Nghiệp vụ Thuế Withholding tax là gì? Tất tần tật về thuế khấu trừ tại...

Khi đi làm tại các công ty, doanh nghiệp, lương bạn thực nhận sẽ là khoản còn lại sau khi đã đóng các khoản bảo hiểm và khấu trừ thuế TNCN. Nếu như trong năm bạn có thêm thu nhập ở các đơn vị khác thì chắc đã từng được thông báo về việc khấu trừ thuế một phần thuế TNCN trước khi được nhận thanh toán khoản tiền lương, tiền công. Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam trong hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài thì lại cần khấu trừ, kê khai thuế thay nhà thầu nước ngoài. Trên đây đều là những ví dụ thường gặp về thuế khấu trừ tại nguồn – Withholding tax. Vậy Withholding tax là gì, có đặc điểm cơ bản là gì? Mời bạn tìm hiểu về Withholding tax qua bài viết dưới đây.

1. Withholding tax là gì?

“Withholding tax” là từ trong tiếng Anh và được sang Tiếng Việt là “Thuế thực hiện khấu trừ tại nguồn”, để vắn tắt hay được gọi là thuế thu tại nguồn/thuế trích thu/thuế tạm thu,… Đây là một hình thức của các loại thuế thu nhập mà cơ quan thuế sẽ thu bằng cách khấu trừ trực tiếp ngay vào khoản tiền mà Người trả thu nhập trả cho Người nhận thu nhập (Dựa theo Định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập (khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC).

Hình 1: Thuế khấu trừ tại nguồn – một phương thức thu thuế phổ biến – Nguồn Internet

2. Những đặc điểm đặc thù của thuế khấu trừ tại nguồn

Thuế TNCN và thuế nhà thầu là hai loại thuế khấu trừ tại nguồn phổ biến tại Việt Nam. 

Khấu trừ tại nguồn được hiểu là bên trả thu nhập phải khấu trừ (giữ lại) ngay tại nguồn phát sinh thu nhập chịu thuế một khoản tiền thuế trước khi chi trả cho bên nhận thu nhập.

Khoản thuế giữ lại là nghĩa vụ của Người nhận thu nhập nhưng được Người trả thu nhập kê khai, nộp thay vào ngân sách nhà nước. Việc nộp khoản thuế trên được pháp luật quy định bên trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và khai nộp thuế thay bên nhận thu nhập. Đây là điểm cốt lõi, cơ bản nhất của “withholding tax”. Doanh nghiệp sẽ khấu trừ tại nguồn trước khi thanh toán mà không thu cùng giá mua sản phẩm như thuế GTGT vì các thuế này thường khó quản lý và khó thu hồi sau khi đã chi trả cho cá nhân người lao động hay đơn vị nhà cung cấp, đặc biệt khoảng cách về mặt địa lý và lãnh thổ xuất hiện khi họ chuyển sang cư trú ở nước ngoài.

Thuế thực hiện khấu trừ tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thuế cho ngân sách nhà nước do gọn đầu mối quản lý người nộp thuế (chỉ tập trung vào bên trả thu nhập, ở tại Việt Nam); nhờ đó, giảm thiểu rủi ro trốn thuế, lậu thuế của người chịu thuế bằng việc “khấu trừ tại nguồn”. 

Thuế khấu trừ tại nguồn mang đặc điểm của sắc thuế mà nó phải khấu trừ, như thuế TNCN, thuế nhà thầu (thuế TNDN, GTGT thu đối với nhà thầu nước ngoài), được thể hiện ở phương pháp, đối tượng tính nộp, mức độ huy động thuế, chính sách an sinh xã hội, khuyến khích vì mục đích công cộng cho người dân…

Cần lưu ý, thuế khấu trừ tại nguồn là cách gọi căn cứ theo phương thức thu thuế chứ không phải là một sắc thuế riêng. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chi tiết

Một số ví dụ về withholding tax:

Ví dụ 1: Thuế khấu trừ tại nguồn đối với thu nhập từ trúng thưởng

Thu nhập tính thuế TNCN từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng của cá nhân. Nếu cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi (tại doanh nghiệp hay tại tổ chức khác) thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng. Cơ sở trả thưởng phải khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

Thuế suất thuế TNCN của thu nhập từ trúng thưởng là 10%.

Ví dụ 2: Ông M có trúng thưởng 1 giải thưởng xổ số Vietlott với giá trị 20.110.000.000 đồng và công ty Viettel khi trả thưởng sẽ phải khấu trừ tại nguồn trước khi trả tiền thưởng cho ông M số thuế là:

  (20.110.000.000 – 10.000.000) x 10% = 2.010.000.000 đồng.

>> Xem thêm: Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022: Sửa đổi quy định về tạm nộp thuế TNDN, khai thuế TNCN và một số vấn đề khác

Ví dụ 3: Thuế khấu trừ tại nguồn đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng

Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng mà cá nhân được thừa kế, tặng quà nhận được vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. 

Thuế suất thuế TNCN của thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là 10%.

Ví dụ 4:  Ông A được công ty B tặng 1 chiếc xe máy có trị giá 40trđ, ông A đã làm các thủ tục đăng ký quyền sở hữu cho xe máy này thì công ty B sẽ khấu trừ tại nguồn đối với thu nhập cá nhân từ quà tặng của ông A là: (40trđ – 10trđ) x 10% = 3.000.000 đồng.

Ví dụ 5: Thuế nhà thầu

Nhà thầu nước ngoài ABC ký hợp đồng với bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy Y với giá trị là 2.200 triệu VND (giá đã bao gồm thuế GTGT).

Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh, chỉ quy định giá trị hợp đồng bao gồm máy móc, thiết bị, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử; nếu không có đủ chứng từ để chứng minh giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì nghĩa vụ thuế GTGT của nhà thầu nước ngoài ABC đối với giá trị hợp đồng ký với bên Việt Nam được tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng nhà thầu là 2.200 triệu VND và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT là 3%.

Như vậy, số thuế cần khấu trừ tại nguồn trước khi chi trả cho nhà nước ngoài là:

2.200 triệu x 3% = 66 triệu VND

Số tiền thuế 66 triệu VND này doanh nghiệp Việt Nam trước khi thanh toán tiền cho nhà thầu ABC phải khấu trừ thuế lại để thực hiện kê khai và nộp thay thuế nhà thầu cho cơ quan quản lý thuế Việt Nam. 

Qua bài viết này, MISA AMIS hy vọng bạn đọc nắm bắt được bản chất của Withholding tax, từ đó hiểu đúng về phương thức thu thuế phổ biến này. Đối với người làm kế toán, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong công việc hàng ngày là vô cùng hữu ích. Đặc biệt, phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ các tính năng từ phân tích tài chính, quỹ, ngân hàng đến mua bán hàng, quản lý hóa đơn, hợp đồng …. và nhất là tính năng về thuế sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kế toán viên. Tính năng về thuế tạo ra sự đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế của doanh nghiệp, các tính năng như:

  • Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
  • Tự động khấu trừ thuế
  • Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
  • Tự động quyết toán thuế TNDN hàng năm

là những tính năng cần thiết và sẽ hỗ trợ tối đa cho kế toán viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán về thuế. Anh/chị kế toán viên quan tâm tìm hiểu và trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Người tổng hợp: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]