Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

25/11/2022
1356

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng và mỗi công ty sẽ có một văn hóa khác nhau sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đặc thù từng vị trí. Để hiểu rõ hơn văn hóa doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của việc xây dựng yếu tố này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa là một khái niệm rất rộng bao gồm tất cả những sản phẩm về vật chất lẫn tinh thần do con người tạo ra. Khái niệm này tồn tại gắn liền trên một phạm vi nhất định. Mỗi quốc gia sẽ có văn hóa riêng, tương tự như thế trên phạm vi doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay thu hẹp hơn là trong phạm vi của một tập thể, một nhóm thì văn hóa luôn tồn tại.

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng trong quá trình phát triển công ty
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng trong quá trình phát triển công ty

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của công ty. Đồng thời nó cũng sẽ chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của các thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích kinh doanh khác nhau.

Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở nhất định giúp xác định, phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt đó thì doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa dựa trên hai yếu tố trọng yếu:

  • Yếu tố đầu tiên đó là định hướng chiến lược của công ty:

Định hướng chiến lược giúp công ty có thể đi theo xu thế phát triển của toàn cầu, nắm bắt được nhu cầu sử dụng của con người và từ đó có một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững trên cuộc đua với những công ty khác. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

  • Yếu tố thứ hai đó là xây dựng giá trị doanh nghiệp:

Các giá trị mà công ty, doanh nghiệp đang có như đội ngũ nhân sự, môi trường làm việc, văn hóa giao tiếp trong công ty, hình thức và phương pháp làm việc chuyên nghiệp, nguồn khách hàng tiềm năng đều cần được xây dựng và hoàn thiện từng ngày.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò cốt lõi trong quá trình phát triển, giúp định hướng được con đường phát triển của doanh nghiệp. Nếu như không có văn hóa doanh nghiệp thì cũng giống như việc con người trong học tập và cuộc sống không có mục tiêu, định hướng rõ ràng, từ đó sẽ không biết đi về đâu, đã làm được những gì, mong muốn đạt được điều gì.

Văn hóa doanh nghiệp giúp giữ chân nhân tài, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Văn hóa doanh nghiệp giúp giữ chân nhân tài, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn có các ý nghĩa khác như:

  • Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp thu hút và giữ chân những tài năng hàng đầu của doanh nghiệp. Đa số nhân viên sẽ trung thành với công ty khi họ cảm thấy được đối xử đúng đắn và có xu hướng muốn đi làm mỗi ngày để cống hiến sức mình trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
  • Văn hóa doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên trong doanh nghiệp đó. Nó giúp thống nhất cách suy nghĩ, đánh giá, hành động của mỗi thành viên. Mỗi khi có xung đột giữa các thành viên với nhau văn hóa giúp hòa nhập trở lại cộng động làm việc.
  • Văn hóa doanh nghiệp giúp định hướng ra được mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn vì thế nhân viên biết được rõ ràng, minh xác công việc mình đang thực hiện, giúp tạo ra mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng chưa hiệu quả.Dùng ngay miễn phí phần mềm AMIS Tuyển Dụng

3. Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp là gì?

3.1 Tầm nhìn lãnh đạo

Nếu bạn muốn tạo ra một bức tranh đẹp đẽ, tràn đầy sắc màu thì phải bắt đầu với một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn mang tính vĩ mô đó bạn sẽ thấy được những cột mốc bạn muốn đạt được và những mục tiêu cụ thể của nó.

3.2. Giá trị

Cái cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp. Tầm nhìn sẽ có thấy mục tiêu của doanh nghiệp, những giá trị doanh nghiệp sẽ làm thước đo, tiêu chuẩn để cân chỉnh hành vi, quan điểm sao cho đạt được những tầm nhìn đã đề ra.

3.3. Thực tiễn

Giá trị được thể hiện qua hành động mà bạn thực hiện trong đời sống. Doanh nghiệp càng làm ra nhiều thành tựu nhất định thì giá trị của doanh nghiệp đó sẽ ngày càng được thăng cấp.

Nếu một tổ chức nào đó tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những gì mà họ từng tuyên bố và chứng minh qua hoạt động thực tiễn những gì họ nói là đúng.

3.4. Con người

Đọc đến đây bạn có thắc mắc rằng “Vậy ai sẽ là người xây dựng văn hóa doanh nghiệp?” để giúp tạo sự khác biệt đầy sức mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài kia. Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp đó không ai khác  chính là con người. Con người chính là nhân tố quan trọng tạo nên giá trị văn hóa cho cuộc sống. Chính con người đã tạo nên những nền văn hóa kỹ vĩ, phát triển rực rỡ nhất.

3.5. Sức mạnh của câu chuyện

Mỗi cuộc đời của con người đều phải trải qua những buồn vui, lúc hạnh phúc hay khó khăn. Những điều này tạo nên sự đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống và để khi chúng ta về già nhìn lại, mỉm cười mãn nguyện, hài lòng về những điều mà mình đã cống hiến. Những câu chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy lại trở thành kỷ niệm của những người đứng đầu doanh nghiệp và là bài học lịch sử đối với nhân viên.

3.6. Môi trường làm việc “mở”

Xây dựng một môi trường làm việc mở là yếu tố thiết yếu tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Môi trưởng mở mang lại nhiều thuận lợi hơn khi làm tại việc văn phòng, điển hình như sự hợp tác. Xu hướng thiết kế môi trường công sở “mở” đang là xu hướng mà rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Môi trường làm việc mở cũng là yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Môi trường làm việc mở cũng là yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

4. Cấp độ của văn hóa trong doanh nghiệp 

Cấp độ văn hóa là mức độ cảm nhận các giá trị văn hóa trong môi trường nông nghiệp hay còn gọi là tính hữu hình của giá trị văn hóa giúp. Nó giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu một cách sâu sắc những bộ phận cấu thành của một nền văn hóa. Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp cần vận dụng những cấp độ sau đây:

  • Cấp độ đầu tiên – Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp:

Đây là cấp độ bạn có thể cảm nhận được ngay trong lần đầu tiếp xúc, đó là những yếu tố thể hiện ra bên ngoài mà bạn có thể nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy khi tiếp xúc với doanh nghiệp

  • Cấp độ tiếp theo – Các giá trị được tuyên bố/chấp nhận:

Những giá trị tuyên bố/chấp nhận bao gồm các giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, quy định, chiến lược và mục tiêu riêng. Đây được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên.

  • Cấp độ cuối cùng – Các quan niệm chung:

Những quan niệm chung bao gồm văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,… giữa yếu tố này có mối quan hệ gắn bó với nhau, ở chúng đều có các quan niệm chung, phong cách chung bởi vì chúng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình lịch sử.

5. 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

5.1 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại

Để đưa định hướng văn hóa doanh nghiệp chính xác thì cần đánh giá xem văn hóa hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển. Đây được xem là một bước cực kỳ khó khăn bởi văn hóa thường bị nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá.

Trao đổi để đánh giá doanh nghiệp hiện tại là một bước quan trọng
Trao đổi để đánh giá doanh nghiệp hiện tại là một bước quan trọng

Chúng ta có nhiều cách để đánh giá như tạo bảng khảo sát cho nhân viên hay quan sát thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nếu công ty của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau, cần lập tức cải thiện vì đây là những dấu hiệu của một nền văn hóa doanh nghiệp độc hại:

  • Tuyển dụng liên tục: Đây chính là dấu hiệu của việc quản lý nhân sự kém, không chọn lọc nhân sự, tuyển dụng tràn lan nhưng không hiệu quả. Nó cũng là dấu hiệu của việc nhân viên hài lòng bởi những chính sách, hoạt động của công ty và không gắn bó với doanh nghiệp mà nghỉ việc.
  • Các thói quen xấu của cả quản lý và nhân viên: Các biểu hiện như doanh nghiệp có quy định kỷ luật kém, hay đi làm trễ, xin nghỉ làm nhiều, hoàn thành deadline muộn,… đều là những văn hóa tiêu cực dẫn đến việc hiệu quả công việc kém, trì trệ các hoạt động.
  • Giao tiếp nội bộ kém: Bạn bước chân vào văn phòng và nhận ra nơi làm việc của mình không cười đùa, không giao tiếp. Một nền văn hóa lành mạnh cần sự giao tiếp và củng cố lẫn nhau cho nên cần phải có sự gắn kết, chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty.
  • Nhân viên không hài lòng nhưng họ lại không chia sẻ về điều đó một cách cởi mở: Trường hợp nhân viên bức xúc nhưng không dám chia sẻ hay lên tiếng bảo vệ ý kiến của mình là dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo quá cổ hủ, môi trường làm việc rập khuôn và không sáng tạo.
  • Quản lý và nhân viên là 2 nhóm tách biệt: Hai nhóm này ít khi có sự tương tác với nhau. Nếu tương tác thì cũng bị hạn chế: người quản lý nói với người dưới quyền phải làm gì.

5.2 Xác định mong muốn của bạn về văn hóa doanh nghiệp của mình

Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu như không có văn hóa đặc trưng. Cho khi bắt đầu xây dựng văn hóa công ty, bạn cần xác định mong muốn của bản thân, bạn muốn doanh nghiệp và nhân viên của bạn như thế nào. Từ đó xây dựng được nét văn hóa phù hợp nhất.

5.3 Xác định các yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp

Để làm nên văn hóa doanh nghiệp có nét đặc trưng của riêng bạn thì cần phải xác định được các yếu tố giá trị cốt lõi của mình.

Ví dụ điển hình như tập đoàn năng lượng hùng mạnh của Mỹ – Enron từng sử dụng 4 từ sau đây để nói về giá trị cốt lõi của mình:

  • Liêm chính
  • Kết nối
  • Tôn trọng
  • Xuất sắc

Và chính nhờ những giá trị cốt lõi mà bạn xác định cho nền văn hóa doanh nghiệp giúp tạo nên sự khác biệt, trở thành yếu tố mà doanh nghiệp của bạn muốn theo đuổi và thực hiện.

5.4 Lên kế hoạch để tiến gần hơn đến những điều mà bạn muốn có

Khi bạn đã có sự đánh giá, thấu hiểu được về văn hóa hiện đang tồn tại trong doanh nghiệp của mình và đã xác định được những điều mình muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lai thì lúc này bạn cần tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giữa những gì mà mình hiện có và những mong muốn xây dựng trong tương lai để biến mong muốn đó thành sự thật.

Sau đó bạn hãy lên kế hoạch và triển khai văn hóa doanh nghiệp
Sau đó bạn hãy lên kế hoạch và triển khai văn hóa doanh nghiệp

Các khoảng cách này nên được đánh giá dựa vào 4 tiêu chí sau: phong cách làm việc, cách đưa ra quyết định, giao tiếp, đối xử.

5.5 Triển khai văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Khi chúng ta đã xác định được văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp của mình, việc tiếp theo là soạn thảo một bản kế hoạch hành động bao gồm điểm mốc ban đầu, các mục đích xuyên suốt, hoạt động và thời gian thực hiện, trách nhiệm cụ thể.

Doanh nghiệp cần ban hành các quy định, quy chế chung, tạo ra những buổi họp mặt trò chuyện giữa lãnh đạo và toàn thể nhân viên về giá trị văn hóa công ty theo đuổi. Với mục tiêu là giúp tập thể nhân viên hiểu và ý thức được lợi ích của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của công ty và lợi ích từng cá nhân, biết được những nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình làm việc.

5.6 Kiểm soát và đo lường sự hiệu quả của xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Để đạt được hiệu quả trong việc kiểm soát và đo lường thì doanh nghiệp cần lập bảng khảo sát để đưa ra những vấn đề liên quan đến tiến trình giải quyết công việc theo những mục tiêu cụ thể đã giao.

Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến cảm xúc của nhân viên trong quá trình làm việc, yêu cầu họ chia sẻ suy nghĩ của mình trong quá trình làm việc. Hiện nay, trình bày tiến trình, năng suất công việc đều được biểu thị bằng những con số, chỉ số, biểu đồ.

Nâng cao văn hóa doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi số trong quản trị nhân sự

Hiện nay, để tăng sự chuyên nghiệp trong doanh nghiệp và tạo ra văn hóa doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của công ty, sử dụng phần mềm công nghệ được coi là giải pháp hàng đầu. MISA AMIS HRM – phần mềm quản trị nhân sự của MISA là một trong sản phẩm được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

Phần mềm được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với nhiều tính năng như:

  • AMIS Tuyển dụng: Hỗ trợ làm thương hiệu tuyển dụng, nâng cao trải nghiệm của ứng viên, tiết kiệm thời gian đăng tin cho HR. Với phần mềm, lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về kết quả tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng cho thời gian tới.
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
  • AMIS Thông tin nhân sự: Hỗ trợ lưu trữ thông tin nhân viên cùng các quyết định khen thưởng, kỷ luật,… từ đó giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về biến động nhân sự và giúp tăng trải nghiệm của nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp.
Phần mềm có giao diện trực quan, dễ nhìn, dễ theo dõi
Phần mềm có giao diện trực quan, dễ nhìn, dễ theo dõi
  • AMIS Chấm công: Hỗ trợ nhân viên chấm công đa hình thức, tự động theo dõi thời gian làm việc, thiết lập ca kíp rõ ràng. Nhân viên cũng tự động xin nghỉ phép, đi muộn và xác nhận bảng công ngay trên phần mềm.
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
  • AMIS Tiền lương: Hỗ trợ tính toán lương thưởng theo nhiều hình thức trả lương khác nhau với công thức tự động. Giám đốc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chi trả lương trong doanh nghiệp và có những điều chỉnh phù hợp nhất.
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương

Với AMIS HRM, bộ phận HR có thể TIẾT KIỆM 50% thời gian, công sức làm việc, đảm bảo HIỆU QUẢ 100%.

Để được tư vấn cụ thể hơn, mời bạn đọc để lại thông tin theo form dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.

Dùng ngay miễn phí

6. Kết luận 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những thông tin của văn hóa doanh nghiệp là gì, vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động nội bộ công ty và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tiếp thu những kiến thức quan trọng cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình theo hướng tích cực, hiệu quả nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả