng suất của đội ngũ lao động. Một trong những lý do của việc này đó là nhân sự không được tập trung chuyên môn hóa, một người có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí. Đồng thời, các hoạt động giao việc, kiểm soát chất lượng, đánh giá chưa được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo tiến độ. 

Do đó, nhân sự khó chủ động, quản lý công việc, lãnh đạo cũng khó nắm bắt được các phát sinh để có thể tối ưu nguồn lực một cách hợp lý. 

– Chưa tối ưu nguồn lực và chi phí

Như một điều dễ thấy với quy trình chồng chéo, dữ liệu không chính xác,…. nhân viên đang phải mất rất nhiều thời gian thực hiện nhiều công việc. Điều đó đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp đang lãng phí rất nhiều nguồn lực, chi phí. 

Với nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, tất cả những vấn đề tưởng chừng như khó nhằn trên của nhà quản lý sẽ được giải quyết một cách hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tối ưu hoạt động, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh.

II. Ứng dụng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS vào doanh nghiệp vừa và nhỏ

Là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất hàng đầu Việt Nam được tin dùng bởi hơn 250.000 khách hàng, MISA AMIS hỗ trợ nhà quản lý quản trị tất cả mọi hoạt động của tổ chức trên 1 hệ thống duy nhất. 

MISA AMIS cung cấp cho doanh nghiệp Với việc cung cấp cho doanh nghiệp các phần mềm để quản trị 4 nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp như: Tài chính – kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự và Quản lý – Điều hành.

Cụ thể, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MISA AMIS sẽ được ứng dụng vào các hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Quản trị nghiệp vụ Kế toán – Tài chính 

Tài chính – Kế toán là nghiệp vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ, phần lớn kế toán phải dành rất nhiều thời gian để xử lý hóa đơn, chứng từ, giao dịch, lập báo cáo tài chính,… một cách thủ công.

giải pháp tài chính kế toán misa amis

Với nền tảng quản trị MISA AMIS, doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng chuyển đổi số nghiệp vụ kế toán với phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán cho hơn 30+ ngành nghề.

Đặc biệt, phần mềm kế toán này được kết nối với hệ thống ngân hàng, thuế, hoá đơn điện tử và các hệ thống khác trong nền tảng MISA AMIS (CRM, nhân sự) để vận hành các quy trình liên bộ phận, đồng bộ dữ liệu một cách nhanh chóng.

Không chỉ hỗ trợ kế toán viên nâng cao hiệu suất nhờ làm việc mọi lúc mọi nơi, tự động hạch toán, tự động tổng hợp báo cáo Thuế, báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác,… phần mềm kế toán MISA giúp cho nhà quản lý nắm bắt tức thời doanh thu, lợi nhuận, chi phí, dòng tiền,… của doanh nghiệp để thời ra quyết định điều hành. 

2. Quản trị nghiệp vụ Marketing – Bán hàng

Khách hàng là tài sản quý giá nhất và trực tiếp tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dù quy mô như thế nào, doanh nghiệp cũng cần một nền tảng để quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc khách hàng.

MISA AMIS cung cấp cho doanh nghiệp bộ giải pháp toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiệp vụ của Marketing – Bán hàng – Chăm sóc khách hàng.

  • AMIS CRM: Quản lý thông tin khách hàng tập trung, xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp, quản lý & giám sát đội ngũ sale, liên thông dữ liệu với phần mềm Kế toán giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, quản lý đội ngũ hiệu quả, tối ưu hoạt động bán hàng và bứt phá doanh thu.
  • AMIS aiMarketing: Nền tảng Marketing Automation hỗ trợ doanh nghiệp thu hút (landing page, form, email, banner), nuôi dưỡng (email, web push, app push, event tracking), chuyển đổi (hồ sơ khách hàng 360, lead scoring, CRM & sales automation), đo lường (hiệu quả chiến dịch, doanh số, chi phí, ROI,…).

Đặc biệt dữ liệu Marketing – Bán hàng được liên thông với dữ liệu Kế toán (đơn hàng, hóa đơn, công nợ), Nhân sự,…  Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng tối ưu được trải nghiệm khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như các quy trình vận hành liên bộ phận.

3. Quản trị nguồn nhân lực

Với doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân sự nhỏ, các nhà quản lý có thể chưa cần đến các phần mềm quản lý nhân sự. 

Trọn bộ phần mềm MISA AMIS HRM

Tuy nhiên, khi quy mô phát triển, số lượng nhân sự bắt đầu đạt ngưỡng gần 100 người, bộ giải pháp MISA AMIS HRM hỗ trợ doanh nghiệp quản trị nhân sự một cách toàn diện từ tuyển dụng, quản lý thông tin nhân sự cho đến chấm công, tính lương, kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế. Từ đó, hoạt động quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn bởi:

  • Có góc nhìn 360° về Nhân sự từ đó xây dựng chính sách phúc lợi nhằm giữ chân NLĐ
  • Hệ thống dữ liệu thông minh là cơ sở ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển,…
  • Nắm bắt nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ từ đó rút kinh nghiệm phòng ngừa, cải thiện

4. Quản trị công việc, giao tiếp nội bộ, điều hành văn phòng số

Dù quy mô lớn hay nhỏ, việc xây dựng văn phòng số, loại bỏ giấy tờ, quy trình thủ công và nâng cao năng suất nhân sự để gia tăng sức cạnh tranh trở thành yêu cầu đối với doanh nghiệp. 

Với bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số, nhà quản lý có thể tối ưu hóa toàn bộ hoặc một vài hoạt động vận hành quan trọng của doanh nghiệp.

  • Amis Công việc: Giao việc, cập nhật tiến độ dự án tức thời
  • Amis Quy trình: Tự động hóa quy trình liên phòng ban
  • Amis Wesign: Ký tài liệu nhanh chóng ở bất kỳ đâu
  • Amis MXH: Truyền thông kịp thời, nhất quán
  • Amis Ghi chép: Lưu trữ tài liệu khoa học, an toàn
  • Amis Phòng họp: Quản lý phòng họp dễ dàng
  • Amis Tài sản: Kiểm kê, kiểm đếm tài sản tiện lợi, chính xác

Vì vậy, doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tối ưu được chi phí, nguồn lực, đồng thời phối hợp trơn tru các bộ phận, tăng năng suất và hiệu quả công việc, tăng tốc độ phục vụ khách hàng.

Với quy mô nhỏ và vừa, những lợi ích trên đóng góp rất lớn vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Như vậy, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được ứng dụng vào hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

TRẢI NGHIỆM NỀN TẢNG QUẢN TRỊ TOÀN DIỆN VÀ TỐI ƯU NHẤT CHO SMES

Dùng ngay miễn phí

III. Những lợi ích doanh nghiệp đạt được khi doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng MISA AMIS vào quản trị

1. Quản trị toàn diện các nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp trên 1 nền tảng

Như đã đề cập đến ở trên, với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng một vài phần mềm vào trong quản trị. Tuy nhiên, khi quy mô mở rộng, các nghiệp vụ cũng bắt đầu trở nên phức tạp, các phần mềm riêng lẻ không đáp ứng nhu cầu quản trị toàn diện.

Lúc này, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS hỗ trợ nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp cần thiết cho doanh nghiệp trên 1 nền tảng duy nhất. Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu quản trị, doanh nghiệp có thể ứng dụng cả nền tảng MISA AMIS hoặc các phần mềm riêng lẻ ở từng phân hệ vào hoạt động.

Và dù mức độ ứng dụng đến đâu thì các nghiệp vụ này đều được quản trị trên 1 nền tảng, thông tin giữa các nghiệp vụ được kế thừa, kết nối chặt chẽ. Điều này giúp cho các nhà lãnh đạo quản lý tập trung, nắm được bức tranh toàn cảnh và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Kết nối chặt chẽ các nghiệp vụ bên trong và bên ngoài, hội tụ đầy đủ dữ liệu để phục vụ điều hành

Với khả năng kết nối chặt chẽ giữa các nghiệp vụ bên trong (Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự, Điều hành) và bên ngoài doanh nghiệp (ngân hàng, thuế, sàn thương mại điện tử, Logistic,…) cùng các phần mềm khác mà doanh nghiệp đang sử dụng, MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp hội tụ và quản lý toàn bộ dữ liệu một cách tập trung.

Đặc biệt, dữ liệu được liên thông giữa các phòng ban, chi nhánh. Và với hệ thống báo cáo trực quan, đa chiều, chính xác và được cập nhật tức thời, doanh nghiệp, các nhà quản lý nhanh chóng nắm được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kịp thời.

3. Kết nối, phối hợp các phòng ban để vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru

MISA AMIS Quy trình cho phép doanh nghiệp cải tiến và tự động hóa quy trình làm việc liên thông giữa các nghiệp vụ cốt lõi trong doanh nghiệp như:

  • Tài chính – Kế toán: Tạm ứng, thanh toán, thu nợ, nhập/xuất kho, xuất hóa đơn,… 
  • Quản trị sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm, xử lý phế liệu/chất thải,…
  • Quản trị bán hàng: Chào hàng, đào tạo, chăm sóc khách hàng,…
  • Marketing – Truyền thông: Tổ chức sự kiện, sản xuất phim, thiết kế đồ họa,… 
  • Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng,…
  • Hành chính tổng hợp: Mua hàng hóa, quản lý tài sản, cấp phát văn phòng phẩm,…

Nhờ đó, các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chức năng công việc và phối hợp với nhau một cách trơn tru. Cùng với đó, nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt được những lỗ hổng trong quy trình để chỉ đạo kịp thời.

4. Nâng cao sức cạnh tranh nhờ tối ưu tối ưu trải nghiệm khách hàng và năng suất toàn doanh nghiệp

MISA AMIS cung cấp cho doanh nghiệp “vũ khí” mạnh mẽ để tối ưu trải nghiệm khách hàng từ giai đoạn pre-sales, sales cho đến after-sales. Với hồ sơ khách hàng 360 độ có đầy đủ mọi thông tin, lịch sử tương tác của khách hàng, tự động đánh giá mức độ tiềm năng và tích hợp nhiều kênh (Email, SMS, ZNS, web push, app push),… doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng đúng lúc, đúng thời điểm với các thông điệp cá nhân hóa. Nhờ đó, trải nghiệm của họ sẽ được tối ưu.

Đặc biệt, MISA AMIS Công Việc đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý điều hành và giám sát công việc. Nhân sự doanh nghiệp có thể làm việc mọi lúc – mọi nơi, chủ động tự đánh giá và quản lý công việc. Người quản lý nắm bắt được các phát sinh, cân đối nguồn lực và phân bổ công việc theo khối lượng. Nhờ đó, năng suất lao động toàn doanh nghiệp được nâng cao.

Tất cả những yếu tố này đều cùng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn thị trường đầy khó khăn và biến động như hiện nay.

5. Tối ưu chi phí và nguồn lực doanh nghiệp

Loại bỏ các giấy tờ thủ công, giải phóng nhân sự khỏi những tác vụ thủ công, tối ưu toàn bộ hoạt động, quy trình vận hành,… MISA AMIS đã được chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí và nguồn lực.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì điều này càng trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí như hiện nay.

Với sự hỗ trợ của MISA AMIS, các nhà lãnh đạo có thể tìm ra câu trả lời chính xác cho bài toán quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả. Với 29 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm cùng sự tin dùng của 250.000+ doanh nghiệp, MISA AMIS chính là một trong những phần mềm hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được mục tiêu. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản trị doanh nghiệp tốt nhất, liên hệ với đội ngũ MISA AMIS hoặc đăng ký tư vấn để trải nghiệm ngay nhé.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]