[Cập nhật mới nhất] Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu 

22/03/2023
529

Hiểu rõ các tình huống hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là cách bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên tham gia. Do đó, trong bài viết này MISA AMIS sẽ giúp bạn làm rõ những quy định của pháp luật về trường hợp bảo hiểm bị vô hiệu hóa và cách thức khôi phục như ban đầu.  

tại sao hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Tại sao hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu?

I. Hợp đồng bảo hiểm là gì? 

1. Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên về việc bên mua bảo hiểm phải đóng phí định kỳ và doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 

hợp đồng bảo hiểm là gì
Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Cụ thể, các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm bao gồm: 

  • Bên mua bảo hiểm: Cá nhân, tổ chức đứng ra giao kết hợp đồng bảo hiểm, đóng phí định kỳ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. 
  • Người được bảo hiểm: Cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, trách nhiệm dân sự được hưởng bảo hiểm theo hợp đồng. Những rủi ro xảy ra với đối tượng này sẽ làm phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng cho doanh nghiệp bảo hiểm, Người được bảo hiểm có thể là người thụ hưởng hoặc người mua bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không cùng là người mua thì người mua sẽ có quyền lợi được bảo hiểm chung với người được bảo hiểm. 
  • Người thụ hưởng: Cá nhân, tổ chức được người mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng. 

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm phổ biến nhất 

Hợp đồng bảo hiểm bao gồm 3 loại chính là bảo hiểm cho con người, tài sản và trách nhiệm dân sự: 

2.1. Hợp đồng bảo hiểm cho con người

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, điều 32 quy định đối tượng chính của hợp đồng bảo hiểm con người là sức khỏe, tuổi thọ, tính mạng. 

Bên mua bảo hiểm chỉ được phép mua bảo hiểm con người cho bản thân, vợ chồng, con cái, cha mẹ ruột, anh chị em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng. 

Số tiền bảo hiểm cần đóng hay phương thức thanh toán sẽ do bên mua và doanh nghiệp thỏa thuận trong hợp đồng. 

2.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm tài sản có đối tượng chính là tài sản, bao gồm vật phẩm, tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền cùng các quyền tài sản. Số tiền bảo hiểm tài sản là khoản tiền mà bên mua yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.

2.3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Điều 52, 54 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 nêu rõ, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.

Số tiền bảo hiểm là số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng.

>> Bài viết liên quan: Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế nào? 

II. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm 

Hợp đồng có ba đặc điểm tiêu biểu: 

  • Hợp đồng bảo hiểm có tính chất vô hình, không thể tách rời và cất giữ. Nó không có tính đồng nhất và cũng không được bảo hộ về bản quyền. 
  • Hợp đồng bảo hiểm có điều khoản mẫu, là hợp đồng song vụ có điều kiện cho phép thể hiện dưới hình thức văn bản. 
  • Hợp đồng bảo hiểm thường mang tính chất may rủi. Nếu không xuất hiện rủi ro thì việc giao kết cùng tính hiệu lực của hợp đồng sẽ không xuất hiện. Từ đó, yếu tố trung thực giữa hai bên tham gia góp phần quan trọng vào bảo đảm quyền lợi chung. 

III. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu 

Vậy trường hợp nào hợp đồng bảo hiểm vô hiệu? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây! 

1. Phí bảo hiểm không được đóng đầy đủ, đúng thời hạn

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp chính sách đóng phí linh hoạt. Người mua được lựa chọn chi trả theo kỳ hạn phù hợp như tháng, quý, năm. 

hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào
Những trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu mà người tham gia cần lưu ý

Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức còn lơ là nghĩa vụ nộp phí dẫn đến thanh toán không đều đặn. 

Luật kinh doanh bảo hiểm quy định, khi bên mua không đóng phí đúng thỏa thuận thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể gia hạn thêm tối đa 60 ngày. Điều này giúp bên mua cân đối tài chính thoải mái hơn. Đồng thời, hợp đồng vẫn giữ nguyên hiệu lực trong thời gian gia hạn. 

Khi hết khoảng gia hạn mà bên mua vẫn chưa hoàn tất đóng phí, doanh nghiệp sẽ xử lý theo hai tình huống: 

  • Với bảo hiểm không có giá trị hoàn lại, hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu và bên mua không được hoàn lại số tiền đã đóng. 
  • Với bảo hiểm chưa được đóng phí và bên mua không có yêu cầu chấm dứt thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ từ các quyền lợi, bảo tức, lãi chưa rút (nếu có) của hợp đồng. Mặc dù vậy, bạn cần nắm được những phát sinh sau:
    • Nếu mức phí đóng một kỳ lớn hơn giá trị từ quyền lợi, bảo tức, lãi tích lũy thì mức chênh lệch còn thiếu sẽ được tự động tạm ứng từ giá trị tiền mặt trừ đi số nợ của hợp đồng. Lúc này, hợp đồng tiếp tục có hiệu lực.  
    • Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ bên trên không đủ thanh toán mức phí một kỳ, hợp đồng có thể chuyển đổi sang kỳ đóng phí ngắn hơn (hàng tháng) để tiếp tục tạm ứng.
    • Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ không đủ đóng phí theo tháng, thời điểm hết khoảng gia hạn đóng phí hợp đồng bảo hiểm cũng bị vô hiệu. 

>> Bài viết được đọc nhiều nhất: Hợp đồng điện tử là gì? Tính pháp lý, lợi ích và sự khác biệt với hợp đồng giấy

2. Cung cấp thông tin sai lệch, gian dối

Người mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải kê khai thông tin chính xác, đặc biệt là những nguy cơ dễ dàng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là điều kiện cần để doanh nghiệp bảo hiểm cân nhắc chấp nhận bồi thường quyền lợi cho người mua. 

Những người mua kê khai thông tin trung thực, đặc biệt là tình trạng sức khỏe và nghề nghiệp sẽ được tiến hành chi trả theo đúng thỏa thuận hợp đồng khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. 

Ngược lại, những cá nhân, tổ chức khai báo sai nhằm mục đích riêng sẽ bị từ chối chi trả hay vô hiệu hóa hợp đồng. 

3. Số tiền tạm ứng cũng nợ lãi tương ứng nhiều hơn giá trị hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm có giá trị tiền mặt cho phép người tham gia yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng tối đa 80% sau khi trừ khi các khoản nợ (nếu có). Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua vẫn được chi trả theo hợp đồng. Nhưng trước đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trừ đi phần tạm ứng cộng lãi suất của phần tạm ứng. 

Trong điều kiện tổng tạm ứng cộng với nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị tiền mặt của hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

4. Bên mua nhờ người ký tên thay nhưng không có văn bản ủy quyền đúng quy định

Người mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải trực tiếp ký tên trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Nếu người ký tên là bên được ủy quyền thì bắt buộc phải có văn bản ủy quyền đính kèm theo quy định pháp luật. 

giấy ủy quyền khi nhờ người hợp đồng
Mẫu giấy ủy quyền khi nhờ người hợp đồng

Hợp đồng là vô hiệu khi không có văn bản ủy quyền. Người mua không thể nhận được bất kỳ quyền lợi nào. 

6. Đại lý bảo hiểm không nộp phí về doanh nghiệp bảo hiểm

Một số cá nhân, tổ chức lựa chọn tham gia bảo hiểm thông qua đại lý. Thế nhưng đại lý này chỉ thu phí của khách hàng mà không nộp về doanh nghiệp bảo hiểm. 

Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực hợp đồng và lợi ích của người mua. Đồng thời, sự uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ bị nghi ngờ. 

Để tránh nguy cơ trên, người mua nên đọc kỹ các điều khoản cũng như chủ động kiểm tra tình trạng đóng phí với doanh nghiệp bảo hiểm. Cùng với đó, doanh nghiệp bảo hiểm nên triển khai phương thức đóng phí, kiểm tra đóng phí trực tuyến minh bạch. 

IV. Ảnh hưởng của việc vô hiệu hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khiến cho giá trị pháp lý của hợp đồng mất đi. Người mua không thể nhận được quyền lợi như thỏa thuận khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. 

Hợp đồng có thể bị vô hiệu hóa toàn phần và vô hiệu hóa một phần. Hợp đồng vô hiệu toàn phần xuất hiện khi tất cả thỏa thuận vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Hợp đồng vô hiệu một phần khi một nội dung nhỏ trong hợp đồng hết hiệu lực song không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản còn lại. 

V. Cách xử lý khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Theo luật Kinh doanh Bảo Hiểm, bên mua có quyền yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn 2 năm tính từ ngày hợp đồng vô hiệu. Quy định này giúp bảo đảm quyền lợi cho người tham gia cho đến lúc đáo hạn hợp đồng.

khôi phục hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
Thủ tục khôi phục hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Điều kiện khôi phục hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Bản Quy tắc và Điều khoản của hợp đồng:

  • Người tham gia hoặc người được bảo hiểm gửi yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng bằng văn bản đến doanh nghiệp bảo hiểm (chờ doanh nghiệp đánh giá).
  • Thời điểm yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng diễn ra trước ngày kết thúc hợp đồng.
  • Người được bảo hiểm cung cấp đầy đủ bằng chứng về tình trạng sức khỏe, chứng minh khả năng đáp ứng điều kiện được bảo hiểm theo quy định.
  • Người tham gia đã thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm quá hạn, nợ chưa trả và mức lãi suất do doanh nghiệp bảo hiểm công bố (tính đến ngày doanh nghiệp chấp thuận khôi phục hợp đồng).

VI. Kết luận 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ những tình huống khiến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu cùng cách thức đề xuất khôi phục. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, hợp đồng điện tử đang được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng rộng rãi.

Nếu muốn tìm hiểu một giải pháp ký hợp đồng điện tử uy tín, đảm bảo tính pháp lý cho doanh nghiệp mình thì bạn đừng bỏ phần mềm MISA AMIS WeSign – giải pháp ký tài liệu nhanh chóng ở bất kỳ đâu trên mọi thiết bị. 

Những lợi ích mà MISA AMIS WeSign đem lại cho doanh nghiệp là:

  • Ký kết nhanh chóng chỉ trong 30 giây: Giám đốc/Nhà quản lý hoàn tất giao kết từ xa ngay trên Smartphone, không cần có mặt 8 tiếng trên văn phòng.
  • Tiết kiệm 90% chi phí tài liệu, chuyển phát 2 chiều và lưu trữ trên hệ thống đám mây Cloud.
  • Thiết lập đối tượng, thứ tự, loại chữ ký, vị trí, luồng ký, điều phối, phê duyệt, tự động gửi, nhận bản sao chỉ trong 1 phút.
  • Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm, phân loại chỉ với 1 click.
  • Đảm bảo tính pháp lý về giao dịch điện tử, xác thực điện tử bởi Bộ Công thương từ ngày 19/3/2023. 

Để nhận ưu đãi dùng thử miễn phí phần mềm hợp đồng điện tử, mời doanh nghiệp đăng ký ngay:

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả