Mindset là một yếu tố rất quan trọng đối với người làm Marketing. Thực tế cho thấy rằng, nếu một Marketer có tư duy sáng tạo tốt sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các kỹ năng hơn. Vậy Marketing mindset là gì? Đâu là xu hướng phát triển mindset trong Marketing hiện nay? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Marketing mindset là gì? Các thuật ngữ liên quan
Marketing mindset xoay quanh về sự sáng tạo, tư duy chiến lược và thấu hiểu khách hàng của các nhà tiếp thị. Đó là việc nhìn thế giới qua con mắt của khách hàng và hiểu họ muốn gì, ngay cả trước khi chính họ biết điều đó.
Các marketer phải chủ động thay vì bị động và luôn tìm kiếm cơ hội mới để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Một Marketer giỏi, ngoài kiến thức và kỹ năng thì luôn có mindset tốt, sáng tạo và linh động.
Một số thuật ngữ liên quan đến marketing mindset có thể kể đến như:
Mindset Transformation
Mindset Transformation là sự thay đổi, phát triển về tư duy của một người. Chúng ta đều biết rằng khả năng của mình không cố định, chúng ta cũng biết rằng mình phải chuẩn bị về mặt tâm lý, giúp thích nghi và phát triển bản thân để phù hợp với thế giới thay đổi không ngừng. Trong thời đại ngày nay, mọi thứ liên tục phát triển, chúng ta cần phải rèn luyện và cải tiến tư duy để phát triển bản thân.
Product Mindset
Product mindset là cách xây dựng một quy trình tư duy tập trung vào sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng đối với những người làm Marketing và bộ phận phát triển sản phẩm. Tư duy sản phẩm tốt ở từng giai đoạn nghiên cứu sản phẩm, sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường thành công.
Các loại mindset phổ biến
Fixed mindset – Tư duy cố định
Những người có tư duy cố định thường tập trung vào những điều quen thuộc và cảm thấy rằng đặc điểm của họ không thể thay đổi (chúng cố định). Với suy nghĩ này, người ta tin rằng việc dành thời gian cho đào tạo, học tập hoặc phát triển là vô ích.
Hơn nữa, khi có tư duy cố định này, bạn cảm thấy trình độ kỹ năng và trí thông minh hiện tại của mình sẽ mang lại thành công như mong muốn. Ví dụ trong thể thao, nhiều vận động viên trở thành những người chuyên nghiệp dựa trên kỹ năng và khả năng bẩm sinh của họ.
Ngoài ra, họ cố gắng phát huy những khả năng đó trong suốt sự nghiệp của mình. Những vận động viên này thường không sẵn sàng chấp nhận việc thay đổi và đào tạo để cải thiện kỹ năng của họ.
Chính vì vậy, điều này đã rút ngắn sự nghiệp của nhiều vận động viên tài năng khi họ bị suy giảm khả năng do tuổi tác. Khi trình độ kỹ năng giảm đi và họ không sẵn sàng chấp nhận điều này, họ được xem là đã qua thời kỳ đỉnh cao. Trong giới thể thao, đây có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp của một vận động viên.
Growth Mindset – Tư duy phát triển
Growth mindset là tư duy phát triển. Những người có tư duy phát triển thường có tâm thế đón nhận những thử thách mới và coi đây là cơ hội để học hỏi và phát triển.
Chẳng hạn, nếu bạn nhìn lại 30 năm qua, việc thắt dây an toàn và hút thuốc lá đã thay đổi suy nghĩ của toàn xã hội. Bất kể suy nghĩ thay đổi như thế nào, nó có thể không phải là điều dễ dàng chấp nhận nhất. Tuy nhiên, điều đó chắc chắn là có thể xảy ra, đặc biệt nếu chúng ta có tư duy phát triển.
Hơn nữa, những người có tư duy phát triển tin rằng họ có thể trở nên thông minh, hiểu biết và khéo léo hơn theo thời gian. Họ phát triển những thói quen tốt và có tâm lý rằng “cần cù bù thông minh”. Kết quả là, mọi người dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn khi họ tin rằng họ có thể trở nên sáng tạo hơn, thành công hơn và đạt được những điều tuyệt vời.
Với tư duy phát triển, bạn tin rằng những khả năng cơ bản của mình là điểm khởi đầu cho tiềm năng của bạn. Và bạn càng học hỏi và phát triển, tiềm năng của bạn càng cao. Cuối cùng, bạn không tin rằng khả năng của mọi người đều giống nhau, nhưng bạn cảm thấy họ đều có thể trở nên tốt hơn.
Xu hướng phát triển mindset trong Marketing
1. Từ thu hút sự chú ý đến duy trì sự chú ý
Trong lịch sử, chúng ta đã chứng kiến sự trùng hợp ngẫu nhiên, đó là thời kỳ bùng nổ tiêu dùng sau chiến tranh và xu hướng sử dụng TV như một phương tiện đại chúng đã xảy ra gần như cùng một lúc.
Các nhà tiếp thị có thể tiếp cận một phần lớn dân số chỉ với một điểm quảng cáo và người tiêu dùng háo hức mua sản phẩm mới. Một thương hiệu có thông điệp phù hợp sẽ nhanh chóng bán được hàng.
Vì vậy, thật dễ dàng để thấy các nhà tiếp thị bị ám ảnh bởi quảng cáo và nhận thức như thế nào. Mặc dù họ hiểu rằng những thứ khác, chẳng hạn như khuyến mãi tại cửa hàng, phân phối thương hiệu và dịch vụ sẽ phát huy tác dụng, nhưng với tư duy càng nhiều người biết về sản phẩm của bạn, họ sẽ càng mua nhiều hơn. Đó là một ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả, vì vậy các nhà tiếp thị luôn bám theo nó.
Sau đó, truyền hình cáp dần phân khúc khán giả và tập trung nhiều hơn vào việc nhắm mục tiêu. Các nhà tiếp thị giờ đây cần nghiên cứu thị trường để xác định các phân khúc có giá trị, sau đó điều chỉnh chiến lược product mix và thông điệp phù hợp. Nhưng những phân khúc thị trường đó vẫn còn rất lớn nên mọi thứ vẫn hoạt động theo cùng một cách. Đó chính là nhận thức.
Tuy nhiên, ngày nay, công nghệ kỹ thuật số đã phá vỡ mô hình đó. Bây giờ, khi bạn đưa ra một thông điệp nhằm nâng cao nhận thức, nó không dẫn người tiêu dùng đến thẳng cửa hàng, mà dẫn đến hành vi tìm kiếm trực tuyến.
Đổi lại, hành vi này sẽ luôn được theo dõi bởi các đối thủ cạnh tranh, những người sau đó sẽ nhắm mục tiêu lại những khách hàng đó bằng các ưu đãi mới.
Nói cách khác, bằng cách dựa vào nhận thức, về cơ bản, bạn sẽ cung cấp dịch vụ tạo khách hàng tiềm năng cho đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, các nhà tiếp thị cần xây dựng mối quan hệ liên tục với người tiêu dùng và điều đó có nghĩa là duy trì sự chú ý chứ không chỉ thu hút sự chú ý.
2. Từ tạo thông điệp đến thiết kế trải nghiệm
Trong nhiều thập kỷ, hoạt động tiếp thị đã tập trung vào việc tạo ra thông điệp phù hợp và đưa thông điệp đó đến đúng người tiêu dùng vào đúng thời điểm. Đối với hầu hết các trường hợp, đó đã được chứng minh là một chiến lược thành công.
Truyền đạt lợi ích của một thương hiệu và khiến họ luôn nhớ đến chúng là một cách hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng thế giới đã thay đổi và chúng ta cần suy nghĩ lại về chiến lược tiếp thị.
Ngày nay, người tiêu dùng có thể tương tác với các thương hiệu thông qua các trang web và điện thoại di động cũng như trong môi trường bán lẻ truyền thống. Từ hầu hết mọi nơi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, họ có thể thu thập thông tin, đặt câu hỏi, chỉ ra sở thích và mua hàng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giờ đây họ yêu cầu nhiều hơn là một tagline hấp dẫn.
Bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực, sống động thông qua việc sử dụng hiệu quả dữ liệu, công nghệ và cách kể chuyện. Các nhà tiếp thị không còn bị giới hạn trong việc truyền thông về thương hiệu, họ có thể mở rộng chúng vào cuộc sống của khách hàng.
Công nghệ kỹ thuật số đã cung cấp cho chúng ta công cụ và tài nguyên để thực hiện tất cả những điều này. Khả năng tạo và xuất bản nội dung, thu thập và phân tích dữ liệu cũng như tương tác với người tiêu dùng trong thời gian thực.
Các bước xây dựng mindset khách hàng
1. Đặt mình vào vị trí khách hàng
Xây dựng thường khó hơn là thay đổi mindset của khách hàng. Để xây dựng mindset cho khách hàng, trước hết bạn cần hiểu được tâm tư, suy nghĩ của họ. Điều này nghe có vẻ quen thuộc, nhưng thực sự để làm được thì cũng cần tốn rất nhiều công sức.
Tại bước này, hãy cố gắng hình dung những gì mà họ suy nghĩ một cách cụ thể nhất. Ví dụ như những vấn đề họ đang gặp phải, họ đang quan tâm tới những gì, sau đó đặt bản thân mình vào trường hợp là họ để đưa ra hướng hành động phù hợp nhất.
2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
Sau khi thấu hiểu khách hàng, bạn sẽ cần phải tận dụng mọi cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ. Trong các buổi trò chuyện, hãy cố gắng lắng nghe thay vì chỉ chăm chăm vào việc tư vấn, thay đổi suy nghĩ của khách hàng. Điều này giúp họ trở nên cởi mở và thoải mái hơn khi tiếp xúc với bạn, tạo tiền đề cho việc xây dựng mindset sau này.
3. Cho khách hàng cảm giác là người thắng cuộc
Trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào, ai cũng muốn mình là người thắng cuộc, vì vậy nếu như khách hàng đang không cùng hướng đi với bạn hãy bình tĩnh và để họ thấy rằng họ đang chiếm ưu thế.
4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của công ty.
Vì vậy, trước khi xây dựng mindset cho khách hàng, các nhà lãnh đạo cũng cần có trách nhiệm phổ cập văn hoá tới toàn bộ đội ngũ nhân viên của mình. Qua đó, tác phong phục vụ khách hàng được đồng bộ hoá một cách chuyên nghiệp.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về marketing mindset. Qua đó, chỉ ra xu hướng phát triển mindset trong marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này mang đến kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả marketing mindset.