Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì? Đối tượng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

21/06/2023
362

Ngày nay, nhu cầu bảo vệ quyền lợi trước những rủi ro ngày càng được quan tâm. Vậy nên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được rất nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, số lượng người hiểu rõ về bản chất và quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm nhân thọ là gì? Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, hãy tham khảo bài viết này bạn nhé. 

HOP-DONG-BAO-HIEM-NHAN-THO (1)

1. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì? 

Theo Điều 4, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định: 

Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là thỏa thuận giữa công ty kinh doanh bảo hiểm với người tham gia. Trong đó, công ty bảo hiểm thiết kế các quyền lợi, điều khoản bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia trước rủi ro về thể chất, tính mạng. 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành. 

1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ

  1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.
  2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khỏe con người.

1.2 Ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ thuộc loại bảo hiểm tự nguyện, mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia. Cụ thể: 

Bảo đảm cho sức khỏe, tính mạng

Chúng ta thường tiết kiệm tiền để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể kể đến như: kết hôn, mua sắm, du lịch và sinh con. Nhưng ít ai hiểu rằng, tiết kiệm và đầu tư cho sức khỏe, tính mạng của bản thân là quan trọng nhất. Khi xảy ra bất kỳ rủi ro liên quan đến sức khỏe, thể chất, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp chúng ta giảm đi gánh nặng về tài chính. Điều này nhờ vào quyền lợi được hưởng của bên tham gia bảo hiểm quy định trong hợp đồng. 

Tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tiết kiệm cho tương lai. Có nhiều hình thức ký hợp đồng bảo hiểm khác nhau như: ký truyền thống (bằng văn bản giấy) và ký điện tử (thông qua phần mềm).

Ngày nay, ký hợp đồng điện tử đang rất được ưa chuộng nhờ tính tiện lợi, tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.

Hãy thử trải nghiệm ký hợp đồng bảo hiểm điện tử với nền tảng MISA AMIS Wesign ngay nhé!

Là hình thức tiết kiệm cho tương lai

Tham gia bảo hiểm nhân thọ là cách tiết kiệm cực kỳ hữu hiệu cho tương lai. Chúng ta sẽ bỏ ra một khoản tiền mỗi năm để tham gia bảo hiểm, bảo vệ sức khỏe và tính mạng thay vì phung phí vào các khoản mua sắm. Nếu không gặp rủi ro trong thời gian tham gia bảo hiểm, bạn sẽ nhận lại được khoản tiền đã đóng với một khoản lãi nhất định. Đây cũng là hình thức tiết kiệm tối ưu cho các dự định sau này. 

2. Quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm nhân thọ

Quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 34, Bộ luật kinh doanh bảo hiểm 2022. Cụ thể như sau: 

Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

3. Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm 

Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 35, Bộ luật kinh doanh bảo hiểm 2022. Cụ thể như sau: 

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 

Xem thêm: Quyền hủy hợp đồng bảo hiểm trong 21 ngày

4. Các loại hình cơ bản của bảo hiểm nhân thọ

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hình bảo hiểm nhân thọ khác nhau. Chúng bao gồm: 

  • Bảo hiểm sinh kỳ: Là hợp đồng bảo hiểm dành cho người tham gia với điều kiện sống tới thời hạn nhất định được thỏa thuận theo hợp đồng thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm. 
  • Bảo hiểm tử kỳ: Là bảo hiểm dành cho trường hợp người được bảo hiểm tử vong trong một thời hạn nhất định, được quy định trong hợp đồng. Khi này,  doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền đền bù cho người thụ hưởng theo thỏa thuận hợp đồng. 
  • Bảo hiểm trọn đời: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập cho người được bảo hiểm tử vong vào bất kỳ thời điểm nào. Nó được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 
  • Bảo hiểm hỗn hợp: Là hợp đồng bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm sinh kỳ và tử kỳ. 
  • Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Là hợp đồng được thiết kế cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định. Khi này, công ty bảo hiểm sẽ phải trả tiền định kỳ người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Bảo hiểm liên kết đầu tư: Là hợp đồng được thiết kế theo hình thức chia lãi. Trong đó, phí và quyền lợi bảo hiểm tách riêng thành hai phần, được gọi là phần bảo hiểm và phần đầu tư.
  • Bảo hiểm hưu trí: Là hợp đồng dành cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định. Khi này, công ty bảo hiểm sẽ trả tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Phí đóng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Phí đóng bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 37, Bộ luật kinh doanh bảo hiểm 2022. Cụ thể: 

  1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 
  2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
  3. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
  4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. 

6. Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 40, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;

b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;

đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

  1. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  2. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. 

7. Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Mong rằng những thông tin, kiến thức trong bài sẽ giúp bạn hiểu đúng về loại hợp đồng này. Qua đó bảo vệ quyền lợi của bản thân đầy đủ nhất khi tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nhân thọ nào. 

Ngày nay, có rất nhiều công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã áp dụng hợp đồng điện tử Econtract trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho cả người tham gia bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm.

Lợi ích cho công ty kinh doanh bảo hiểm: 

  • Tiết kiệm 100% chi phí in ấn hợp đồng.
  • Tiết kiệm 90% thời gian ký hợp đồng với khách hàng.
  • Tối ưu quy trình lưu trữ, bảo quản hợp đồng sau kí kết.

Lợi ích đối với người tham gia bảo hiểm: 

  • Dễ dàng ký hợp đồng mọi lúc mọi người, ngay cả trên điện thoại, không cần đến trực tiếp công ty.
  • Dễ dàng kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng, ngay cả khi không có bản giấy.
  • Đảm bảo tính nguyên vẹn của hợp đồng từ thời điểm ký kết.

HÃY THỬ NGAY HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ MISA AMIS WESIGN ĐỂ TRẢI NGHIỆM NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI NÀY NHÉ. 

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả