Cash flow là gì? Cách tính toán và lên kế hoạch dòng tiền hiệu quả

27/11/2023
1065

Cash flow, hay dòng tiền là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng của mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có những lúc khó khăn, không có lợi nhuận nhưng luôn phải đảm bảo dòng tiền thông suốt trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy cash flow là gì, làm sao để tính toán và lên kế hoạch dòng tiền hiệu quả. Bài viết sẽ cùng bạn giải đáp những vấn đề này nhé. 

1. Cash Flow là gì?

Dòng tiền là thuật ngữ để chỉ sự lưu chuyển tiền, sự chuyển động vào/ra của tiền trong doanh nghiệp, tổ chức, dự án trong một khoảng thời gian nhất định. 

Dòng tiền vào có thể đến từ hoạt động kinh doanh chính cũng như các hoạt động khác, dòng tiền ra phục vụ việc thanh toán các khoản chi phí hoạt động, cũng như hoạt động mua sắm, đầu tư và thanh toán các khoản chi phí tài chính khác. 

Việc phân tích dòng tiền giúp đánh giá tình hình thanh khoản. của doanh nghiệp. Để mang lại giá trị cho chủ sở hữu hoặc cổ đông, doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng tạo ra dòng tiền dương hoặc tối đa hóa dòng tiền tự do dài hạn – phần tiền còn lại sau khi đã trang trải các chi phí cần thiết. Hiểu rõ mô hình kinh doanh và nguyên nhân dịch chuyển của dòng tiền là điều kiện tiên quyết để thực hiện phân tích này một cách chính xác.

cashflow là gì

Một số thuật ngữ liên quan tới Cash Flow mà bạn cần biết

  • Dòng tiền tự do (Free cash flow -FCF) là khoản tiền còn lại mà một công ty sở hữu sau khi đã thanh toán các chi phí liên quan đến vốn tài trợ và tái đầu tư. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, cho thấy khả năng chi trả cổ tức, trả nợ hoặc tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không cần tìm nguồn vốn mới. Nếu FCF là dương, doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ cho các hoạt động của mình. Ngược lại, nếu FCF âm, công ty cần phải tìm kiếm thêm nguồn tài trợ để duy trì hoạt động.
  • Dòng tiền thuần (Net cash flow -NCF) thể hiện chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí trong một khoảng thời gian.NCF bao gồm toàn bộ các khoản thu chi từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ, giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán và đầu tư vào các dự án mới
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một trong ba báo cáo tài chính quan trọng, giúp theo dõi dòng tiền ra vào của doanh nghiệp. Báo cáo này cho phép doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm rõ khả năng thanh toán nợ, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.
    • Theo mẫu báo cáo này, doanh nghiệp xác định dòng tiền thu, chi đối với từng hoạt động chi tiết; từ đó xác định lưu chuyển tiền thuần từ từng hoạt động: kinh doanh, đầu tư, tài chính; và xác định được lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. 

Mẫu số B03-DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

2. Phân loại Cash Flow

Dòng tiền thuần trong một giai đoạn nhất định của doanh nghiệp có thể tìm thấy ở trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong báo cáo sẽ trình bày 3 dòng tiền khác nhau:

Phân tích 3 dòng tiền để có góc nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  • Dòng tiền cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là dòng tiền liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Dòng tiền vào chủ yếu đến từ doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; trong khi dòng tiền ra dùng để chi trả cho các chi phí như nguyên vật liệu, lương và thuế. Việc phân tích dòng tiền từ hoạt động này giúp đánh giá khả năng doanh nghiệp duy trì thanh khoản và quản lý tài chính hiệu quả.

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về dòng tiền, để phân tích sâu hơn, cần đánh giá chất lượng của dòng tiền thuần sử dụng cho hoạt động kinh doanh qua việc so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận/lỗ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi dòng tiền dương, doanh nghiệp có thể tự chủ tài chính, trang trải chi phí vận hành, trả nợ và đầu tư mà không cần tìm kiếm thêm nguồn tài trợ. Ngược lại, dòng tiền âm là dấu hiệu cần được chú ý, bởi nó cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn thanh khoản do tăng khoản phải thu hoặc hàng tồn kho, đòi hỏi các biện pháp cải thiện kịp thời.

>>> Đọc thêm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là gì? Cách tính Operating Cash Flow

  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản thu chi liên quan đến việc mua bán tài sản cố định,tài sản dài hạn khác, đầu tư vào công cụ nợ hoặc góp vốn vào các đơn vị khác.

Dòng tiền vào đến từ việc thu hồi các khoản vay, tiền lãi, cổ tức; trong khi dòng tiền ra chủ yếu là các khoản đầu tư vào tài sản dài hạn như R&D.

Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư không hẳn là dấu hiệu xấu, bởi đầu tư dài hạn có thể mang lại lợi nhuận lớn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu phải dùng dòng tiền đầu tư để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, điều này có thể phản ánh vấn đề trong quản lý dòng tiền, nhất là khi doanh nghiệp phải thanh lý tài sản để duy trì hoạt động.

>> Đọc thêm: Dòng tiền là gì? Cách quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp hiệu quả

  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính:

Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm các giao dịch liên quan đến huy động vốn như phát hành nợ và cổ phiếu, cùng với các khoản chi trả cổ tức và trả nợ. Dòng tiền này cho thấy cách doanh nghiệp quản lý nguồn vốn và cấu trúc tài chính.

Việc sử dụng vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn thường là dấu hiệu tốt, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi lãi suất cao hoặc mức chi trả cổ tức tăng.

Phân tích cả ba loại dòng tiền này giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Một số phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS hiện nay đã bổ sung tính năng về dòng tiền bao gồm lập kế hoạch ngân sách, báo cáo tức thời để Chủ doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình thực hiện dòng tiền thực tế so với kế hoạch. Phần mềm cũng đưa ra cảnh báo khi chi vượt quá kế hoạch ngân sách:

Dùng ngay miễn phí

3. Phân tích dòng tiền

Phân tích dòng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết về một số chỉ số dòng tiền quan trọng mà các doanh nghiệp cần theo dõi:

Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR – Debt Service Coverage Ratio)

DSCR là chỉ số cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản vay đến hạn, bao gồm cả gốc và lãi. Chỉ số này giúp đánh giá liệu doanh nghiệp có đủ thu nhập để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn hay không. Một DSCR cao (lớn hơn 1) cho thấy doanh nghiệp có khả năng tốt trong việc trả nợ. Ngược lại, DSCR dưới 1 là dấu hiệu cảnh báo về rủi ro tài chính, cho thấy thu nhập không đủ để chi trả các khoản vay hiện tại.

Công thức:

DSCR = Thu nhập ròng / Nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn

DSCR có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động trong dòng tiền, chẳng hạn như giảm doanh thu, thiên tai, hàng tồn kho cao hoặc chi phí tăng bất ngờ, khiến doanh nghiệp khó duy trì việc trả nợ.

Dòng tiền tự do (Free Cash Flow – FCF)

Dòng tiền tự do là phần tiền còn lại sau khi doanh nghiệp đã thực hiện tất cả các khoản đầu tư vào tài sản cố định và chi phí khác như trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu. FCF là một chỉ số quan trọng để đánh giá giá trị thực sự của doanh nghiệp, vì nó cho thấy lượng tiền mà công ty có thể sử dụng để mở rộng, trả nợ, hoặc trả lại cho cổ đông.

Công thức tính dòng tiền tự do như sau:

FCF (Dòng tiền tự do) = OCF (Lưu chuyển tiền thuần)  – CAPEX (Chi phí vốn)

Trong đó:

  • OCF = EBIT – Khấu hao – Thuế hoặc tính OCF bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí hoạt động. EBIT bằng tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
  • CAPEX (1 năm) = PPE hiện tại – PPE năm trước + Khấu hao tài sản

Hoặc cũng có thể tính FCF theo công thức:

FCF = Thu nhập ròng + Khấu hao – Thay đổi vốn lưu động – Chi phí vốn

FCF dương là dấu hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận và tài trợ cho các hoạt động của mình mà không cần vay thêm tiền. Ngược lại, FCF âm cho thấy công ty có thể đang gặp khó khăn tài chính hoặc đang đầu tư mạnh để mở rộng, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng.

Dòng tiền tự do không có đòn bẩy (Unlevered Free Cash Flow – UFCF)

UFCF là lượng tiền mặt mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh, không bao gồm các khoản thanh toán lãi vay. Đây là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó phản ánh sức mạnh tài chính thực sự của doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn. UFCF càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tự tài trợ cho hoạt động và đầu tư của mình mà không cần phụ thuộc vào vốn vay, từ đó giảm rủi ro tài chính.

Công thức:

Dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay (UFCF) = EBITDA – CapEx – Vốn lưu động – Thuế

Trong đó:

  • EBITDA: thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao
  • CapEx: các khoản đầu tư cho tài sản cố định như nhà cửa, máy móc và thiết bị
  • Vốn lưu động: gồm hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả.

4. Các bước lập kế hoạch dòng tiền hiệu quả cho doanh nghiệp

Quản lý dòng tiền hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển. Một doanh nghiệp có thể tồn tại trong một thời gian ngắn nếu không có doanh số hoặc lợi nhuận, nhưng không thể không có tiền mặt. 

Để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch dòng tiền, cần thực hiện:

Các việc cần thực hiện để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch dòng tiền

Bước 1. Chuẩn bị kế hoạch ngân sách

Cần chuẩn bị kế hoạch ngân sách doanh số và lợi nhuận ước tính đạt được; kế hoạch mua sắm, chi trả cho các chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. 

Bước 2. Quyết định phạm vi thời gian cho kế hoạch

Doanh nghiệp cần xác định liệu kế hoạch dòng tiền sẽ được thực hiện cho một khoảng thời gian ngắn (vài tuần, tháng) hay dài (1-3 năm). Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và có dữ liệu lịch sử đầy đủ, có thể lập kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới hoặc hoạt động chưa ổn định nên giới hạn phạm vi kế hoạch trong các khoảng thời gian ngắn hơn để dễ điều chỉnh.  

Bước 3. Xác định các dòng tiền vào dự kiến

Doanh nghiệp dựa vào dữ liệu từ sổ sách, các hợp đồng hiện có và kế hoạch doanh thu để lập kế hoạch dòng tiền vào. Điều này bao gồm việc dự báo các khoản thu từ hoạt động kinh doanh chính, các khoản thu nhập khác như tiền hoàn thuế, lãi vay, và các khoản từ hoạt động đầu t

Bước 4. Xác định các dòng tiền ra dự kiến

Dựa trên số liệu kế toán và kế hoạch mua sắm, doanh nghiệp lên kế hoạch cho các khoản chi phí cố định như lương, mua nguyên vật liệu, chi phí tài sản cố định, trả nợ gốc và lãi vay. Đặc biệt, phải chú ý đến các khoản chi cố định để đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán

Bước 5. Tính toán dòng tiền hoạt động

Xác định lượng tiền mặt có sẵn đầu mỗi tháng, bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Cuối mỗi tháng, đánh giá lại chênh lệch giữa số liệu chi tiêu thực tế và kế hoạch. Nếu như chênh lệch nhỏ thì có thể chấp nhận, trường hợp chênh lệch lớn cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh cách xác định kế hoạch chi định kỳ..

Bước 6. Các biện pháp cải thiện dòng tiền

– Chính sách bán hàng: Doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét chính sách bán hàng cho phù hợp và kiểm soát việc thực hiện các chính sách này. Trong đó, một số hoạt động quan trọng cần thực hiện như:

  • Thỏa thuận điều khoản thanh toán có lợi với khách hàng, đảm bảo có thể thu hồi công nợ nhanh nhất có thể bằng cách đưa ra các chiết khấu thanh toán sớm.
  • Kiểm soát công nợ cung cấp cho khách hàng: Xem xét việc sử dụng các hệ thống chấm điểm tín dụng và thiết lập các hạn mức tín dụng thích hợp cho tất cả các khách hàng.
  • Đặt thời hạn thanh toán hợp lý: Thời hạn thanh toán tối đa thường là 60 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn hoặc 30 ngày nếu không có thời hạn nào được thỏa thuận. 
  • Gửi hóa đơn ngay lập tức sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. 
  • Lên kế hoạch trước các kỳ nghỉ lễ và đưa ra chính sách phạt trả chậm.

– Chính sách công nợ nhà cung cấp: Doanh nghiệp cần tránh việc giao dịch quá mức, việc phải thanh toán quá nhiều hóa đơn chi phí khi chưa nhận được thanh toán từ khách hàng, có thể làm công ty mất đi khả năng thanh toán tại một thời điểm. Vì vậy, cần lên kế hoạch mua và thỏa thuận về thời hạn thanh toán công nợ phù hợp với nhà cung cấp hoặc trì hoãn kế hoạch mua nếu cần thiết.

– Kiểm soát chi phí: Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp giải phóng một lượng tiền mặt đáng kể. Doanh nghiệp chỉ nên giữ lượng hàng vừa đủ để phục vụ khách hàng của bạn, lập kế hoạch mua theo mùa. Bên cạnh đó, việc tìm các nhà cung cấp có thể đưa ra giá tốt nhất ở khu vực địa lý gần đó và việc nhắc giữa việc mua mới hoặc mua các sản phẩm tương đương hoặc đã qua sử dụng cũng là một trong những cách thức có thể thực hiện để vượt qua giai đoạn khó khăn về dòng tiền. 

>> Xem thêm: Phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Bước 7. Lập kế hoạch dự phòng dòng tiền

Các doanh nghiệp đều cần có kế hoạch dự phòng cho trường hợp dòng tiền âm, mất khả năng thanh toán tạm thời. Doanh nghiệp có thể không có lợi nhuận trong một giai đoạn kinh doanh nhưng luôn cần đảm bảo dòng tiền thông suốt trong mọi giai đoạn hoạt động. Vì thế, kế hoạch dự phòng cho những trường hợp dòng tiền không thuận lợi là sự phòng bị không thể thiếu, giống như doanh nghiệp luôn chuẩn bị sẵn một chiếc phao cứu sinh bên mình.

Như vậy phân tích về dòng tiền có thể cung cấp cho nhà quản lý cũng như người đọc báo cáo tài chính bức tranh toàn cảnh về dòng tiền ra và vào doanh nghiệp. Cùng với các phân tích sâu hơn, kết hợp với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, nhà quản lý doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hiệu quả quản lý dòng tiền, từ đó kịp thời đưa ra những can thiệp thích hợp để đảm bảo thanh khoản thông suốt cho doanh nghiệp, hướng tới tối ưu hóa dòng tiền trong kinh doanh. Hiện nay, một số phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã được phát triển để đáp ứng đủ các nghiệp vụ kế toán cũng như đáp ứng các tính năng, tiện ích hỗ trợ cho hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp như: 

  • Cung cấp đầy đủ các báo cáo quản trị doanh nghiệp: Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp đầy đủ hơn 400 loại báo cáo, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình tài chính – kế toán doanh nghiệp để kịp thời ra quyết định điều hành, quản lý
  • Phần mềm cung cấp nhanh số liệu tổng quan giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: – Số dư tiền – Doanh thu, chi phí – Công nợ – Tồn kho
  • Cung cấp báo cáo dòng tiền: Cho biết tình hình thu chi tồn quỹ theo từng thời điểm và dự báo dòng tiền thu chi trong tương lai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sớm có kế hoạch cân đối thu chi
  • Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp số liệu chi tiết doanh thu, chi phí, lợi nhuận như:
    • Doanh thu theo sản phẩm, đơn vị; 
    • Chi phí theo khoản mục, sản phẩm, đơn vị
    • Lợi nhuận theo sản phẩm, đơn vị
  • Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp báo cáo tự động về tình hình thực hiện ngân sách: Cụ thể về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực tế so với kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, phù hợp với tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, phần mềm AMIS kế toán còn có nhiều tính năng, tiện ích hỗ trợ kế toán doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

Dùng ngay miễn phí

Tác giả: Phạm Ngọc Anh

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả