Phong cách quản lý nhân sự bao gồm khả năng hướng dẫn, quản lý, giám sát các nhiệm vụ mà còn là truyền cảm hứng, động viên và hướng dẫn nhóm của bạn đạt được kết quả tốt nhất. Mỗi người sẽ có phong cách quản lý khác nhau. Mỗi phong cách quản lý đều có ưu và nhược điểm riêng. Để đảm bảo được tính mềm mỏng và quyết đoán trong từng quyết định của quản lý hay lãnh đạo, bạn cần kết hợp nhiều phương thức quản lý phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng giai đoạn phát triển của công ty. Cùng xem 5+ Phong cách quản lý nhân sự phổ biến nhất hiện nay:
Tải miễn phí – Trọn bộ biểu mẫu quy trình quản lý nhân sự
1. 4 phong cách quản lý nhân sự tại doanh nghiệp hiện nay
1.1 Phong cách quản lý nhân sự độc đoán, chuyên quyền
Phong cách quản lý chuyên quyền (Autocratic management style) là phong cách mà người quản lý tập trung toàn quyền lãnh đạo, mọi quyết định hầu hết đến từ cấp trên, có rất ít hoặc hầu như không có ý kiến từ đội nhóm. Cấp dưới sẽ nghe lệnh và thực hiện.
Ưu điểm của phong cách quản lý nhân sự này là khả năng ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả cao trong những tình huống khẩn cấp bởi tính định hướng rõ ràng trong quyết định và hướng dẫn.
Tuy nhiên, cách tiếp cận phong cách quản lý độc đoán này cứng nhắc, dễ gây mất đoàn kết nội bộ. Điều này dẫn đến tỉ lệ nhân viên bất mãn và nghỉ việc cao. Hơn nữa sẽ không hiệu quả với lĩnh vực yêu cầu sự sáng tạo nhiều, và thay đổi linh hoạt
Ví dụ, khi công ty xảy ra vấn đề đột xuất, quyết định của lãnh đạo cấp cao nhất không có sẵn thì lúc này người quản lý phải chịu trách nhiệm và được quyền đưa ra lệnh để giải quyết vấn đề ngay lập tức. Nhân viên cấp dưới cần chấp hành và làm theo mệnh lệnh này để không phát sinh thêm vấn đề và tình huống được giải quyết một cách hiệu quả nhất có thể.
1.2. Phong cách quản lý nhân sự dân chủ
Phong cách quản lý nhân sự theo phương pháp dân chủ (Democratic management style) là phong cách quản lý mà nhà quản lý sẽ lắng nghe tổng hợp và ra quyết định dựa trên ý kiến của cá nhân. Quyết định cuối cùng là quyết định chung của tập thể.
Mục đích của phong cách quản lý này nhằm:
- Tạo đồng thuận ý kiến giữa các bên liên quan.
- Tăng tính minh bạch, khách quan quyết định, khuyến khích sự tham gia đóng góp của nhân viên.
- Ghi nhận sự cống hiến của nhân viên trong việc xây dựng kế hoạch và giải quyết các vấn đề của công ty
- Cải thiện mối quan hệ giao tiếp giữa lãnh đạo quản lý với nhân viên. Từ đó, lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhân tài để đào tạo họ kế nhiệm mình.
Để quản lý nhân sự theo phương pháp dân chủ thì lãnh đạo cần có các yếu tố sau:
- Công tư phân minh, cần có cái nhìn khách quan khi đánh giá, nhân xét
- Khéo léo trong giao tiếp, biết nhìn nhận sự việc, hỏi đúng người đúng việc
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp ý kiến, đặc biệt là các ý kiến trái chiều nhau
- Kỹ năng ra quyết định, quyết đoán, rõ ràng.
Ưu điểm của phong cách quản lý nhân sự dân chủ:
- Phát huy năng lực, sự sáng tạo và trí tuệ của tập thể, của cấp dưới;
- Tạo không khí công sở thân thiện, mọi người có thể thoải mái với nhau trong công việc.
- Gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và lãnh đạo: Nhân viên cảm thấy ý kiến có giá trị và được lắng nghe.
- Tăng tính trách nhiệm cá nhân với tổ chức. Mỗi cá nhân sẽ cần cam kết nhiều hơn với các quyết định đóng góp của họ
Nhược điểm của phong cách quản lý dân chủ:
- Cần nhiều thời gian ra quyết đinh: Nhân sự càng nhiều, tổng hợp ý kiến càng nhiều
Hoàn cảnh áp dụng: Phong cách quản lý này có thể áp dụng trong môi trường yêu cầu nhiều về tính sáng tạo, cần đổi mới, hoặc hướng đi mới. Lãnh đạo cần có cái đầu lạnh để có thể tổng hợp và xử lý tất cả thông tin đóng góp của nhân viên và nhân sự trong team.
Ví dụ, khi công ty muốn phát triển các chiến lược Marketing, lúc này người quản lý cần tập hợp các thành viên trong phòng Marketing để họp bàn. Trong quá trình họp, người quản lý sẽ đưa ra các mục tiêu của tổ chức, những gì mà công ty muốn hướng tới. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận, phát biểu ý tưởng, quan điểm để dự án có thể được triển khai một cách hiệu quả nhất.
1.3. Phong cách quản lý nhân sự trao quyền
Phong cách quản lý trao quyền (Laissez-faire management style), người lãnh đạo sẽ không trực tiếp can thiệp vào công việc, thay vào đó nhân sự sẽ được ủy quyền, trao quyền tự chủ, khuyến khích khả năng độc lập, chủ động tìm kiếm cách xử lý công việc.
Hình thức quản lý này mang lại hiệu quả nhất với nhóm năng động, có đủ kinh nghiệm và sáng tạo, chủ động trong công việc. Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn và định hướng đúng đắn, rất có thể sẽ xảy ra thiếu định hướng và kết quả không đúng như mục tiêu đề ra.
Ưu điểm của phong cách trao quyền cho nhân viên này giúp tạo động lực, cố gắng và nỗ lực nhiều hơn, sáng tạo nhiều ý tưởng mới đóng góp cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhược điểm là người lãnh đạo luôn phải chuẩn bị sẵn sàng để bất kì khi nào cũng có thể giải quyết xung đột khi nhân viên mất tập trung, lơ là công việc. Vì vậy người lãnh đạo cần có:
- Kỹ năng xử lí vấn đề và can thiệp giải quyết xung đột ngay khi cần
- Kỹ năng quan sát, đánh giá con người để lựa chọn đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.
- Trao quyền nhưng không quên vai trò của bản thân và phải chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề
- Kiểm tra tiến độ một cách khéo léo, tinh tế nhưng không can dự quá sâu vào dự án.
Ưu và nhược điểm của phong cách quản lý trao quyền này:
Ưu điểm:
- Khuyến khích khả năng làm việc động lập, chủ động trong công việc, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
- Nhân sự được tự do khám phá với nhiều ý tưởng mới
- Tăng sự hài lòng trong công việc
Nhược điểm:
- Thiếu định hướng quản lý có thể dẫn đến nhầm lẫn
- Hiệu suất, hiệu quả công việc không đồng nhất bởi nếu không có sự giám sát, kết quả có thể khác nhau.
Môi trường áp dụng:
- Phong cách quản lý nhân sự này sẽ phát huy tác dụng khi công ty quản lý nhân viên theo hiệu quả công việc: doanh thu, doanh số, chỉ số KPI, …
- Phong cách này phù hợp với tổ chức hoặc doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển. Ví dụ như các công ty dược phẩm, việc nghiên cứu, chế tạo đều sẽ do bản thân mỗi nhà nghiên cứu thực hành, thử nghiệm dưới sự hướng dẫn, giám sát của người quản lý.
1.4. Phong cách quản lý cố vấn
Phong cách quản lý nhân sự này chính là người lãnh đạo sẽ đảm nhận vai trò cố vấn và đặt trọng tâm vào sự phát triển của nhân viên. Tức là, lãnh đạo sẽ phải thường xuyên chia sẻ; hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hơn nữa.
Ưu điểm tuyệt vời nhất mà phong cách quản lý nhân viên này mang lại đó là các nhà lãnh đạo thực sự quan tâm đến thành công và phúc lợi của nhân viên, luôn đặt lợi ích của nhân viên, của tập thể lên hàng đầu. Như vậy nhân viên sẽ được truyền cảm hứng để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả và tích cực hơn.
Để làm tốt phong cách quản lý này, người lãnh đạo cần:
- Có tư duy mong muốn giúp nhân viên phát triển.
- Biết lắng nghe và phản hồi các thông tin mà mình tiếp thu được.
- Kỹ năng tạo niềm tin và xây dựng những mối quan hệ có ý nghĩa.
- Biết cảm thông, đồng cảm và kết nối tập thể.
Ví dụ, khi một nhân viên thể hiện được tài năng của họ trong lĩnh vực tiếp thị nước ngoài. Một nhà lãnh đạo theo phong cách quản lý cố vấn sẽ tìm cơ hội cho nhân viên đó được tiếp xúc và làm việc trong các dự án tiếp thị nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện cho người đó tham dự các sự kiện liên quan và cung cấp nguồn lực giúp họ phát triển hơn nữa về các kỹ năng cần thiết để thành công.
2. Kết luận
Trong quá trình quản lý tại doanh nghiệp, để vừa kết nối được nhân sự trong công ty và đảm bảo được kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, lãnh đạo và quản lý cần áp dụng phong cách quản lý linh hoạt thay đổi, áp dụng mỗi phong cách cho từng tình huống nhất định. Trên đây là toàn bộ 4 phong cách nhân sự cơ bản cho mọi doanh nghiệp. Hi vọng bài viết cung cấp được kiến thức hữu ích cho bạn và doanh nghiệp.