Customer profile là gì? Các bước xây dựng customer profile hiệu quả

08/11/2022
1772

Customer profile như một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp đề ra các chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì các doanh nghiệp đều mong muốn gia tăng lợi nhuận theo cấp số nhân, để khẳng định vị thế của mình trên thị trường cũng như phát triển ổn định lâu dài. 

Vậy customer profile là gì? Và những lợi ích mà customer profile mang lại là gì? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu customer profile là gì qua bài viết dưới đây nhé.

I. Customer profile là gì?

Customer profile hay còn được gọi là tệp hồ sơ dữ liệu khách hàng. Tệp hồ sơ dữ liệu khách hàng cá nhân được sử dụng như một cách để xác định các đối tượng khách hàng mục tiêu với các sản phẩm nhất định.

Việc xây dựng tệp hồ sơ dữ liệu khách hàng rõ ràng và chính xác là nền tảng để các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm thành công. Và đẩy mạnh doanh số bán hàng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó việc xây dựng tệp hồ sơ dữ liệu khách hàng chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được các chiến lược marketing, nên gia tăng chiến lược tiếp thị nào và những chiến lược nào không, để hạn chế tối đa sự lãng phí nguồn tài nguyên.

II. Các yếu tố tạo nên hồ sơ khách hàng Customer profile là gì?

Customer profile thường sử dụng để lưu trữ các thông tin khách hàng như: 

  • Nhân khẩu học
  • Sở thích, hành vi mua hàng
  • Cách thức mua hàng
  • Khó khăn khi họ mua hàng. 

Đối với các doanh nghiệp B2B, customer profile cũng cần thay đổi để phù hợp. Các thông tin trong hồ sơ lúc này có thể gồm có:

  • Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ
  • Liên hệ, số điện thoại,…
  • Người chịu trách nhiệm pháp luật
  • Người phụ trách, liên hệ
  • Quy mô văn phòng, nhân sự
  • Loại hình kinh doanh

 

Customer profile là tệp lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng
Customer profile là tệp lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng

III. Lợi ích của việc xây dựng hồ sơ khách hàng customer profile là gì?

Để có thể phát triển bền vững hơn trong quá trình kinh doanh và đẩy mạnh được doanh số bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp có tạo tệp hồ sơ thông tin khách hàng tiềm năng, để có thể nắm được những nhu cầu sử dụng của họ.

1. Tiếp cận chính xác các đối tượng khách hàng tiềm năng

khi xây dựng customer profile bạn sẽ nắm được đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm đến thuộc độ tuổi nào, giới tính nào, sở thích của họ là gì. Ví dụ doanh nghiệp của bạn kinh doanh hàng mỹ phẩm, tệp hồ sơ thông tin khách hàng được phân theo giới tính và độ tuổi. 

Nếu khách hàng từ 18 đến 25 tuổi bạn sẽ cung cấp và tiếp thị các sản phẩm dưỡng da lành tính, kem chống nắng,… Còn khách hàng từ 25 tuổi trở đi bạn sẽ hướng đến tiếp thị các sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa, trị nám tàn nhang, cải thiện nếp nhăn,… 

Tùy vào tệp khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ lên kế hoạch để tiếp thị tiếp cận và linh hoạt điều chỉnh phương thức tiếp cận khách hàng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Điều này làm tăng khả năng mua hàng của khách hàng, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Customer profile giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng
Customer profile giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng

2. Giữ chân khách hàng thành công

Theo đánh giá từ trải nghiệm của khách hàng, có đến hơn 80% người sử dụng có xu hướng lựa chọn và gắn bó lâu dài với những doanh nghiệp am hiểu được tâm lý của họ. Khi lượng khách hàng trung thành ngày một tăng cao thì sẽ thúc đẩy nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao. 

Để có thể tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng, khiến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được những sở thích của khách hàng, biết được họ cần gì và không thích điều gì qua những lần tương tác mua bán hàng.

Khi có thể phát hiện được những mong muốn của người tiêu dùng cũng như những khó khăn, doanh nghiệp có thể cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, để tạo được thiện cảm và tăng sự trung thành của họ đối với doanh nghiệp của bạn.

Tải Ebook: Hướng dẫn xây dựng chân khách hàng cho mọi ngành nghề

Ebook cung cấp một cái nhìn chi tiết về vai trò, cách thức cũng như quy trình, ứng dụng trong việc xác định và xây dựng chân dung khách hàng. Đồng thời mang đến một bộ chân dung mẫu với các đặc điểm, thông tin riêng biệt phù hợp và tương ứng với các ngành nghề khác nhau. Qua đó, giúp bạn xây dựng một chân dung khách hàng cụ thể để ứng dụng vào các hoạt động tiếp thị và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

IV. Các bước tạo customer profile hiệu quả đột phá doanh thu cho doanh nghiệp

Đừng xây dựng một customer profile dựa theo cảm tính và phán đoán về hành vi mua hàng của người tiêu dùng mà hãy thực hiện khảo sát tiếp cận có hệ thống để thu nhập các dữ liệu thông tin khách hàng. 

Dưới đây là các bước xây dựng một customer profile đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

1. Sử dụng mẫu hồ sơ khách hàng có sẵn

Dù bạn có thể tự tạo một bản tài liệu hồ sơ khách hàng, nhưng để tối ưu hóa thời gian và quy trình thực hiện thiết lập hồ sơ khách hàng, bạn có thể tải các mẫu hồ sơ khách hàng có sẵn.

Có rất nhiều mẫu hồ sơ khách hàng khác nhau giúp bạn thuận lợi hơn trong việc tạo thông tin dữ liệu khách hàng. Với hồ sơ khách hàng có sẵn bạn chỉ cần điền thông tin vào các trường, hoặc cũng có thể thêm hoặc bớt các trường theo nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin của khách hàng

Khi đã có mẫu hồ sơ khách hàng và phần mềm quản lý thông tin khách hàng, bước tiếp theo là bạn cần làm một cuộc khảo sát để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm đáng chú ý của khách hàng. 

Các thông tin như độ tuổi, giới tính, tôn giáo tín ngưỡng, chủng tộc và dân tộc của khách hàng tiềm năng sẽ giúp xây dựng các dịch vụ cũng như sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. 

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý khi xây dựng hồ sơ khách hàng:

  • Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào?
  • Sản phẩm của bạn cung cấp tốt cho những đối tượng nào?
  • Hàng năm doanh thu thu nhập của họ là bao nhiêu?
  • Hay doanh nghiệp của họ có bao nhiêu người? Vị trí hoạt động của doanh nghiệp ở đâu?

3. Thu thập các phản hồi, đánh giá từ khách hàng

Để có thể tiếp thị sản phẩm tốt hơn, đưa sản phẩm gần hơn đến tay khách hàng thì sau khi phân tích nhân khẩu học bạn cần thu thập đánh giá, feedback từ người tiêu dùng. 

Khi sử dụng phần mềm MISA AMIS CRM xây dựng hồ sơ khách hàng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin cơ bản của khách hàng. Tuy nhiên bạn cần gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để có thể hiểu được khách hàng hơn, điều này cũng làm tăng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Khi một khách hàng đầu tư thời gian để tương tác với bạn, chứng tỏ họ đang rất hứng thú với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn cũng cần chú ý hơn những khách hàng này để gia tăng lợi ích lâu dài về sau.

Bạn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng?Tải Ebook: Kỹ thuật tìm kiếm đánh giá khách hàng tiềm năng trong B2B
MISA AMIS CRM giúp bảo mật toàn bộ thông tin khách hàng
MISA AMIS CRM giúp bảo mật toàn bộ thông tin khách hàng

4. Điền thông tin dữ liệu khách hàng vào customer profile

Sau khi đã thực hiện các cuộc khảo sát khách hàng và nhận được các phản hồi tích cực, lúc này là lúc bạn cần thu thập sắp xếp các thông tin thành một tập tài liệu để điền vào form customer profile của bạn. Khi tạo customer profile bạn nên đơn giản hóa các dữ liệu thông tin để dễ tìm kiếm, thay vì phân tích một cách chi tiết và sâu sắc các thông tin.

V. Sử dụng phần mềm CRM để quản lý hồ sơ khách hàng

Tệp hồ sơ khách hàng thường chứa các thông tin cá nhân quan trọng, vì vậy nhiệm vụ của bạn là bảo vệ tính bảo mật của dữ liệu thông tin. Điều này giúp tạo dựng được sự tin tưởng từ phía khách hàng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 

MISA AMIS CRM là một trong những phần mềm giúp quản lý thông tin khách hàng một cách chính xác và bảo mật nhất. MISA AMIS CRM cho phép bạn lưu trữ các thông tin cơ bản về tệp khách hàng của doanh nghiệp bao gồm họ tên, địa chỉ, thông tin nghề nghiệp,… 

Bên cạnh đó, MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ insight và thấu hiểu khách hàng qua lịch sử giao dịch và nội dung tương tác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn khai thác triệt để các thông tin về khách hàng để có chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

QUẢN LÝ DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG – TẬP TRUNG – AN TOÀN – BẢO MẬT

VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG MISA AMIS CRM

  • Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng: thông tin công ty, địa chỉ, email, sđt, người liên hệ,…
  • Theo dõi lịch sử tương tác & chăm sóc khách hàng
  • Chấm điểm & tự động phân bổ khách hàng tiềm năng
  • Phân loại khách hàng theo chiến dịch, đối tượng
  • 30+ mẫu báo cáo & phân tích kinh doanh đa chiều, linh hoạt theo nhu cầu báo cáo của nhà quản trị

VI. Tổng kết

Bài viết trên đây MISA AMIS đã chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin về customer profile. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được customer profile là gì. Những lợi ích của nó mang lại và cách để tạo customer profile hiệu quả, giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng thành công cũng như giúp doanh nghiệp đột phá doanh thu. 


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả