Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành cụm từ phổ biến nhất, được nhắc tới ở bất cứ doanh nghiệp nào, dù quy mô là lớn hay nhỏ. Văn hóa tác động đến mọi ngóc ngách trong doanh nghiệp của bạn từ đội ngũ lãnh đạo, nhân viên cho tới khách hàng và đối tác.
Vậy làm thế nào để đánh giá và đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp. Các chỉ số nào là quan trọng nhất? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm câu trả lời thông qua bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp là gì?
Đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp là việc đưa ra các chỉ số đánh giá cụ thể, chi tiết thông qua những con số, công thức tính toán. Dựa trên những chỉ số này, nhà quản lý có thể biết được đâu là “điểm mạnh” văn hóa cần phát huy, đâu là “điểm yếu” phải nỗ lực cải thiện trong tương lai.
Theo một nghiên cứu của tạp chí Forbes, các công ty có nền văn hóa mạnh mẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu gấp 4 lần so với doanh nghiệp thông thường. Một báo cáo của Deloitte USA, 2021 cũng chỉ ra rằng, 82% chủ tịch, nhà sáng lập tham gia khảo sát tin rằng văn hóa doanh nghiệp là một lợi thế cạnh tranh tiềm năng.
Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa, đội ngũ lãnh đạo luôn nỗ lực đưa ra những chiến lược để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, có một thiếu sót mà họ thường gặp phải, đó là chưa có công cụ đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp.
2. Áp dụng KPI vào hoạt động đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
KPI (Key Performance Indicator) thường được sử dụng trong việc đánh giá doanh thu bán hàng hay hiệu quả làm việc của cá nhân/ phòng ban trong công ty. Vậy hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp có áp dụng được KPI hay không? Câu trả lời là nhà quản trị nhân sự hoàn toàn có thể áp dụng tại doanh nghiệp.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng bộ chỉ tiêu KPI dành riêng cho hoạt động đo lường hiệu quả văn hóa. Bộ chỉ tiêu KPI cần đáp ứng được những nội dung sau:
- Xác định được mục tiêu sẽ thực hiện đo lường hiệu quả văn hóa một cách cụ thể, rõ ràng, có cột mốc để so sánh
- Làm rõ khoảng thời gian thực hiện đo lường
- Chỉ rõ đối tượng áp dụng cụ thể là ai?
- Sắp xếp đội ngũ nhân sự để thực hiện đo lường hiệu quả văn hóa, đánh giá kết quả và cải tiến
3. Các chỉ số quan trọng của KPI trong đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp
Có 3 chỉ số quan trọng của KPI trong đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, mời bạn đọc tham khảo hướng dẫn chi tiết từ MISA AMIS nhé.
3.1 Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thể hiện số % nhân viên xin nghỉ việc trên tổng số lao động bình quân mỗi tháng, quý hoặc năm.
Để tính được chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, bạn cần sử dụng 2 công thức như sau:
Công thức số 1: Avg = (B + E)/2
Công thức số 2: ETR% = L/Avg x 100% |
Trong đó:
- B – beginning: Số lượng nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp vào đầu tháng/ quý/ năm
- E – end: Số lượng nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp ở thời điểm cuối tháng/ quý/ năm
- L – left: Số lượng nhân viên nghỉ việc trong tháng/ quý/ năm
- Avg – Average: Trung bình cộng số lượng nhân viên làm việc một tháng/ quý/ năm
Sau khi tính toán được chỉ số ETR của doanh nghiệp, bạn cần quan tâm đến chỉ số ETR trung bình của ngành tương ứng. Chỉ số ETR trung bình của ngành cũng được tính tương tự như công thức ETR ở phần trên nhưng đo lường với quy mô rộng của toàn ngành do các trung tâm dữ liệu uy tín thực hiện.
Theo dữ liệu khảo sát của LinkedIn, tỷ lệ trung bình nghỉ việc của tất cả các ngành trong giai đoạn tháng 7/2021 đến tháng 6/2022 là 10.6%.
Dựa vào dữ liệu trên, nhà quản trị có thể tham chiếu doanh nghiệp của mình thuộc lĩnh vực, nghề nghiệp nào rồi so sánh tỷ lệ phần trăm nghỉ việc với chỉ số trung bình của ngành đó.
Chỉ số ETR doanh nghiệp | Ý nghĩa |
< ETR trung bình ngành | Tốt |
= ETR trung bình ngành | Ổn định |
> ETR trung bình ngành | Gặp vấn đề, cần cải thiện |
Bảng so sánh chỉ số ETR của doanh nghiệp so với ETR trung bình ngành
- Nếu chỉ số ETR của doanh nghiệp thấp hơn chỉ số ETR trung bình ngành, đó là một kết quả đáng mừng, doanh nghiệp cần cố gắng duy trì, phát huy những gì đang có.
- Ngược lại, chỉ số ETR – tỷ lệ nghỉ việc cao thì đây là dấu hiệu cảnh báo văn hóa doanh nghiệp cần cải thiện sớm, hạn chế tác động tiêu cực trong tương lai.
Dưới đây là bảng hướng dẫn chi tiết cách đọc chỉ số ETR cùng với những dự đoán nguyên nhân và giải pháp đề xuất.
Tỷ lệ ETR (%) | Ý nghĩa | Dự đoán
nguyên nhân |
Giải pháp đề xuất |
Dưới 3% | Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp, nguồn nhân lực tương đối ổn định. | Lý do khách quan
Lý do chủ quan |
Tìm hiểu kỹ lý do chủ quan và đưa ra giải pháp |
Từ 3 – 5% | Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có thể chấp nhận được tuy nhiên cần chú ý theo dõi. | Chính sách lương thưởng và người quản lý | Xem xét lại chính sách lương thưởng, đánh giá đội ngũ quản lý |
Từ 5 – 8% | Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, dấu hiệu cho thấy xuất hiện vấn đề về nhân sự. | Chính sách lương, thưởng, người quản lý, đào tạo | Xem xét lại chính sách lương thưởng, đánh giá đội ngũ quản lý và quan tâm đến đào tạo nhân lực |
Từ 8 – 10% | Dấu hiệu cảnh báo nguồn nhân lực bất ổn | Chính sách lương, thưởng, người quản lý, đào tạo, văn hóa doanh nghiệp | Xem xét lại chính sách lương thưởng, đánh giá đội ngũ quản lý, quan tâm đến đào tạo nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp |
Trên 10% | Dấu hiệu cảnh báo nguồn nhân lực gặp vấn đề nghiêm trọng | Chính sách lương, thưởng, người quản lý, đào tạo, văn hóa doanh nghiệp | Xem xét lại chính sách lương thưởng, đánh giá đội ngũ quản lý, quan tâm đến đào tạo nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Tham chiếu với các ngành tương ứng để tìm ra giải pháp kịp thời. |
3.2 Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn bó của nhân viên
Theo Wikipedia, Net Promoter Score (NPS) được giới thiệu bởi Fred Reichheld trên Harvard Business Review 2003, đây là chỉ số đo lường sự hài lòng, mức độ khách hàng sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Trong văn hóa doanh nghiệp thì eNPS (employee Net Promoter Score) được hiểu là chỉ số đo lường sự gắn bó của nhân viên với công ty.
Để đo lường được chỉ số eNPS, doanh nghiệp cần thiết lập bảng khảo sát với câu hỏi chính như sau: Trên thang điểm từ 0 đến 10, bạn sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân làm việc tại công ty là bao nhiêu?
Thông thường sẽ có 3 mức điểm đánh giá như sau:
- P – Promoters (9 – 10 điểm): Nhóm nhân viên hoàn toàn hài lòng về văn hóa doanh nghiệp và muốn gắn bó dài lâu. Họ muốn giới thiệu người thân, bạn bè vào công ty làm việc.
- Passives (7 – 8 điểm): Nhóm nhân viên vô cảm (hay còn gọi là thụ động). Họ không hoàn toàn ghét doanh nghiệp nhưng cũng không ủng hộ mạnh mẽ. Nhóm nhân viên này có thể dễ dàng rời bỏ công ty nếu tìm thấy một vị trí, công việc tốt hơn.
- D – Detractors (dưới 6 điểm): Nhóm nhân viên không hài lòng hoặc thậm chí bất mãn với văn hóa doanh nghiệp. Họ tìm kiếm cơ hội công việc mới trong tương lai và gần như chắc chắn không giới thiệu người quen vào làm việc. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ chia sẻ những đánh giá tiêu cực hoặc lời phê bình trên mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Chỉ số eNPS được đo lường bởi hiệu phần trăm giữa nhóm P (Promoters) và D (Detractors). Nhóm nhân viên vô cảm (7- 8 điểm) không ảnh hưởng đến chỉ số eNPS.
Công thức tính: eNPS = (P – D)/T x 100 |
Trong đó:
- P – Promoters: Số lượng nhân viên hài lòng
- D – Detractors: Số lượng nhân viên không hài lòng
- T: Tổng số lượng nhân viên tham gia khảo sát
Chỉ số eNPS có thể chạy trong khoảng từ -100% đến +100%, mỗi mức điểm lại có ý nghĩa khác nhau (cụ thể như bảng minh họa). Cụ thể:
- Khi doanh nghiệp của bạn có chỉ số lý tưởng dương tức là số lượng nhân viên hài lòng nhiều hơn số nhân viên không hài lòng, đó là một tín hiệu đáng mừng.
- Nếu chỉ số này là âm, bạn cần nhanh chóng tìm ra đâu là nguyên nhân và giải pháp cải tiến phù hợp.
3.3 Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên ESI
Bên cạnh việc đánh giá chỉ số eNPS (chỉ số gắn bó của nhân viên) thì chỉ số ESI – chỉ số hài lòng của nhân viên cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp qua KPI.
Có hai nhân tố chính ảnh hưởng tới chỉ số ESI đó là quy mô, độ lớn của doanh nghiệp và thời gian thực hiện đo lường.
Do đó, để áp dụng được chỉ số ESI vào việc đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, bạn cần xác định được doanh nghiệp của mình thuộc loại nào trong 2 loại dưới đây.
3.3.1 Đo lường chỉ số ESI trong thời gian ngắn dành cho doanh nghiệp nhỏ
Trường hợp doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ, số lượng nhân sự ít và dự định thực hiện đo lường chỉ số ESI trong thời gian ngắn, bạn cần làm khảo sát gồm 3 câu hỏi chính với thang điểm Likert từ 1 đến 10 như sau:
- Nhân viên có hài lòng với môi trường, tính chất công việc và vị trí hiện tại hay không?
- Liệu có kỳ vọng nào của nhân viên mà công ty chưa đáp ứng được hay không?
- Nếu môi trường làm việc lý tưởng mà nhân viên mong muốn là 10 điểm thì công ty được chấm điểm ở mức nào?
Sau khi thu thập được toàn bộ câu trả lời của nhân viên, doanh nghiệp áp dụng công thức tính chỉ số ESI như sau:
3.3.2 Đo lường chỉ số ESI trong thời gian dài dành cho doanh nghiệp quy mô lớn
Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, chuyên nghiệp và dự định đo lường chỉ số ESI trong thời gian dài thì kết quả khảo sát sẽ chính xác, chi tiết hơn. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, bạn cần bố trí nhân sự, có kế hoạch thực hiện và deadline rõ ràng.
Thông thường trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ đo lường chỉ số ESI dựa trên bộ câu hỏi xoay quanh 7 khía cạnh với thang điểm Likert từ 1 đến 10 như sau:
- Chính sách lương thưởng, trợ cấp
Chính sách lương thưởng bao gồm khoản lương cơ bản, lương làm thêm giờ, các khoản thưởng doanh thu, thưởng lễ, Tết, trợ cấp,…
Gợi ý câu hỏi: Bạn hài lòng với chính sách lương thưởng, trợ cấp của công ty
- Sự hỗ trợ từ cấp trên
Câu hỏi đặt ra trong hạng mục này nhằm tìm hiểu mức độ hài lòng của công nhân viên với người quản lý, cấp trên của mình.
Gợi ý câu hỏi: Cấp trên luôn lắng nghe và giúp đỡ bạn trong công việc
- Chế độ đánh giá, khen thưởng
Đánh giá cuối năm hoặc khen thưởng đột xuất là những chế độ mà người lao động đặc biệt quan tâm trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Gợi ý câu hỏi: Những đánh giá, khen thưởng của công ty là phù hợp với thực lực của bạn
- Khả năng tự chủ
Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu xem nhân viên có sự tự do trong quá trình làm việc hay không và mức độ hài lòng của họ như thế nào.
Gợi ý câu hỏi: Bạn có thể linh hoạt sắp xếp và thực hiện công việc được giao
- Hình ảnh công ty
Khi nhân viên trả lời câu hỏi này bạn sẽ biết được rằng trong mắt của nhân viên, hình ảnh công ty hiện hữu như thế nào.
Gợi ý câu hỏi: Bạn cảm thấy tự hào khi làm việc tại công ty
- Mối quan hệ giữa đồng nghiệp
Đây chính là hạng mục đánh giá mối quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp trong công ty, liệu họ hài lòng hay có điều gì phiền muộn hay không?
Gợi ý câu hỏi: Bạn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống thường nhật
- Cơ hội thăng tiến
Câu hỏi này giúp doanh nghiệp hiểu rõ suy nghĩ của nhân viên về triển vọng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến mà công ty dành cho họ.
Gợi ý câu hỏi: Bạn hài lòng với lộ trình thăng tiến mà công ty đặt ra cho bạn
Áp dụng công thức tính chỉ số ESI dưới đây, bạn sẽ biết được mức độ hài lòng của nhân viên dành cho doanh nghiệp của mình:
ESI = (Tổng số điểm trả lời câu hỏi/ Tổng số câu hỏi) – 1)/ 9 x 100 |
- Kết quả khảo sát càng cao, nhà quản trị càng có thể yên tâm phát triển văn hóa doanh nghiệp theo định hướng hiện tại.
- Ngược lại, số điểm thấp sẽ cảnh báo nhiều điều về tình trạng “sức khỏe” của văn hóa công ty. Lúc này, doanh nghiệp cần tập trung vào những câu trả lời có mức điểm đánh giá thấp và tìm giải pháp cải thiện hiệu quả.
Doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian thu thập và phân tích dữ liệu. Nên áp dụng các chỉ số đo lường theo chu kỳ tháng, quý, năm để kịp thời nắm bắt, điều chỉnh, duy trì văn hóa doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, cần chú ý áp dụng linh hoạt bộ câu hỏi cho từng đợt đánh giá, cố gắng khai thác, đánh giá trên nhiều góc độ để đo lường được chính xác văn hóa doanh nghiệp của mình.
4. Ứng dụng công nghệ nhằm đo lường và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Hiện nay, để dễ dàng đo lường và xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của công ty, sử dụng phần mềm công nghệ được coi là giải pháp hàng đầu. MISA AMIS HRM – phần mềm quản trị nhân sự của MISA là một trong sản phẩm được nhiều doanh nghiệp tin dùng.
Phần mềm được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với nhiều tính năng như:
- AMIS Tuyển dụng: Hỗ trợ làm thương hiệu tuyển dụng, nâng cao trải nghiệm của ứng viên, tiết kiệm thời gian đăng tin cho HR. Với phần mềm, lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về kết quả tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng cho thời gian tới.
- AMIS Thông tin nhân sự: Hỗ trợ lưu trữ thông tin nhân viên cùng các quyết định khen thưởng, kỷ luật,… từ đó giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về biến động nhân sự và giúp tăng trải nghiệm của nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp.
- AMIS Chấm công: Hỗ trợ nhân viên chấm công đa hình thức, tự động theo dõi thời gian làm việc, thiết lập ca kíp rõ ràng. Nhân viên cũng tự động xin nghỉ phép, đi muộn và xác nhận bảng công ngay trên phần mềm.
- AMIS Tiền lương: Hỗ trợ tính toán lương thưởng theo nhiều hình thức trả lương khác nhau với công thức tự động. Giám đốc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chi trả lương trong doanh nghiệp và có những điều chỉnh phù hợp nhất.
Với MISA AMIS HRM, bộ phận HR có thể TIẾT KIỆM 50% thời gian, công sức làm việc, đảm bảo HIỆU QUẢ 100%. Sản phẩm này phù hợp nhất với doanh nghiệp có quy mô từ 100 nhân sự trở lên.
Để được tư vấn cụ thể hơn, mời bạn đọc để lại thông tin theo form dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
5. Kết luận
Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố vô hình nhưng hoàn toàn có thể đong đếm, đo lường được thông qua các chỉ số KPI. Áp dụng thành thạo bộ công cụ đo lường hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng khởi sắc, đem đến sự hài lòng cho công nhân viên trên mọi phương diện và giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.