Hạch toán chiết khấu thương mại bên mua và bên bán

28/11/2023
20867

Mặc dù chiết khấu thương mại là nghiệp vụ thường xuất hiện đối với các doanh nghiệp nhưng thực tế các kế toán viên tại những doanh nghiệp này đôi khi vẫn chưa hiểu rõ khái niệm này.

Mục lục Hiện

1. Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại trong tiếng Anh là Trade Discount là khoản mà doanh nghiệp bán giảm cho khách hàng mua nếu khách hàng đạt được các điều kiện nhất định như mua hàng với số lượng lớn. Đây là một trong những cách thức kích cầu của các doanh nghiệp nhằm gia tăng số lượng hàng bán, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các hình thức chiết khấu thương mại

  • Chiết khấu theo từng lần mua.
  • Chiết khấu sau nhiều lần mua.
  • Chiết khấu sau chương trình khuyến mại.

Mỗi hình thức chiết khấu sẽ có những quy định riêng và sẽ thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau nên kế toán sẽ thực hiện định khoản chiết khấu thương mại tùy theo từng trường hợp.

chiết khấu thương mại

Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì kế toán viên hạch toán chiết khấu thương mại là tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại và kết chuyển tổng số chiết khấu thương mại sang TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào cuối kỳ.

Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì kế toán hạch toán chiết khấu thương mại trực tiếp vào bên Nợ TK 511 do thông tư này không có tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Cuối kỳ, kế toán viên không cần thực hiện bút toán kết chuyển do chiết khấu thương mại phát sinh đã hạch toán vào bên Nợ của TK 511.

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp thương mại và các phương pháp quản trị tối ưu nhất

2. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại

2.1 Trường hợp Giá bán trên hóa đơn GTGT là giá bán đã bao gồm chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

  • Bên bán hạch toán:

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 131

Có TK 3331

  • Bên mua hạch toán:

Nợ TK 156

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Đối với trường hợp này, việc doanh nghiệp cung cấp chiết khấu thương mại cho người mua được hai bên bàn luận và thống nhất trước khi lập hóa đơn nên trị giá ghi trên hóa đơn là giá đã bao gồm chiết khấu thương mại nên kế toán viên sẽ không hạch toán.

Ví dụ 1: Công ty A bán cho Công ty B 10 SP X, giá bán của 1 SP là 4.000.000. Vì công ty A có quy định là “nếu khách hàng mua một lúc 10 sản phẩm sẽ được giảm giá 10%, trên giá bán chưa thuế GTGT”. Như vậy số tiền sau khi được giảm giá còn lại 3.600.000/ bộ, Công ty A và công ty B thỏa thuận chiết khấu thương mại cho lô hàng này và quyết định xuất hóa đơn với trị giá trên hóa đơn đã bao gồm chiết khấu thương mại.

  • Bên Bán:

Nợ 131: 39.600.000

Có 5111: 36.000.000

Có 3331: 3.600.000

  • Bên Mua:

Nợ 156: 36.000.000

Nợ 1331: 3.600.000

Có TK 111, 112, 331: 39.600.000

2.2 Trường hợp Khách hàng mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại 

hạch toán chiết khấu thương mại

Ở trường hợp này sẽ xuất hiện 2 tình huống do có sự chênh lệch giữa số tiền chiết khấu và số tiền trên hóa đơn cuối cùng.

Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng mà người mua nhận được thì số tiền chiết khấu sẽ được bù trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó.

  • Bên bán hạch toán:

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 511

Có TK 3331

  • Bên mua hạch toán:

Nợ TK 156

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Ví dụ 2: Công ty A bán SP Y cho công ty B, Theo như thỏa thuận của 2 bên thì “nếu công ty B mua đủ từ 10 SP Y trở lên sẽ được hưởng 10% trên giá bán chưa thuế GTGT”, với giá bán 1 sản phẩm Y là 3.000.000.

Sau đó, công ty B thực hiện mua hàng như sau:

Lần 1 mua 4 sản phẩm

Lần 2 mua thêm 4 sản phẩm

Lần 3 mua thêm 2 sản phẩm

Sau 3 lần mua hàng, công ty B đạt đủ điều kiện hưởng chiết khấu thương mại.

Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại

  • Bên bán: Vì hóa đơn lần cuối mà bên bán – công ty A xuất có trị giá hóa đơn là 6.000.000, trong khi đó, chiết khấu thương mại mà bên mua – công ty B nhận được là 3.000.000 nên kế toán viên ghi nhận như sau:

Nợ TK 131: 6.600.000

Có 5111: 6.000.000

Có 3331: 600.000

  • Bên mua:

Nợ TK 156 6.000.000

Nợ TK 1331 600.000

Có TK 331 6.600.000

Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì kế toán viên cần thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm các hóa đơn trước đó và hạch toán theo sự điều chỉnh này.

  • Bên bán: kế toán hạch toán chiết khấu thương mại đã phát sinh trong kỳ bằng cách ghi nhận vào giảm trừ doanh thu

Nợ TK 521 (nếu áp dụng Thông tư 200) / Nợ 511 (Nếu áp dụng Thông tư 133)

Nợ TK 3331

Có TK 131, 111, 112

  • Bên mua: Vì hàng hóa mua về sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích nên chiết khấu thương mại mà bên mua được hưởng sẽ được ghi nhận theo nhiều cách khác nhau:

Nếu định khoản chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng hóa đang nằm trong kho → kế toán viên ghi nhận giảm trị giá hàng tồn kho:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 156

Có TK 1331

Nếu chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng hóa đã bán → kế toán viên ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 632

Có TK 1331

Nếu chiết khấu thương mại nhận được đối với hàng hóa được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, xây dựng cơ bản → kế toán viên ghi nhận giảm các loại chi phí tương ứng:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 154, 241, 641, 642…

Có TK 1331

Trường hợp nếu kết thúc chương trình khuyến mãi mới lập hóa đơn thì thực hiện hạch toán giống tình huống số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng của trường hợp 2.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì cuối kỳ sẽ thực hiện kết chuyển giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu:

Nợ TK 521

Có TK 511

Doanh nghiệp áp dụng chế độ theo thông tư 133 sẽ không có bút toán này.

Ví dụ 3: Công ty A bán SP Z cho công ty B (cả 2 công ty đều áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200). Theo như thỏa thuận của 2 bên thì “nếu công ty B mua đủ từ 10 SP Y trở lên sẽ được hưởng 10% trên giá bán đã bao gồm thuế GTGT”, với giá bán 1 sản phẩm Y là 10.000.000, thuế GTGT 10%.

Sau đó, công ty B thực hiện mua hàng như sau:

Lần 1 mua 4 sản phẩm

Lần 2 mua thêm 5 sản phẩm

Lần 3 mua thêm 1 sản phẩm

Sau 3 lần mua hàng, công ty B đạt đủ điều kiện hưởng chiết khấu thương mại.

  • Bên bán: Vì hóa đơn lần cuối mà bên bán – công ty A xuất có trị giá hóa đơn là 10.000.000, trong khi đó, chiết khấu thương mại mà bên mua – công ty B nhận được là 11.000.000 nên công ty A phải xuất hóa đơn riêng cho số tiền chiết khấu thương mại, kế toán hạch toán chiết khấu thương mại ở trường hợp này như sau:

Nợ 521 10.000.000

Nợ TK 3331 1.000.000

Có 131 11.000.000

  • Bên mua:

Nợ TK 331 11.000.000

Có TK 156, 632, 154, 241, 641, 642… 10.000.000

Có 1331 1.000.000

Đối với doanh nghiệp thương mại, dù là bên mua hay bên bán, thì đều phải theo dõi các khoản chiết khấu thương mại để đảm bảo tính đúng giá vốn hàng bán, giá hàng nhập kho…

Xem thêm: Doanh thu là gì? Các loại doanh thu và công thức tính chi tiết nhất

3. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán thường bị nhầm lẫn nhưng về bản chất đây là hai hình thức giảm giá hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng điểm qua những sự khác biệt giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại:

Tiêu chí Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Có hiệu lực khi Khách hàng mua số lượng lớn quy định trong hợp đồng Khách hàng thanh toán trước hạn quy định trong hợp đồng
Hóa đơn Có xuất hóa đơn Không xuất hóa đơn
Thuế GTGT Được điều chỉnh giảm tương ứng với phần chiết khấu Không được giảm
Thuế TNDN Tính vào khoản giảm trừ doanh thu Được tính vào chi phí được trừ
Khấu trừ khi người nhận là cá nhân Chiết khấu trả bằng tiền phải khấu trừ 1% thuế TNCN nếu người nhận là cá nhân Khoản chiết khấu phải được khấu trừ 1% thuế TNCN nếu người nhận là cá nhân

(Căn cứ pháp lý: VAS 14; Điểm 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; khoản 4 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13; điểm 4, Phụ lục 01 –  Thông tư số 92/2015/TT-BTC)

>> Xem thêm: Chiết khấu thanh toán là gì? Cách hạch toán chính xác

4. Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại

4.1 Chiết khấu theo từng lần mua

Trên hóa đơn giá trị gia tăng sẽ ghi giá bán đã chiết khấu, thuế GTGT và tổng giá thanh toán có thuế GTGT.

Ví dụ: Ngày 20/12 công ty A tổ chức chương trình mua 1 sản phẩm máy tính xách tay trị giá 20 triệu, giảm 10%. Cùng ngày, công ty B tới mua một chiếc máy tính xách tay giá 20 triệu, hóa đơn sẽ viết như sau:

STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4×5
01 Máy tính xách tay hiệu XXX chiếc 1 18.000.000 18.000.000
Cộng tiền hàng 18.000.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Thuế GTGT 1.800.000
Tổng tiền thanh toán 19.800.000
Bằng chữ: mười chín triệu tám trăm ngàn đồng

4.2 Chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số

Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng mà người mua nhận được => số tiền chiết khấu sẽ được bù trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó.

Ví dụ: Ngày 15/12 công ty A ký hợp đồng với công ty B, thỏa thuận nếu công ty B mua 10 chiếc máy tính xách tay hiệu XXX trị giá 20 triệu, sẽ được chiết khấu thương mại 5% (20 triệu x 5% x 10 = 10 triệu).

  • Ngày 18/12, công ty B mua 2 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 chiếc máy tính là 20 triệu.
  • Ngày 20/12, công ty B tiếp tục mua 5 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 chiếc máy tính là 20 triệu.
  • Ngày 24/12, công ty B mua 3 chiếc, đã đủ số lượng như hợp đồng nên công ty B nhận được chiết khấu thương mại 5% của công ty A, xuất hóa đơn như sau:
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4×5
01 Máy tính xách tay hiệu XXX chiếc 3 20.000.000 60.000.000
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng với cty B ký ngày 18/12 chiếc 10 1.000.000 10.000.000
Cộng tiền hàng 50.000.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Thuế GTGT 5.000.000
Tổng tiền thanh toán 55.000.000
Bằng chữ: năm mươi lăm triệu đồng

Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng hoặc trường hợp kết thúc kỳ khuyến mãi mới lập hóa đơn =>  lập hóa đơn điều chỉnh giảm các hóa đơn trước đó.

Ví dụ: Ngày 15/12 công ty A ký hợp đồng với công ty B, thỏa thuận nếu công ty B mua 10 chiếc máy tính xách tay hiệu XXX trị giá 20 triệu, sẽ được CKTM 15% (20 triệu x 15% x 10 = 30 triệu).

  • Ngày 18/12, công ty B mua 3 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 chiếc máy tính là 20 triệu.
  • Ngày 20/12, công ty B tiếp tục mua 6 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 chiếc máy tính là 20 triệu.
  • Ngày 24/12, công ty B mua 1 chiếc, đã đủ số lượng như hợp đồng nên công ty B nhận được chiết khấu thương mại 15% của công ty A, vì số tiền CKTM là 30 triệu > số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng nên công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4×5
01 Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế của các hóa đơn kèm bảng kê … do CKTM 15% theo hợp đồng ký với cty B ngày 18/12 chiếc 10 3.000.000 30.000.000
Cộng tiền hàng 30.000.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Thuế GTGT 3.000.000
Tổng tiền thanh toán 33.000.000
Bằng chữ: ba mươi ba triệu đồng

Nghiệp vụ này thường xuyên diễn ra tại doanh nghiệp nên kế toán doanh nghiệp cần nắm chắc để thực hiện ghi chép thông tin kế toán. Hiện nay, các phần mềm kế toán, tiêu biểu như phần mềm kế toán online MISA AMIS có nhiều tính năng hỗ trợ cho kế toán trong quá trình ghi chép chiết khấu. Phần mềm kế toán MISA AMIS có tính năng hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi:

  • Theo dõi hạch toán mua hàng có chiết khấu
  • Theo dõi hạch toán bán hàng có chiết khấu
  • Theo dõi phân bổ chiết khấu

Các tính năng đều được hướng dẫn cụ thể chi tiết, kế toán có thể tham khảo trước khi ghi nhận thực tế tại doanh nghiệp mình. Ngoài ra, phần mềm AMIS kế toán còn nhiều tính năng đặc thù, ưu việt, hỗ trợ kế toán trong quá trình tác nghiệp. Tham khảo sử dụng miễn phí 15 ngày phần mềm AMIS kế toán tại đây để thực tế trải nghiệm.

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả