Quản lý nhân sự Biểu mẫu, Quy định Điều chuyển nhân sự là gì? Tải mẫu quyết định điều động nhân...

Điều chuyển nhân sự là hoạt động xảy ra ở nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy số lượng điều chuyển mỗi năm không nhiều nhưng mỗi lần điều chuyển vị trí đều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các phòng ban tại công ty. Bài viết dưới đây MISA AMIS HRM sẽ chia sẻ tới bạn tất cả thông tin liên quan đến điều chuyển nhân sự là gì và quy trình điều chuyển nhân sự mới nhất. 

mindmap nhân sự

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – TRỌN BỘ BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Điều chuyển nhân sự là gì? 

Điều chuyển nhân sự (Điều động nhân sự, thuyên chuyển công tác) là việc doanh nghiệp quyết định thay đổi vị trí nhân sự theo chiều ngang từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc cùng một vị trí từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Điều chuyển nhân sự là gì
Điều chuyển nhân sự là gì

Để đưa ra quyết định điều động nhân sự, nhà quản trị phải dựa trên các yếu tố như kỹ năng, kỳ vọng phát triển sự nghiệp của người lao động, nhu cầu điều chỉnh nội bộ và các vấn đề khác liên quan đến quản lý nhân lực trong tổ chức. Quy trình này cần tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp, tổ chức và cần thỏa thuận với người lao động được điều chuyển.

Điều chuyển nhân sự được chia ra làm 2 loại chính là điều chuyển tạm thời và điều chuyển chính thức. 

  • Điều chuyển tạm thời là quyết định thay đổi vị trí không cần tới sự đồng ý của đối tượng bị điều chuyển và có tổng thời gian điều chuyển không quá 60 ngày/ năm. Cụ thể, nhân viên sẽ cần được thông báo trước tối thiểu 3 ngày làm việc và nhận mức lương mới tối thiểu 85% so với lương tại vị trí cũ. Đồng thời không được thấp hơn lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
  • Còn điều chuyển chính thức là quyết định thay đổi vị trí đến một công việc khác cố định. Trong đó, cần sự đồng ý chính thức của nhân viên nên phải báo trước cho đối tượng bị điều chuyển ít nhất 1 tuần làm việc. Lao động sẽ được tham gia ký hợp động mới và nhận mức lương tối thiểu bằng 85% lương hiện tại, đồng thời không thấp hơn lương vùng tối thiểu do Chính phủ ban hành. 

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhân sự, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


2. Quy định pháp luật về điều chuyển nhân sự

Trong quá trình luân chuyển vị trí, nhân viên có thể sẽ phải làm công việc không đúng với nội dung trên hợp đồng lao động đã ký kết trước đó. Vậy nên để đảm bảo đồng thời quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, Chính phủ đã ban hành một số quy định sau yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc và đầy đủ.

Quy định pháp luật về điều chuyển nhân sự
Quy định pháp luật về điều chuyển nhân sự

Thứ nhất, doanh nghiệp hoặc tổ chức được quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi công ty, doanh nghiệp đang gặp phải một trong những trường hợp sau: 

  • Thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh.
  • Áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn ngừa thiên tai, phòng tránh tai nạn lao động.
  • Bệnh nghề nghiệp.
  • Sự cố điện – nước.
  • Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh đã có sẵn trong nội quy doanh nghiệp. 

Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, tổng thời gian thuyên chuyển công tác không được vượt quá 60 ngày/ năm sau khi cộng dồn. Nếu thời gian làm công việc khác quá 60 ngày so với hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần được người lao động đồng ý thông qua văn bản, hợp đồng.

Thứ ba, trong quá trình thuyên chuyển tạm thời, phòng nhân sự cần báo rõ nội dung và thời hạn thuyên chuyển cho lao động trước 3 ngày làm việc hành chính. Đồng thời công việc được bố trí cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại và giới tính người lao động đó. 

>>> Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Nguyên tắc định biên nhân sự hiệu quả

3. 5 Lý do điều chuyển nhân sự thường gặp 

Có rất nhiều lý do điều chuyển nhân sự khác nhau phụ thuộc vào tính chất sản phẩm dịch vụ mà công ty đang kinh doanh hoặc những chiến lược phát triển dài hạn mà doanh nghiệp hướng tới. Sau đây là năm lý do điều chuyển nhân sự thường gặp tại các công ty sau quá trình khảo sát và nghiên cứu. 

3.1 Năng lực chuyên môn phù hợp vị trí khác 

Năng lực chuyên môn không phù hợp
Năng lực chuyên môn không phù hợp

Sau quá trình làm việc, nhân sự cảm thấy không còn phù hợp với vị trí công việc hiện tại và có nhu cầu được thuyên chuyển sang vị trí khác phù hợp với chuyên môn bản thân hơn sẽ đề xuất mong muốn với nhà quản trị nhân sự. 

Hoặc phòng nhân sự cảm thấy có một số vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn cao cần dùng cán bộ lành nghề có sẵn trong nội bộ cũng sẽ đề xuất vấn đề thuyên chuyển tạm thời hoặc thuyên chuyển chính thức với nhân viên đó. 

Xem thêm: Top phần mềm nhân sự tốt nhất – phù hợp cho mọi Doanh nghiệp

3.2 Các bộ phận trong công ty thừa thiếu nhân sự

Do tác động đến từ môi trường kinh tế bên ngoài khiến hoạt động của một số phòng ban trong doanh nghiệp bị mở rộng ra hoặc thu hẹp lại, gây nên tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nhân sự tại tổ chức. 

Để cân bằng lại cung – cầu nhân sự giữa các phòng ban, buộc nhà quản trị nhân lực phải đưa ra một số quyết định thuyên chuyển nhân viên giữa các bộ phận với nhau. 

3.3 Có sự xung đột giữa các thành viên trong công ty 

Bất đồng quan điểm giữa nhân viên và lãnh đạo đã không còn vấn đề xa lạ trong hoạt động quản trị nhân sự tại nước ta. Tuy nhiên nếu xung đột có xu hướng gia tăng và gây ảnh hưởng lớn đến đoàn kết nội bộ, làm giảm năng suất lao động của nhân viên sẽ buộc nhà quản trị nhân sự cần có những biện pháp điều chuyển phù hợp để làm xoay chuyển tình hình hiện tại.

3.4 Làm mới công việc so với công việc cũ

Phá vỡ sự đơn điệu của công việc
Phá vỡ sự đơn điệu của công việc

Những công việc có tần suất lặp đi lặp lại cao tại một vị trí trong thời gian dài sẽ dễ gây nhàm chán cho người lao động. Đồng thời cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ nghỉ việc tại doanh nghiệp tăng cao. Để tránh xảy ra trường hợp đó, nhiều công ty sẽ có những kỳ điều chuyển nhân sự cố định trong năm giúp người lao động tránh khỏi cảm giác nhàm chán đồng thời phát huy điểm mạnh của bản thân.

3.5 Lý do xuất phát từ cá nhân người lao động

Ngoại trừ những lý do trên, lý do xuất phát từ bản thân nhân viên cũng là nguyên nhân dẫn đến điều chuyển nhân sự nội bộ. Ví dụ nếu người lao động ở xa công ty nhưng thời gian vào làm buổi sáng khá sớm nên không thể đáp ứng được. Họ sẽ báo lại với bộ phận nhân sự để được chuyển qua những chi nhánh làm việc gần nhà hơn. 

Hoặc nếu tuổi tác và sức khỏe nên người lao động không thể tiếp tục làm công việc hiện tại cũng có thể chủ động đề xuất với công ty chuyển qua những vị trí khác.

4. Quy trình điều chuyển nhân sự

Để quy trình điều chuyển nhân sự được diễn ra chuyên nghiệp và thuận lợi, bạn có thể tham khảo 5 bước điều chuyển nhân sự dưới đây:

Quy trình năm bước điều chuyển nhân sự
Quy trình năm bước điều chuyển nhân sự
  • Bước 1: Sau khi nhận thấy nhu cầu điều chuyển, phòng nhân sự sẽ kết hợp với lãnh đạo công ty và trưởng các phòng có vị trí bị điều chuyển để thống nhất ra quyết định điều chuyển chính thức.
  • Bước 2: Phòng nhân sự có trách nhiệm báo lại thông tin điều chuyển cho người lao động. Với trường hợp điều chuyển chính thức, người lao động sẽ có 7 ngày để suy nghĩ và ra quyết định.
  • Bước 3: Bộ phận nhân sự sẽ thông báo lại quyết định cho phòng ban hiện tại của người lao động để tiến hành các thủ tục liên quan đến bàn giao công việc và giải quyết các vấn đề giấy tờ khác.
  • Bước 4: Phòng ban mới tiến hành quy trình tiếp nhận nhân viên. Đồng thời, phòng nhân sự cần lưu ý ký kết lại hợp đồng lao động mới những trường hợp thuyên chuyển chính thức. 
  • Bước 5: Sau quá trình điều chuyển, nhà quản trị nhân sự nên tiến hành khảo sát, lắng nghe ý kiến từ người lao động để nắm được những tâm tư nguyện vọng khi chuyển qua môi trường làm việc mới và để rút kinh nghiệm cho những lần thuyên chuyển trong tương lai. 

            Hoàn tất quy trình Điều chuyển nhân sự dễ dàng với AMIS Thông tin nhân sự

Báo cáo hồ sơ danh sách nhân viên
Báo cáo hồ sơ danh sách nhân viên

Với phần mềm AMIS Thông tin nhân sự, nhà quản trị nhân lực có thể thực hiện thủ tục quy hoạch, thuyên chuyển cán bộ minh bạch, chính xác bằng những chức năng sau:

  • Số hóa hồ sơ nhân sự an toàn với độ bảo mật cao giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và thực hiện quy trình điều chuyển người lao động.
  • Triển khai hợp đồng lao động toàn diện, cập nhật theo chính sách mới nhất do Chính phủ ban hành.
  • Hệ thống báo cáo nhân sự trực quan giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện nhất về tình hình nhân sự công ty để ra chiến lược nhân sự phù hợp nhất.

Dùng ngay miễn phí

5. Nội dung cơ bản của quyết định điều chuyển nhân sự 

Doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau phải có trong tờ mẫu điều chuyển nhân sự nội bộ công ty:

  • Tên đơn vị ra quyết định và số quyết định ở góc trên bên trái văn bản.
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ bắt buộc cần phải có trong quyết định.
  • Tên quyết định in hoa, bôi đậm ở chính giữa văn bản.
  • Trong phần nội dung quyết định ghi rõ tên, chức vụ, vị trí và bộ phận hiện tại của người được điều chuyển.
  • Tên vị trí, bộ phận, địa điểm làm việc mới
  • Thời gian bắt đầu làm việc tại bộ phận mới
  • Lương, phương thức thanh toán và tên cơ quan sẽ trả lương
  • Địa điểm nhận quyết định
  • Chữ ký giám đốc hoặc người được ủy quyền ký thay

6. Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự – tải miễn phí

Để có những biểu mẫu điều chuyển nhân sự, điều động nhân sự đầy đủ thông tin, bạn đọc có thể tham khảo và tải những mẫu đơn dưới đây. 

Mẫu 1 quyết định điều chuyển nhân sự: Tải mẫu TẠI ĐÂY

Mẫu đơn 1 điều chuyển nhân sự
Mẫu đơn 1 điều chuyển nhân sự

Mẫu 2 quyết định điều chỉnh nhân sự: Tải mẫu TẠI ĐÂY

Mẫu 2 điều chuyển nhân sự
Mẫu 2 điều chuyển nhân sự

Mẫu 3 quyết định điều động nhân sự: Tải mẫu TẠI ĐÂY

mẫu quyết định điều động nhân sự

7. Kết luận 

Hoạt động điều chuyển nhân sự có thể không diễn ra thường xuyên, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu phòng ban hợp lý. Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng sẵn một quy trình điều chuyển nhân sự toàn diện để có thể ứng biến kịp thời.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]