5 nguyên tắc bán hàng cho người quen hiệu quả nhất

31/10/2022
2091

Bán hàng cho người quen có thể là một quá trình dễ dàng hoặc cực kỳ khó khăn. Trong bài viết này, MISA AMIS đưa ra 5 nguyên tắc bạn cách tăng cơ hội bán hàng thành công, ngay cả khi khách hàng là người mà bạn biết rất rõ, cùng tìm hiểu ngay nhé!

5 nguyên tắc bán hàng cho người quen hiệu quả nhất
5 nguyên tắc bán hàng cho người quen hiệu quả nhất

1. Kể và sống trong câu chuyện của mình

Vào năm 2015, mạng lưới marketing đã có hơn 20 triệu người tham gia. Và con số này không ngừng tăng lên kể từ đó. Trong số đó, bạn không phải là người bán hàng duy nhất trong mạng lưới của mình quảng cáo sản phẩm hoặc chào bán sản phẩm cho người quen.

Vậy điều gì khiến bạn khác biệt so với phần còn lại? Đó chính là câu chuyện của riêng bạn để có thể thu hút khách hàng mục tiêu hiệu quả. Câu chuyện của bạn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như:

  • Tại sao bạn lại bán sản phẩm này? 
  • Nó đã thực sự thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào? 
  • Tần suất sử dụng sản phẩm như thế nào? hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng? 
  • Ngoài thu nhập kinh doanh, nó đáng giá như thế nào đối với thời gian và tiền bạc của bạn?

Các kênh truyền thông xã hội đang hoạt động rất mạnh mẽ và bạn có thể tận dụng để đưa câu chuyện của mình lên đây. Social Media có thể chỉ thể hiện một góc nhìn cụ thể về những câu chuyện của chúng ta, nên hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn rõ ràng, nhất quán và đúng với bạn.

Ở chủ đề trước chúng tôi đã giới thiệu quy trình đào tạo nhân viên bán hàng bài bản cho mọi doanh nghiệp, anh chị có thể tham khảo tại link.

2. Lưu ý ranh giới giữa hối thúc hay lôi kéo

Trước khi bắt tay vào bán hàng cho người quen, mọi nhân viên kinh doanh cần nắm được sự khác biệt giữa “hối thúc” và “lôi kéo”. Đó chưa bao giờ là một sáng kiến hay nếu bạn gây áp lực và tích cực cố gắng khiến ai đó mua sản phẩm của mình, đặc biệt nếu họ chưa tỏ ra hứng thú với nó.

Thay vì chỉ tập trung vào hối thúc, hãy lôi kéo bạn bè, người thân, người quen của mình một cách khéo léo và tinh tế. Bằng cách quảng cáo cho sản phẩm của mình một cách tinh tế, người quen sẽ có thể tự do tìm và liên hệ với bạn về mặt hàng bạn đang bán với tâm thế thoải mái. 

Điều này sẽ ngay lập tức xác nhận rằng họ quan tâm đến sản phẩm và bạn có thể bắt đầu cho họ biết thêm thông tin về chúng cũng như cách mà người quen của bạn có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Lưu ý ranh giới giữa hối thúc hay lôi kéo
Lưu ý ranh giới giữa hối thúc hay lôi kéo

Ví dụ, nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa, đừng bắt đầu công cuộc bán hàng cho người quen bằng cách gửi email, nhắn tin, gọi điện hoặc gây áp lực để người quen sử dụng dịch vụ của mình.

Thay vào đó, hãy thử đăng tải portfolio của mình lên các nền tảng mà người quen của bạn có thể dễ dàng nhìn thấy. Nếu họ thích, tin tưởng và thấy sản phẩm của bạn phù hợp, họ sẽ tìm cách liên hệ với bạn ngay lập tức.

Tránh trường hợp khiến bạn bè và người quen của mình cảm thấy áp lực khi phải lựa chọn giữa mua hoặc không mua sản phẩm của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại của bạn với họ. Và có khả năng việc bán hàng cho người quen sẽ hủy hoại lòng tin của họ đối với bạn, đặc biệt nếu họ không hài lòng với sản phẩm mình mua.

3. Hãy nhất quán trong bán hàng cho người quen

Nhất quán là yếu tố quan trọng trong việc bán hàng cho người quen, điều này giúp bạn trở nên chuyên nghiệp trong mắt họ, đồng thời củng cố sự tin tưởng trong mối quan hệ của mình. Đặc biệt là hãy cố gắng nhất quán trong việc định giá sản phẩm. 

Bạn đang bán sản phẩm cho người quen không đồng nghĩa với việc bạn luôn phải giảm giá cho họ. Thay vào đó, hãy để họ tự kiếm tìm mã giảm giá cho bản thân. 

Đó có thể là:

  • Để lại review tích cực trên nền tảng xã hội để nhận lại mã giảm giá.
  • Like và share bài đăng trên Facebook để nhận mã giảm giá.
  • Đăng kí membership hoặc email để nhận offer đặc biệt.
  • Theo dõi trang mạng xã hội để nhận thông tin về các chương trình khuyến mãi.

Hãy cho bạn bè và người quen của mình biết rằng tất cả đặc quyền của họ nhận được sẽ giống như mọi khách hàng bình thường. Nghe có vẻ lạ vì điều này khiến bạn bè của bạn không nhìn nhận được lợi ích khi mua sản phẩm của người quen. 

Tuy nhiên khi tách bạch được công việc và người quen sẽ khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Như vậy, qua người quen, bạn có thể bán được hàng cho nhiều người hơn.

4. Cá nhân hoá

Nếu như không thể đối đãi cho người quen của mình đặc biệt hơn so với khách hàng thông thường mua hàng bạn bán, hãy cá nhân hóa trải nghiệm của họ. Điều này rất quan trọng đối với tất cả các khách hàng. Và đặc biệt, những khách hàng có mối quan hệ với bạn, cũng như có khả năng bỏ qua cho những sai sót nhỏ của bạn. 

Sau tất cả, mối quan hệ của bạn là thứ mà bạn đã đầu tư hàng giờ, thậm chí có thể hàng năm trời và rất có thể nó tồn tại lâu hơn công việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, đừng đánh cược mối quan hệ của mình, nhất là những người quen thân nhất cho một cuộc mua bán hàng

Mọi người đều thích cảm giác mình là người đặc biệt cũng như được trân trọng. Để nuôi dưỡng cảm giác này, bạn cần tương tác và cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng của mình.

Tương tác và cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng
Tương tác và cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng

Làm thế nào bạn có thể làm điều này? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể áp dụng:

  • Gửi thiệp cảm ơn viết tay tới khách hàng mới.
  • Thiết lập một nhóm Facebook hoặc Zalo dành riêng cho khách hàng là người quen mà bạn đang bán hàng hoặc gửi cho họ một bản tin đặc biệt. Hãy đảm bảo rằng họ biết về các chương trình khuyến mãi, đặc biệt hoặc offer sắp tới. Và nên chắc chắn rằng khách hàng của bạn biết đây đều là những thông tin độc quyền và không công bố rộng rãi.
  • Theo dõi những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn trong một vài tháng. Xem phản ứng của họ như thế nào, cần thay đổi điều gì không? Hãy tiếp cận nó dưới góc độ hỗ trợ chứ không phải nâng cao doanh số bán hàng.

5. Quản trị rủi ro

Trong một số trường hợp, nếu như để người quen của mình không hài lòng, điều này còn tai hại hơn là những lời feedback khi bán hàng cho khách hàng chưa rõ về doanh nghiệp bạn. Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ và người quen của bạn không hài lòng với những gì bạn đã bán cho họ, đây là những điều bạn phải làm:

Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro

Xin lỗi

Thừa nhận sai lầm của mình và làm chủ những gì bạn đã làm sai. Cảm ơn họ vì những phản hồi và ý kiến ​​đóng góp có giá trị nhằm giúp họ nguôi giận về những gì đã xảy ra. Ai trong chúng ta cũng từng mắc sai lầm và bạn cũng vậy.

Vì thế đừng nản chí, bạn vẫn đang phát triển với tư cách là chủ doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đôi lúc vẫn chưa hoàn hảo. Hiểu được điều này sẽ giúp người quen của bạn thông cảm hơn cũng như giảm sự chỉ trích dành cho bạn.

Cam đoan

Đảm bảo rằng người quen của bạn biết rằng bạn sẽ sửa chữa sai lầm của mình và nhanh chóng thực hiện các thay đổi nhằm làm hài lòng họ. Nếu cần, hãy thử thỏa hiệp với họ. Nhưng đừng đánh đổi mục tiêu của mình chỉ để làm hài lòng một đối tượng duy nhất. Nếu không thể đi đến một thỏa hiệp chung, hãy đưa ra chính sách hoàn trả tiền.

Nhắc nhở

Đôi khi, việc nhắc nhở khách hàng về mối quan hệ giữa bạn với họ sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong thương vụ mua bán sản phẩm. Nếu đó là gia đình, hãy cảm ơn họ vì điều gì đó cá nhân mà họ đã giúp bạn.

Nếu đó là bạn bè, hãy gợi nhắc họ về khoảng thời gian quen biết. Đảm bảo với họ rằng bạn không bao giờ có ý định làm họ thất vọng và cảm ơn họ vì đã tin tưởng bạn và sản phẩm mà bạn cung cấp cho họ.

Chính sách hoàn trả

Nếu mọi thứ không thực sự diễn ra theo những gì bạn mong đợi, và không còn cách nào sửa chữa, hãy đề nghị chính sách hoàn trả tiền. Nói với họ rằng bạn hoàn toàn hiểu nếu họ muốn ngừng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và bạn sẵn sàng giúp đỡ họ tìm một giải pháp thay thế. Điều này sẽ đảm bảo mối quan hệ của bạn với người ấy không bị hủy hoại.

6. Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về bán hàng cho người quen. Hy vọng bài viết này giúp bạn triển khai hiệu quả chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp mình.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 3]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả