Cách xử lý hóa đơn không được cấp mã

11/04/2023
2565

Xử lý hóa đơn không được cấp mã như thế nào? Quy trình giải pháp và cách thức xử lý ra sao? Đây là một trong những chủ đề được nhiều bạn kế toán quan tâm. Những thắc mắc về cách xử lý hóa đơn không được cấp mã của các bạn được MISA AMIS tổng hợp và chia sẻ trong bài viết. 

1. Hóa đơn được cấp mã là gì?

Hóa đơn điện tử được cấp mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

 Hình ảnh hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Theo quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì hóa đơn điện tử có mã của CQT sử dụng trong các trường hợp: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nếu không được áp dụng hóa đơn không mã của cơ quan thuế thì phải áp dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế. Trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp có rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

 Hình ảnh hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

2. Nguyên nhân khiến hóa đơn không được cấp mã

Nguyên nhân hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế để cấp mã nhưng chưa được cấp mã vì một trong các nguyên nhân sau:

  • Do thông tin hóa đơn người nộp thuế đã lập gửi cấp mã chưa được truyền lên hệ thống hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để cấp mã;
  • Do hóa đơn đã được cấp mã cơ quan thuế nhưng chưa đồng bộ dữ liệu về phần mềm TVAN của doanh nghiệp đang sử dụng;
  • Do lỗi truyền nhận dữ liệu của Tổ chức truyền nhận dữ liệu.
Yếu tố cần đảm bảo để hóa đơn điện tử được CQT cấp mã

3. Điều kiện để được cấp mã hóa đơn

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
  • Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;
  • Đúng thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
  • Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Yếu tố cần đảm bảo để hóa đơn điện tử được CQT cấp mã

Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.

4. Căn cứ pháp lý về việc xử lý hóa đơn không được cấp mã

Dưới đây là các căn cứ pháp lý liên quan đến việc xử lý hóa đơn không được cấp mã:

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quy định về hóa đơn, chứng từ, và cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót.
  • Thông tư 78/2021/TT-BTC: Hướng dẫn chi tiết quy trình lập, cấp mã và sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Công văn 2299/CTBNI-TTHT ngày 29/07/2022 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh: Hướng dẫn cụ thể cách xử lý khi hóa đơn điện tử khi gặp sai sót.
  • Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14: Điều chỉnh các quy định liên quan đến hóa đơn điện tử, bao gồm xử lý vi phạm khi hóa đơn không hợp lệ.

5. Cách xử lý hóa đơn không được cấp mã

Các bước hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế để cấp mã nhưng chưa được cấp mã như sau:

Bước 1: Tra cứu hóa đơn điện tử đã gửi đến cơ quan thuế hay chưa?

Các bạn cần truy cập và tra cứu dữ liệu hóa đơn đã gửi đến cơ quan thuế, người nộp thuế đăng nhập vào địa chỉ https://hoadondientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản và mật khẩu được cơ quan thuế cấp để thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn đã gửi đến cơ quan thuế xem đã được tiếp nhận và cấp mã chưa.

Bước 2: Truy cập vào mục Quản lý thu > Hóa đơn. Các hóa đơn đã phát hành nhưng bị Cơ quan thuế từ chối cấp mã sẽ hiển thị trạng thái Đã cấp – Từ chối cấp mã.

Xác định trạng thái đã cấp mã của hóa đơn điện tử

Bước 3: Chọn hóa đơn có trạng thái Đã cấp – Từ chối cấp mã, sau đó nhấn Cấp hóa đơn.

Bước 4: Sau khi cấp hóa đơn thành công, thực hiện phát hành lại hóa đơn tương tự như quy trình phát hành một hóa đơn mới.

Bước 5: Để tìm nhanh các hóa đơn bị từ chối cấp mã, sử dụng bộ lọc hoặc chọn trạng thái Đã cấp – Từ chối cấp mã trên thanh công cụ.

Có thể bạn quan tâm: Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nữa không theo Nghị định 123?

6. Giải đáp một số câu hỏi về việc xử lý hóa đơn không được cấp mã

Câu 1: Hóa đơn điện tử không được cấp mã thì khi đã xuất hóa đơn mới khác có phải hủy hóa đơn bị từ chối cấp mã không?

Dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, pháp luật chỉ quy định về việc hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã nhưng có sai sót, và lập hóa đơn điện tử mới thay thế. Không có quy định nào yêu cầu phải hủy hóa đơn điện tử bị từ chối cấp mã.

Hóa đơn bị từ chối cấp mã không có giá trị pháp lý, do đó:

  • Không cần thực hiện hủy hóa đơn.
  • Không phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT vì mẫu này chỉ áp dụng cho hóa đơn đã được cấp mã nhưng có sai sót.

Khi đã lập hóa đơn mới thay thế, hóa đơn bị từ chối cấp mã sẽ tự động không còn giá trị sử dụng, và không cần thực hiện thêm bất kỳ thủ tục hủy bỏ nào.

Câu 2: Khi hủy hóa đơn bị từ chối cấp mã, có cần phải gửi mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót số 04/SS-HĐĐT hay không?

Khi hủy hóa đơn bị từ chối cấp mã, không cần gửi mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót số 04/SS-HĐĐT. Việc này chỉ áp dụng trong trường hợp hóa đơn đã được cấp mã và phát sinh sai sót, còn với hóa đơn chưa được cấp mã, chỉ cần thực hiện hủy trên hệ thống là đủ.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề “Cách xử lý hóa đơn không được cấp mã”. MISA AMIS mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của quý doanh nghiệp và các bạn bạn đọc về việc xử lý hóa đơn không được cấp mã mới nhất năm 2023.

Sử dụng hoá đơn chuyển đổi theo Thông tư 78 là nhiệm vụ của các doanh nghiệp để đáp ứng lộ trình sử dụng hoá đơn điện tử như đã ban hành của Tổng cục Thuế. Việc lựa chọn phần mềm kế toán có tính năng kết nối với phần mềm hoá đơn điện tử như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ giúp ích nhiều cho kế toán trong quá trình xử lý công việc hàng ngày. Phần mềm kế toán thông minh thế hệ mới MISA AMIS có khả năng: 

  • Kết nối trực tiếp phần mềm hoá đơn điện tử, cho phép phát hành hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;
  • Khởi tạo mẫu hoá đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;
  • Kiểm tra tình trạng nhà cung cấp có đang được phép hoạt động hay không, giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ;
  • Đầy đủ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Cho phép in được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất về quản lý và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh nổi bật khác như: Tự động tổng hợp số liệu để lập tờ khai thuế, báo cáo tài chính; tự động đối chiếu phát hiện sai lệch để đưa ra cảnh báo;…

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán