Hóa đơn điều chỉnh giảm là phương pháp để khắc phục sai sót trong giao dịch, đảm bảo tính chính xác và minh bạch cho hoạt động kinh doanh. Việc hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định để tránh sai sót, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS Kế toán tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm.
1. Quy định về điều chỉnh giảm doanh thu
Căn cứ điểm b khoản 1, điều 81 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc điều chỉnh giảm trong doanh thu như sau:
“b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau: – Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh; – Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc: + Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước). + Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).” |
2. Các tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm
Thực tế có nhiều tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm, ví dụ như: khi phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng viết sai, doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại, trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng…
2.1 Khi phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng viết sai
Khi phát hiện hóa đơn GTGT viết sai nhưng đã thực hiện kê khai thuế thì 2 bên phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót và người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Các mục trên hóa đơn thường có thể viết sai như:
+ Mã số thuế
+ Ngày tháng năm sinh
+ Tên hàng hóa
+ Đơn vị tính
+ Đơn giá
+ Thuế suất
+ Tiền thuế
+ Thành tiền
+ Số tiền bằng chữ…
Căn cứ theo khoản 3, điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…” |
Trường hợp nếu chỉ ghi sai tên công ty mà MST vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản điều chỉnh mà không cần lập hóa đơn điều chỉnh.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS kết nối Phần mềm hóa đơn điện tử cho phép kế toán dễ dàng xem biên bản hủy/điều chỉnh hóa đơn đã lập, đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ
Xem thêm: Cách xử lý, hủy hóa đơn điện tử viết sai theo Thông tư 78 và Nghị định 123
2.2 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại
Căn cứ theo khoản 2.5 phụ lục 4 thông tư 39/2019/TT-BTC quy định:
“Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc kỳ chiết khấu hàng bán thì doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và tiền thuế điều chỉnh.” |
Theo quy định tại thông tư 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điều chỉnh sẽ không được ghi số âm. Tuy nhiên, theo quy định tại mục e, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC của thông tư 78/2021/TT-BTC thì nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót được sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm theo đúng với thực tế cần điều chỉnh
2.3 Trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng
Đối với công trình xây dựng đã được quyết toán, nhưng sau đó cơ quan thẩm quyền kiểm tra quyết toán lại làm thay đổi giá trị được thanh toán:
+ Trường hợp 1: Nếu việc quyết toán làm tăng thêm giá trị được thanh toán, thì bên B viết hoá đơn cho phần tăng thêm để A, B hạch toán bình thường.
+ Trường hợp 2: Nếu giảm giá trị được thanh toán thì bên B viết hoá đơn, điều chỉnh giảm và 2 bên hạch toán như trường hợp giảm giá hàng bán sau khi đã nhập hàng.
Như vậy với trường hợp 2 thì doanh nghiệp cần thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
3. Hướng dẫn hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm
Để hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau:
3.1. Hạch toán bên bán
Các trường hợp giảm giá hàng bán như trường hợp hóa đơn viết sai hoặc điều chỉnh lại giá trị công trình xây dựng khi quyết toán thuế, kế toán ghi:
Nợ TK: 511
Nợ TK: 33311
Có TK: 111, 112, 131
Riêng đối với trường hợp hạch toán điều chỉnh giảm do trả lại hàng bán hoặc do chiết khấu thương mại, kế toán thực hiện ghi Nợ TK 511 nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133; hoặc Nợ TK 521 nếu áp dụng theo thông tư 200.
3.2. Hạch toán bên mua
- Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi Giảm giá trị hàng hóa:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 156
Có TK: 1331
- Nếu hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 632
Có TK: 1331
- Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý thì ghi Giảm chi phí đó xuống
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 154, 642 …
Có TK: 1331
Có thể bạn quan tâm:
- Chiết khấu thương mại là gì? Cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết
- Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo đúng quy định
4. Ví dụ hạch toán hoá đơn điều chỉnh giảm
Ngày 03/05/2021, công ty X xuất hàng cho khách như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Máy giặt LG | Chiếc | 20 | 9.000.000 | 180.000.000 |
02 | Máy sấy LG | Chiếc | 20 | 11.000.000 | 220.000.000 |
Cộng tiền hàng: 400.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10%. Tiền Thuế GTGT: 40.000.000 | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán: 440.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi triệu đồng chẵn |
Ngày 08/09/2021 công ty X phá hiện sai đơn giá (giá thực tế của máy giặt LG là 8.500.000 nhưng kế toán lại viết là 9.000.000). => Kế toán lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Điều chỉnh giảm đơn giá của hóa đơn 0003258 ký hiệu LG/05P, ngày 03/05/2021 từ 9.000.000 thành 8.500.000 | Chiếc | 20 | 500.000 | 10.000.000 |
Cộng tiền hàng: 10.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT: 1.000.000 | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán: 11.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu đồng chẵn |
Dựa vào hóa đơn điều chỉnh đó, các bạn hạch toán điều chỉnh Giảm doanh thu, thuế GTGT như sau:
a. Bên bán:
- Hạch toán Giảm Doanh thu và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 511: 10.000.000
Nợ TK: 33311: 1.000.000
Có TK 131: 11.000.000
b. Bên mua:
- Hạch toán Giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT (Vì hàng còn tồn kho)
Nợ TK 111, 112, 331: 11.000.000
Có TK 156: 10.000.000
Có TK 1331: 1.000.000
- Nếu hàng đó đã bán thì hạch toán Giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 111, 112, 331: 11.000.000
Có TK 632: 10.000.000
Có TK 1331: 1.000.000
5. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm trên MISA AMIS
Với sự xuất hiện của hàng loạt công cụ, công nghệ hỗ trợ, nhất là những phần mềm kế toán có tính năng kết nối với phần mềm hoá đơn điện tử như phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán có thể dễ dàng xử lý khối lượng lớn hoá đơn mỗi ngày mà vẫn đảm bảo hạn chế sai sót.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS cho phép kế toán doanh nghiệp lập, phát hành hóa đơn điều chỉnh trong trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách nhập hóa đơn điều chỉnh giảm trên MISA AMIS và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.
Bước 1. Vào phân hệ Bán hàng, tại tab Bán hàng\Hóa đơn. Nhấn Thêm hóa đơn\Hóa đơn điều chỉnh
Bạn chưa có tài khoản MISA AMIS Kế toán? Tạo nhanh tài khoản dùng thử miễn phí và nhận ngay 15 ngày trải nghiệm đầy đủ tính năng ngay tại đây
Bước 2. Chọn hóa đơn được điều chỉnh
- Trên giao diện Hóa đơn điều chỉnh, nhấn vào biểu tượng kính lúp.
- Thiết lập điều kiện tìm hóa đơn và nhấn Lấy dữ liệu.
- Chọn hóa đơn muốn điều chỉnh và nhấn Đồng ý.
Lưu ý
- Kế toán có thể chọn nhanh hóa đơn bằng cách nhấn vào biểu tượng mũi tên.
- Chương trình chỉ lấy lên những hóa đơn đã phát hành hóa đơn điện tử và có loại là Hóa đơn bán hàng trong nước, Hóa đơn bán
- hàng đại lý bán đúng giá, Hóa đơn giảm giá hàng bán, Hóa đơn trả lại hàng mua.
Bước 3. Chương trình sẽ tự động lấy lên các thông tin chung của hóa đơn gốc, kế toán có thể sửa lại các thông tin này (nếu cần). Sau đó, nhập lý do điều chỉnh hóa đơn.
Bước 4. Chọn loại hóa đơn điều chỉnh.
Bước 5. Khai báo thông tin điều chỉnh hóa đơn.
Lưu ý:
- Đối với hóa đơn điều chỉnh tăng, kế toán có thể chọn được mã quy cách cho từng mã hàng.
- Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm:
- Với mã hàng có trên hóa đơn gốc, kế toán có thể chọn mã quy cách cho từng mã hàng.
- Với mã hàng không có trên hóa đơn gốc, kế toán không chọn được mã quy cách cho các mã hàng này.
- Với hóa đơn điều chỉnh giảm cho Hóa đơn giảm giá hàng bán thì kế toán không chọn được mã quy cách cho các mã hàng.
Bước 6. Nhấn Cất.
Bước 7. Nhấn Phát hành hóa đơn điện tử, việc phát hành hóa đơn điều chỉnh tương tự như phát hành hóa đơn điện tử thông thường.
Lưu ý:
- Sau khi lập hóa đơn điều chỉnh, trạng thái của hóa đơn sẽ là HĐ điều chỉnh trên danh sách Hóa đơn.
- Hóa đơn điều chỉnh khi in ra sẽ có thêm thông tin Điều chỉnh cho hóa đơn số … và lý do điều chỉnh.
- Đối với hóa đơn điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm, kế toán cần phải thực hiện lập chứng từ để hạch toán các bút toán tương ứng với thông tin cần điều chỉnh như: hạch toán tăng, giảm doanh thu, giá vốn…
Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng tiện ích hỗ trợ công tác kế toán hiệu quả hơn, cụ thể như:
- Kết nối trực tiếp với phần mềm bán hàng, hoá đơn điện tử: giúp lấy về tất cả hóa đơn, chứng từ để hạch toán mà không mất công nhập liệu lại. Đồng thời, lập nhanh chứng từ bán hàng từ có nội dung tương tự; từ báo giá/đơn đặt hàng/hợp đồng bán/phiếu xuất kho bán hàng/chứng từ mua hàng…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhận và hạch toán chứng từ mua – bán hàng, thu tiền gửi,.. từ bảng excel, giúp nhập liệu nhanh chóng, chuẩn xác. Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đầu vào phòng tránh rủi ro;
- Tự động lập báo cáo, tờ khai thuế… nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác;
Bạn đang tìm kiếm giải pháp kế toán phù hợp với doanh nghiệp của mình? Trải nghiệm miễn phí đầy đủ tính năng và nhận tư vấn chi tiết từ chuyên gia của MISA ngay hôm nay