Chuyển đổi số Hợp đồng số Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế...

Hợp đồng bảo hiểm là một trong những khoản đầu tư phổ biến nhất được các cá nhân, tổ chức lựa chọn. Tuy nhiên, sau một thời gian duy trì, nhiều chủ thể phát sinh nhu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm của mình cho cá nhân, tổ chức khác. 

Vậy thủ tục này có hợp pháp không? Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện chuyển nhượng? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay! 

hợp đồng bảo hiểm có chuyển nhượng được không
Hợp đồng bảo hiểm có chuyển nhượng được không?

I. Giới thiệu chung về hợp đồng bảo hiểm

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi sung năm 2010, 2019, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bán bảo hiểm. Cụ thể, bên mua bảo hiểm phải đóng mức phí đúng kỳ hạn còn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong trường hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm. 

Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng, là cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ. Tuy nhiên các chủ thể này phải đảm bảo đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự, đồng thời có mối quan hệ nhất định đối với đối tượng được bảo hiểm.

giới thiệu chung về hợp đồng bảo hiểm
Giới thiệu chung về hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm được phân loại như sau: 

  • Hợp đồng bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự. 
  • Hợp đồng bảo hiểm cho con người. 
  • Hợp đồng bảo hiểm cho tài sản. 

Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm phải thành lập dưới dạng văn bản chứng nhận, đơn từ, fax… để làm bằng chứng giao kết theo quy định. 

>>> Tìm hiểu ngay: Phần mềm ký kết tài liệu trực tuyến mọi lúc mọi nơi

II. Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định khái niệm cụ thể về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, chuyển nhượng hợp đồng được hiểu đơn giản là việc một cá nhân, tổ chức chuyển nhượng lại quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm cho một cá nhân, tổ chức khác. 

III. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có hợp pháp không? 

1. Tính pháp lý

Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về yêu cầu chuyển nhượng. Cùng với đó, doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận thủ tục trên, trừ tình huống chuyển nhượng do tập quán quốc tế.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

2.1. Bên mua bảo hiểm

Quyền của bên mua bảo hiểm (Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000): 

  • Tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam. 
  • Yêu cầu doanh nghiệp giải thích rõ từng điều kiện, điều khoản trên hợp đồng, cấp giấy xác nhận, đơn từ hợp pháp. 
  • Đơn phương tạm dừng quá trình thực hiện hợp đồng theo khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (có thỏa thuận trong hợp đồng).
  • Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận thống nhất hoặc theo quy định pháp luật. 
  • Một số quyền khác theo pháp luật. 

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm  (Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)

  • Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng thời hạn định kỳ theo phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Kê khai trung thực mọi thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. 
  • Chủ động thông báo những trường hợp có thể gây ra sự rủi ro, phát sinh thêm trách nhiệm cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng. 
  • Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm về sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận. 
  • Áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng tránh, hạn chế tối đa tổn thất theo Luật Kinh doanh bảo hiểm cùng những quy định khác. 

2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm

Quyền của bên mua bảo hiểm (Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000): 

  • Thu tiền đóng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm cung cấp chính xác, đầy đủ, trung thực những thông tin liên quan khi giao kết và thực hiện hợp đồng. 
  • Đơn phương đình chỉ quá trình thực hiện hợp đồng theo khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 
  • Từ chối trả tiền hoặc từ chối bồi thường cho người thụ hưởng trong sự kiện không thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 
  • Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác. 
  • Yêu cầu người thứ ba bồi thường lại số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu người thứ ba gây ra thiệt hại với tài sản và trách nhiệm dân sự. 
  • Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
quyền và nghĩa vụ khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm khi chuyển nhượng hợp đồng

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm  (Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000): 

  • Giải thích minh bạch các điều kiện, điều khoản, quyền, nghĩa cụ của bên mua bảo hiểm có trên hợp đồng. 
  • Cung cấp giấy chứng nhận, đơn từ hợp pháp ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. 
  • Chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người thụ hưởng kịp thời ngay sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 
  • Cung cấp văn bản từ chốt trong trường hợp từ chối chi trả hoặc từ chối bồi thường. 
  • Phối hợp cùng người mua bảo hiểm giải quyết các yêu cầu bồi thường của người thứ ba cho những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm trong một sự kiện bảo hiểm. 

>> Phần mềm hợp đồng điện tử MISA AMIS WESIGN hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất

3. Điều kiện chuyển nhượng 

Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cho biết điều kiện chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm bao gồm: 

  • Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đều phải có đủ năng lực, hành vi dân sự. 
  • Bên chuyển nhượng phải thông báo và nhận được sự chấp thuận từ doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp thực hiện theo tập quán quốc tế như đã trình bày ở trên.  

4. Các bước chuyển nhượng 

Để tiến hành chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm thuận lợi, bạn cần tuân thủ 4 bước sau: 

  • Bước 1: Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ: 
    • Đơn yêu cầu chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.
    • Bản sao chứng minh thư. 
    • Xác nhận của bên mua bảo hiểm về việc chuyển nhượng (cơ quan chức năng đã xác thực chữ kỹ của chủ thể mua bảo hiểm). 
    • Tờ khai tình trạng sức khỏe của bên nhận chuyển nhượng dành cho loại hợp đồng từ bỏ thu phí, các loại giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu của từng doanh nghiệp bảo hiểm. 
  • Bước 2: Gửi thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp mua bảo hiểm về việc chuyển nhượng, đề nghị doanh nghiệp chấp thuận, trừ trường hợp chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế thì không cần sự đồng ý này.
  • Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận và xem xét yêu cầu trên. 
  • Bước 4: Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận yêu cầu thì các bên ký đi đến kết hợp đồng chuyển nhượng.

IV. Kết luận

Như vậy, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là thủ tục hoàn toàn hợp pháp, các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện dễ dàng. Song bạn cũng cần lưu ý về điều kiện hay bước xác nhận giấy tờ chuyển nhượng cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. 

MISA AMIS WeSign chính thức được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Ngày 19/01/2023, Bộ Công thương đã cấp phép chứng thực hợp đồng số cho nền tảng ký tài liệu số MISA AMIS WeSign. Điều này giúp MISA AMIS WeSign đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho khách hàng, tăng độ tin cậy cho các bên tham gia kí kết trên ứng dụng.

MISA AMIS WeSign là phần mềm ký hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp: 

  • Tiết kiệm tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm tới 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật

 Để nhận ưu đãi dùng thử miễn phí phần mềm hợp đồng điện tử, mời doanh nghiệp đăng ký ngay:

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]