Marketing Inbound Marketing ChatGPT và ứng dụng vào marketing để sáng tạo nội dung

Ra mắt vào 30/11/2022, ChatGPT vụt sáng trở thành “ngôi sao mới nổi” trong làng công nghệ toàn cầu bởi khả năng giải đáp và đối thoại thông minh với con người. Thậm chí ChatGPT còn có khả năng sáng tác thơ, soạn nhạc, viết báo, thiết kế, lập trình và sửa lỗi lập trình, tóm tắt văn bản, dịch ngôn ngữ,… Nhờ tính năng ưu việt, chỉ mới 2 tháng sau khi được tung ra, ChatGPT đã thu về hơn 10 triệu người dùng/ ngày, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.

Vậy ChatGPT là gì? Bạn có thể ứng dụng ChatGPT vào marketing để sáng tạo nội dung như thế nào? Hãy cùng MISA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Tìm hiểu về ChatGPT

1.1 ChatGPT là gì? 

ChatGPT (viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot do công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI (trụ sở tại San Francisco) phát triển, được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn mang tên GPT-3.5. 

Hiểu đơn giản, ChatGPT là một công cụ học máy, có khả năng giải đáp, sáng tạo và đối thoại với con người một cách nhanh chóng, độ chính xác cao. 

ChatGPT là gì do chính chatbot này trả lời
ChatGPT là gì do chính chatbot này trả lời

Cụ thể, bạn có thể yêu cầu công cụ Chatbot GPT trả lời câu hỏi, sáng tác thơ, soạn nhạc, viết báo, lập kế hoạch, thiết kế, lập trình và sửa lỗi lập trình, tóm tắt văn bản, dịch ngôn ngữ,…. Tất cả những tương tác trên được định dạng theo cách trò chuyện bằng văn bản. 

ChatGPT hay Chatbot GPT là một công cụ học máy tương tác với người dùng bằng định dạng văn bản.
ChatGPT hay Chatbot GPT là một công cụ học máy tương tác với người dùng bằng định dạng văn bản.

Hiện nay, do đang trong giai đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi, OpenAI duy trì phiên bản miễn phí chạy song song với bản ChatGPT Plus tính phí 20 USD/ tháng bắt đầu từ 1/2/2023, chỉ dành cho người dùng tại Mỹ và phải đăng ký trong danh sách chờ. 

Ngoài ra, với tiềm năng khai thác to lớn và dự báo nhu cầu ứng dụng tăng cao, OpenAI cũng thông báo trên trang chủ của mình có thể sẽ sớm phát hành phiên bản có tên ChatGPT Professional hướng đến đối tượng doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Logo ChatGPT 
Logo ChatGPT

1.3 ChatGPT hoạt động như thế nào? 

ChatGPT hoạt động trên nguyên tắc học tăng cường từ phản hồi của con người (RLHF). Đây là phương pháp sử dụng tương tự như với InstructGPT, nhưng có sự nâng cấp hơn trong thiết lập thu thập dữ liệu.

Giao diện sử dụng Chatbot GPT sau khi login
Giao diện sử dụng Chatbot GPT sau khi login

Chatbot GPT này được tinh chỉnh bằng kỹ thuật học có giám sát. Vì vậy, nó sẽ biết chọn lọc và từ chối trả lời những yêu cầu không phù hợp với quy chuẩn chung của xã hội – pháp luật. 

Chatbot GPT đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát
Chatbot GPT đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát

Cụ thể, đầu vào của ChatGPT dựa vào hạ tầng dữ liệu văn bản từ internet, bao gồm 570GB dữ liệu khổng lồ thu được trong sách, văn bản web, wikipedia, bài báo và các phần viết khác trên internet,… tương đương 300 tỷ từ để tổng hợp tri thức. Trong quá trình trò chuyện với con người, ChatGPT tiếp tục thu thập dữ liệu, ghi nhớ, điều chỉnh và trở nên thông minh hơn.

1.4 Khả năng và tiềm năng của ChatGPT? 

Bên cạnh khả năng trả lời các câu hỏi đơn giản, ChatGPT còn có khả năng sáng tạo và ghi nhớ trong cuộc trò chuyện. Định dạng đối thoại giúp ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi tiếp theo, thừa nhận sai lầm của mình, thách thức các tiền đề không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp. 

Như vậy, có thể nói, khả năng chủ đạo của Chatbot GPT là một trợ lý AI dựa trên văn bản. 

Bàn về tiềm năng của ChatGPT, có rất nhiều ý kiến cho rằng, Chatbot này có thể là mối đe dọa to lớn với các công cụ tìm kiếm hiện có. 

Bằng chứng là ngay khi vừa ra mắt, ChatGPT đã khiến lãnh đạo của Google phải nhanh chóng phát “báo động đỏ” (“Code Red”) cho toàn công ty. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng ChatGPT hoàn toàn có tiềm năng phát triển thành một phần mềm có khả năng thay thế công cụ tìm kiếm của Google trong suốt nhiều năm qua.

Không chỉ dừng lại ở mức cạnh tranh giữa các công cụ với nhau, ChatGPT còn đủ mạnh đến mức được dự báo là sẽ có thể thay thế vị trí công việc của con người, khiến hàng loạt ngành nghề biến mất như bác sĩ, thiết kế, nhà báo, huấn luyện viên, lập trình viên, giáo viên,… 

Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là nhận định về tiềm năng của ChatGPT có thể phát triển. Còn hiện tại, ChatGPT vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa thể thay thế Google hoặc con người mà chỉ đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ.

1.5 Sự khác biệt giữa ChatGPT và công cụ tìm kiếm

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được tạo ra với mục đích tổ chức cuộc trò chuyện với người dùng cuối. ChatGPT không có khả năng tìm kiếm thông tin trên internet. 

Nó mất trung bình từ 2 đến 5 giây tổng hợp thông tin học được từ dữ liệu đào tạo để tạo ra phản hồi, điều này dẫn đến các thông tin ChatGPT đưa ra không hoàn toàn chính xác. 

Trong khi đó, một công cụ tìm kiếm như Google Search hay Bing lập chỉ mục các trang web trên internet để giúp người dùng tìm thấy thông tin họ yêu cầu trong trung bình 1 giây. Kết quả trả về hiển thị dưới dạng một danh sách các đường link để người dùng tự đọc, chọn lọc và tổng hợp thông tin. Như vậy, ChatGPT không phải một công cụ tìm kiếm.

1.6 Hạn chế hiện tại của ChatGPT

Giống như bất kỳ mô hình học máy nào, ChatGPT cũng có những hạn chế riêng về khả năng và hiệu suất. Một số hạn chế của Chatbot GPT bao gồm: 

  • Có thể đưa ra thông tin thiếu chính xác hoặc quá dài dòng do phụ thuộc lớn vào chất lượng dữ liệu đầu vào. Người dùng cần sàng lọc nội dung kỹ lưỡng trước khi tin tưởng và sử dụng chúng. 
  • Hiểu biết hạn chế về thành ngữ, nói đùa hoặc châm biếm khiến ChatGPT không thể hiểu nghĩa bóng dưới lớp ngôn ngữ. Trong khi nó là một đặc trưng giao tiếp của con người. Vì vậy, đối thoại với ChatGPT vẫn rất “máy móc”.
  • ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi lặp đi lặp lại nếu dữ liệu đầu vào quá giống nhau.
  • Thay vì yêu cầu làm rõ các câu hỏi mơ hồ, công cụ Chatbot GPT chỉ đoán xem câu hỏi của bạn có nghĩa gì, điều này có thể dẫn đến những câu trả lời không đúng trọng tâm.
  • Dữ liệu của ChatGPT mới chỉ đang cập nhật đến năm 2021. Vì vậy nhiều sự kiện xảy ra từ năm 2022 trở đi, ChatGPT không có câu trả lời. Ví dụ, ở thời điểm đầu năm 2023, ChatGPT sẽ không biết đội vô địch World Cup 2022 là đội bóng nào. 
ChatGPT đưa ra những thông tin thiếu chính xác về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
ChatGPT đưa ra những thông tin thiếu chính xác về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”

2.  Ứng dụng ChatGPT vào marketing để sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung (Content creation) là một trong những khía cạnh quan trọng hàng đầu của lĩnh vực Marketing. Ứng dụng ChatGPT sẽ làm thay đổi cách marketer sản xuất, sáng tạo nội dung theo hướng tự động hóa, loại bỏ các công việc “thủ công” mang tính lặp đi lặp lại. Cụ thể, có thể ứng dụng ChatGPT Marketing vào công việc sáng tạo nội dung như sau.

Ứng dụng ChatGPT vào marketing để sáng tạo nội dung
Ứng dụng ChatGPT vào marketing để sáng tạo nội dung

2.1. Ứng dụng ChatGPT Marketing tìm ý tưởng về chủ đề mới

ChatGPT là một phương tiện hỗ trợ tìm kiếm content idea tuyệt vời nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu của nó. Thay vì bắt buộc cần có một số kỹ năng cơ bản để sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa quen thuộc như Ahrefs, Ubersuggest, SEMRush hay Google Trends, giờ đây, marketer có thể đơn giản hóa công việc bằng cách đặt câu hỏi yêu cầu ChatGPT đưa ra ý tưởng cho bạn. 

Ví dụ: Bạn muốn viết bài cho trang web cung cấp dịch vụ phần mềm quản trị doanh nghiệp của mình. Bạn có thể yêu cầu ChatGPT: Hãy liệt kê các chủ đề phổ biến liên quan đến phần mềm quản trị doanh nghiệp. Không mất quá 5 giây để ChatGPT đưa ra câu trả lời. Việc của bạn chỉ cần lựa chọn chủ đề mới phù hợp trong bản danh sách ChatGPT cung cấp. 

Đăng ký tải 200 câu lệnh thần thánh để khai thác chatGPT trong sáng tạo nội dung. Ảnh chụp bộ Ebook.

2.2 Ứng dụng ChatGPT Marketing lập dàn ý cho bài viết 

Tương tự như cách ứng dụng ChatGPT để tìm kiếm content idea, bạn cũng có thể yêu cầu công cụ chatbot này lập dàn ý cho bài viết của mình. ChatGPT sẽ đưa ra những luận điểm chính khá chi tiết được sắp xếp theo thứ tự logic hỗ trợ bạn nhanh chóng xây dựng dàn ý.  

ChatGPT lập dàn ý chi tiết cho bài viết được yêu cầu
ChatGPT lập dàn ý chi tiết cho bài viết được yêu cầu

2.3 Ứng dụng ChatGPT Marketing viết meta description cho bài đăng website

Google đã từng đề cập đến việc “sử dụng chương trình phần mềm để tạo đoạn meta description (Mô tả tóm tắt) là cách làm thích hợp và có thể áp dụng nếu đúng đoạn mô tả đó tương ứng với nội dung bài viết”. Hay nói cách khác Google cho phép thẻ meta description được tạo tự động bằng ChatGPT.

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT tóm tắt nội dung bài viết của mình và sử dụng kết quả đó làm meta description cho bài đăng để tiết kiệm thời gian và công sức hơn. 

2.4 Ứng dụng ChatGPT Marketing tạo bài viết tăng SEO

Là một trợ lý AI dựa trên văn bản, ChatGPT hoàn toàn có thể tạo một bài viết theo yêu cầu với ngôn ngữ tự nhiên và tinh vi như do con người thực hiện. 

Ví dụ khi bạn nhập “Hãy viết 1 bài giới thiệu về phần mềm quản trị doanh nghiệp là gì?”. ChatGPT sẽ trả về bài viết khá đầy đủ bao gồm khái niệm, tính năng, lợi ích, ưu/ nhược điểm và các loại phần mềm quản trị doanh nghiệp thường dùng. Thậm chí, bạn có thể yêu cầu ChatGPT viết tiếp từ đoạn bất kỳ nào đó. Nó sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn cho bạn.  

Nhìn chung, nếu mục tiêu là tăng SEO, bạn hoàn toàn có thể dùng ChatGPT để cắt giảm thời gian sản xuất nội dung.

2.5 Ứng dụng ChatGPT Marketing tạo nội dung bài đăng hoặc nội dung quảng cáo trên mạng xã hội

Với ChatGPT bạn có thể tạo nội dung cho các bài đăng trên mạng xã hội tương tự như cách tạo ra một bài viết.

Ví dụ: nội dung ChatGPT trả lời MISA AMIS CRM đăng trên fanpage MISA AMIS CRM
Ví dụ: nội dung ChatGPT trả lời MISA AMIS CRM đăng trên fanpage MISA AMIS CRM

Bạn cũng có thể nhập yêu cầu ChatGPT những đề bài rõ ràng như “Hãy viết đoạn quảng cáo cho phần mềm quản trị doanh nghiệp chi phí chỉ 600.000đ/ tháng”. 

Thậm chí, ChatGPT còn có thể cài đặt lệnh để tự động hóa tính cách cho câu trả lời như lựa chọn định dạng văn bản, số lượng từ, thái độ đoạn văn (vui vẻ, buồn bã, tức giận,…), độ tuổi của người đọc,…

Sáng tạo hơn, bạn có thể tạo ra các chatbot meme để thu hút tương tác cho fanpage của mình bằng cách chụp lại màn hình những câu trả lời thú vị do ChatGPT trả về.

2.6. Ứng dụng ChatGPT viết Email Marketing 

Văn phong khi viết email marketing không quá dài, thường chỉ là những đoạn ngắn giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi, chính sách bán hàng hoặc thư mời sự kiện, thư cảm ơn,… Kiểu văn bản này khá phù hợp với cách trả lời của ChatGPT. 

Ví dụ, bạn chỉ cần nhập yêu cầu “Hãy viết email giới thiệu chương trình khuyến mãi “Tặng 01 tháng sử dụng miễn phí phần mềm quản trị doanh nghiệp” cho 100 khách hàng đăng ký đầu tiên”. ChatGPT sẽ viết thay bạn với đầy đủ cấu trúc của một email marketing bao gồm lời chào, nội dung chính, call to action, lời cảm ơn.

Bạn đang tìm giải pháp Marketing Automation All-in-one?Trải nghiệm ngay MISA AMIS aiMarketing

2.7. Sản xuất hình ảnh (kết hợp với công cụ tạo ảnh AI)

Với khả năng tưởng tượng phong phú và mức độ chi tiết đáng kinh ngạc, Chatbot GPT có tiềm năng lớn trong việc tạo ra các mô tả nghệ thuật để ra lệnh cho công cụ tạo ảnh AI như DALLE-2, Mid Journey, Stable Diffusion. 

Ví dụ: Bạn có thể yêu cầu ChatGPT: “Hãy miêu tả một bức thumbnail (ảnh thu nhỏ) cho bài viết về chủ đề “phần mềm quản trị doanh nghiệp” và đưa theo các điều kiện như văn phong giàu tính miêu tả, ngôn ngữ dễ hiểu. 

Như vậy, ứng dụng ChatGPT Marketing vào công việc sáng tạo nội dung không còn nằm ở tương lai quá xa vời. Mới chỉ đang trong những bước phát triển đầu tiên, nhưng ChatGPT đã chứng minh tiềm năng to lớn của mình và nó sẽ còn tiếp tục phát huy ảnh hưởng đến cách nhà tiếp thị sản xuất nội dung sáng tạo. 

3. Một số lưu ý khi ứng dụng ChatGPT Marketing để sáng tạo nội dung

Tuy sở hữu khả năng đáng kinh ngạc nhưng ChatGPT vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Do đó, nếu bạn muốn ứng dụng ChatGPT Marketing để sáng tạo nội dung hãy cân nhắc một số lưu ý sau đây:

  • Chỉ nên coi ChatGPT là công cụ hỗ trợ, không nên phụ thuộc vào nó bởi ChatGPT còn nhiều hạn chế trong việc đưa ra nội dung chính xác.
    Chính nhà phát hành OpenAI cũng đưa ra khuyến nghị rằng: Chatbot GPT hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời sai cho câu hỏi của người dùng bởi sự giới hạn về dữ liệu mà nó đang có.
    Bên cạnh đó, hãng này cũng khẳng định, ChatGPT không phải là một hệ thống đủ thông minh để thay thế tất cả con người dù những nội dung nó đưa ra nghe qua có vẻ đáng tin cậy.
  • Dù ChatGPT đã có thể sử dụng bằng tiếng Việt nhưng ngôn ngữ khuyến nghị nên dùng là Tiếng Anh. Bởi Tiếng Anh là ngôn ngữ ChatGPT được huấn luyện và chứng minh hiệu quả linh hoạt, chính xác.
    Vậy nên bạn có thể nhập yêu cầu bằng tiếng Anh và thêm các câu lệnh như “Return only the main response. Remove pre-text and post-text” (Chỉ trả lại phản hồi chính. Loại bỏ tiền văn bản và hậu văn bản) hoặc “Voice and style guide: Use sentence fragments and figurative language. Write as a master of brevity would. Frequently use short, pithy sentences that pack a punch.” (Viết nội dung có sức hút và nổi bật). Sau đó, yêu cầu chính ChatGPT dịch các câu trả lời của mình sang tiếng Việt. 
  • ChatGPT sử dụng dữ liệu có sẵn để viết bài, vậy nên không quá kỳ vọng nó sẽ tạo ra được những nội dung mới mẻ, hấp dẫn. 
  • Google có thể phát hiện nội dung do ChatGPT tạo ra nhờ watermark ẩn để tránh đạo văn. Marketer không nên “copy – paste” mà cần chỉnh sửa và biên tập lại nội dung trước khi đăng bài. 
  • Để tạo ra được nội dung chất lượng cao, bạn cần yêu cầu cụ thể và chi tiết cho ChatGPT. Ví dụ, nếu bạn chỉ yêu cầu chung chung ChatGPT “So sánh giữa phần mềm CRM và HRM”, công cụ cũng sẽ có những phản hồi chung chung. Nhưng khi đưa ra yêu cầu “So sánh CRM và HRM về mặt tính năng”, bạn sẽ nhận được câu trả lời chi tiết hơn nhiều. 
  • Lưu ý về vấn đề bảo mật của nội dung hội thoại. “Huấn luyện viên” của ChatGPT (AI trainer) có thể xem được trao đổi của bạn với Chatbot GPT. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi gửi thông tin cá nhân hoặc bí mật kinh doanh, tránh việc thông tin bảo mật của doanh nghiệp có thể được dùng để cung cấp câu trả lời cho những người dùng khác.

4. Share ChatGPT Account | Tặng ngay link download miễn phí

Hiện nay, ChatGPT chưa được hỗ trợ sử dụng tại Việt Nam. Nếu đăng nhập chatgpt link chat.openai.com bằng email và bạn sẽ nhận được thông báo “Các dịch vụ của OpenAI không khả dụng ở quốc gia của bạn”. 

ChatGPT login chưa được hỗ trợ sử dụng tại Việt Nam
ChatGPT login chưa được hỗ trợ sử dụng tại Việt Nam

Để sở hữu ChatGPT account bạn cần có:

  • Địa chỉ Email 
  • Địa chỉ máy chủ tại một số quốc gia như Đức, Mỹ, nhật Bản, Canada, Australia…
  • Số điện thoại nước ngoài 

Tuy nhiên, nếu không có những điều kiện cần trên, bạn vẫn có thể trải nghiệm ChatGPT account free ngay bằng các tài khoản ChatGPT account share có sẵn. Khi sử dụng ChatGPT account share login bình thường, không cần tạo VPN (Mạng riêng ảo) hay ẩn danh.

>> TẢI NGAY: Danh sách share tài khoản ChatGPT miễn phí mới nhất 2023

5. Kết luận 

Dựa trên mô hình ngôn ngữ GPT-3.5 mạnh mẽ, cùng lợi thế về nguồn dữ liệu lớn, ChatGPT có nền tảng tri thức đa lĩnh vực, tốc độ phản hồi nhanh và linh hoạt. 

ChatGPT đặc biệt có thể ứng dụng tốt trong lĩnh vực Marketing nói chung và sáng tạo nội dung nói riêng, hứa hẹn một tương lai đầy tiềm năng sẽ trở thành công cụ đắc lực cho nhà tiếp thị. 

Mong rằng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về công cụ ChatGPT và cách xây dựng ChatGPT Marketing. 

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Vân

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 5]