[Tải ngay] – Mẫu hóa đơn bán lẻ mới nhất (đủ định dạng Word, Excel, PDF)

09/06/2025
3050

Hóa đơn bán lẻ là chứng từ quan trọng trong giao dịch mua bán tại các cửa hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, giúp ghi nhận doanh thu và quản lý tài chính. Không phải hóa đơn VAT, hóa đơn bán lẻ không dùng để khấu trừ thuế GTGT. Hóa đơn là minh chứng pháp lý cho các giao dịch mua bán mà còn là công cụ để quản lý và kiểm soát thu nhập cũng như chi phí của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh.

Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về mẫu hóa đơn bán lẻ theo quy định mới nhất và các lưu ý khi lập hóa đơn bán lẻ và tải về để sử dụng.

1. Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hiện nay, pháp luật thuế và hóa đơn không có quy định chính thức giải thích về “hóa đơn bán lẻ”. Tuy nhiên căn cứ tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, có thể hiểu hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn không có giá trị khấu trừ thuế, thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán lẻ hàng hóa, dịch vụ với giá trị nhỏ và không yêu cầu hóa đơn GTGT (Giá trị gia tăng).

Hóa đơn bán lẻ là chứng từ quan trọng trong giao dịch mua bán

Mục đích sử dụng hóa đơn bán lẻ:

  • Giao dịch hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ: Dùng trong các cửa hàng  quán ăn, tiệm tạp hóa, nhà sách, dịch vụ nhỏ lẻ…. không yêu cầu hóa đơn GTGT.
  • Khách hàng không yêu cầu hóa đơn GTGT: Được sử dụng khi khách hàng không cần hóa đơn GTGT để kê khai thuế.

MISA AMIS Kế toán là giải pháp kế toán phổ biến nhất hiện nay, hóa đơn được xuất tự động theo từng đơn hàng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo xuất hóa đơn đúng thời hạn. Doanh thu cũng được hạch toán ngay, đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán.

Xem thêm tính năng

2. Quy định hoá đơn bán lẻ hợp lệ

2.1 Quy định mẫu hoá đơn bán lẻ hợp lệ

Mặc dù hóa đơn bán lẻ không được quản lý trực tiếp bởi cơ quan thuế và không có quy định pháp luật cụ thể về mẫu hóa đơn bán lẻ, nhưng để đảm bảo tính hợp lệ và minh bạch trong giao dịch, căn cứ theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn bán lẻ cần tuân thủ một số tiêu chí cơ bản sau:

  • Nội dung trên hóa đơn phải đúng tên hàng hóa, loại hàng hóa mà nhà cung cấp bán lẻ kinh doanh.
  • Không được tẩy xóa, sửa chữa trên hoá đơn.
  • Chỉ sử dụng một màu mực khi viết hóa đơn và màu loại mực không phai màu khi viết hóa đơn để đảm bảo việc lưu trữ được dễ dàng và bền lâu
  • Hóa đơn bán lẻ được lập đúng thời điểm bán hàng, cụ thể  là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Nội dung hoá đơn bán lẻ đầy đủ.

2.2 Nội dung hóa đơn bán lẻ

Một hóa đơn bán lẻ thường bao gồm các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của người bán: Ví dụ: Cửa hàng ABC, Địa chỉ: 123 Đường ABC, Quận XYZ.
  • Tên và địa chỉ của người mua (nếu có yêu cầu): Nếu không cần thiết, phần này có thể để trống.
  • Ngày, tháng, năm lập hóa đơn: Ví dụ: Ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  • Số hóa đơn: Mỗi hóa đơn nên có số thứ tự riêng để tiện quản lý.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ: Liệt kê chi tiết các mặt hàng hoặc dịch vụ đã bán.
  • Đơn giá và số lượng: Ghi rõ giá bán đơn vị và số lượng từng mặt hàng.
  • Thành tiền: Tổng số tiền phải thanh toán cho mỗi mặt hàng và tổng cộng.

3. Mẫu hóa đơn bán lẻ mới nhất file Excel, PDF, Word

Hóa đơn bán lẻ không có mẫu cố định do không chịu quản lý trực tiếp từ cơ quan thuế. Doanh nghiệp có thể tự thiết kế, miễn là đáp ứng các tiêu chí trên.

hoa-don-ban-le
Mẫu hóa đơn bán lẻ

4. Hướng dẫn lập hoá đơn bán lẻ

Cách lập hóa đơn bán lẻ đúng chuẩn:

  1. Thông tin người bán: Ghi đầy đủ Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có). VD: Cửa hàng ABC, 123 Đường XYZ, Hà Nội.

  2. Thông tin người mua: Ghi đầy đủ Họ tên, địa chỉ (nếu yêu cầu), hoặc để trống.

  3. Thông tin hóa đơn: Số hóa đơn, ngày lập (VD: 09/05/2025).

  4. Danh sách hàng hóa/dịch vụ:

    • Tên: VD: “Bánh mì pate”.

    • Đơn vị tính: Cái, chiếc, kg…

    • Số lượng: Số lượng thực tế.

    • Đơn giá: Giá bán (không gồm thuế GTGT).

    • Thành tiền: Số lượng x đơn giá.

  5. Tổng cộng: Tổng số tiền, bao gồm giảm giá (nếu có).

  6. Chữ ký: Người mua/bán ký xác nhận (nếu cần).

5. Giải đáp một số thắc mắc về hoá đơn bán lẻ

5.1 Các lưu ý về hoá đơn bán lẻ

  • Không có giá trị khấu trừ thuế: Hóa đơn bán lẻ không được sử dụng để khấu trừ thuế GTGT.
  • Lưu trữ: Cửa hàng, doanh nghiệp nên lưu trữ hóa đơn bán lẻ để quản lý bán hàng.
  • Độ tin cậy: Hóa đơn bán lẻ cần rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tính trung thực của giao dịch mua bán.

5.2 Quy định về hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng năm 2025.

Theo quy định cũ tại Thông tư 39/2014/TT-BTC (trước 01/07/2022), các giao dịch dưới 200.000 đồng có thể không cần xuất hóa đơn, trừ khi người mua yêu cầu. Tuy nhiên thông tư này đã hết hiệu lực vào ngày 30/06/2022.

Hiện hành theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi  Nghị định 70/2025/NĐ-CP,  có quy định bắt buộc xuất hóa đơn cho tất cả các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giá trị.

5.3.Hóa đơn bán lẻ có khấu trừ thuế không?

hóa đơn bán lẻ không phải là hóa đơn giá trị gia tăng nên sẽ không được khấu trừ thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng hóa đơn bán lẻ để làm căn cứ ghi nhận giao dịch và quản lý nội bộ.

6. Quản lý nghiệp vụ hoá đơn hiệu quả với MISA AMIS Kế toán

Hóa đơn bán lẻ là chứng từ quan trọng trong quá trình giao dịch hàng hóa và dịch vụ, giúp ghi nhận và xác nhận các giao dịch mua bán. Để quản lý hóa đơn bán lẻ một cách hiệu quả và chính xác, doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ và phần mềm kế toán hiện đại.

Một trong những giải pháp tối ưu hiện nay là phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính và kế toán một cách hiệu quả. Với phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán doanh nghiệp sẽ có phần mềm đầy đủ các tính năng về hoá đơn như sau:

  • Kết nối trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice giúp phát hành hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;
  • Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;
  • Đầy đủ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Cho phép in được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất về quản lý và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính.

Dùng thử miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 6 Trung bình: 3.8]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán