Spam là gì? Ứng dụng spam hiệu quả trong kinh doanh thời 4.0

21/09/2022
1542

Spam là gì?

Bạn có bao giờ nhận được hàng chục email quảng cáo không mong muốn, tin nhắn rác, hay thậm chí là những cuộc gọi quấy rối vào giữa đêm? Những hiện tượng này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bực bội. Nhưng bạn có biết rằng tất cả những phiền toái đó đều được gọi dưới một thuật ngữ phổ biến: Spam? Vậy spam thực sự là gì? Có những hình thức Spam nào và làm thế nào để bảo vệ mình khỏi chúng? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những mối nguy tiềm ẩn và cách phòng chống hiệu quả.

Spam là gì?

Spam là gì?
Tìm hiểu chi tiết về Spam

SPAM là từ viết tắt của Stupid – Pointless – Annoying – Messages trong tiếng Anh, có nghĩa là các email, tin nhắn chứa nội dung phiền toái đôi khi là vô nghĩa hay ngớ ngẩn mà chắc chắn mỗi người trong chúng ta nhận được mỗi ngày.

Thuật ngữ Spam thường được dùng để chỉ hành vi ai đó gửi một loạt thư, email đến nhiều người mà không có sự đồng ý của người nhận và nội dung của những email này chủ yếu mang tính quảng cáo.  Ngay trong Gmail, các nhà sản xuất đã thiết kế một thư mục Spam riêng để người dùng lọc các email cần thiết.

Spam cũng có thể được phân phối qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi điện thoại hoặc phương tiện truyền thông xã hội. Điển hình như hàng loạt các icon, nhãn dán trên các bài đăng Facebook chẳng hạn.

Tại sao từ này lại được sử dụng để chỉ các thư rác và tin nhắn không mong muốn.

Bản thân thuật ngữ này xuất phát từ một tiểu phẩm Monty Python’s Flying Circus năm 1970 đã trở thành huyền thoại. Trong đoạn phim lấy bối cảnh từ một quán cà phê nhỏ, có cảnh các khách hàng trong quán ăn gọi món và được phục vụ món thịt hộp có tên là SPAM – một loại thịt chế biến đóng hộp ít được ưa chuộng được phục vụ với mọi món trong thực đơn. Trong phân đoạn này, từ “SPAM” được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức gây khó chịu và phiền phức. Do sự lặp đi lặp lại đó, từ “Spam” bắt đầu được sử dụng trên internet để mô tả những nội dung lặp đi lặp lại, không mong muốn và gây phiền hà, như các thư rác hoặc tin nhắn không cần thiết.

Lịch sử và nguồn gốc của từ “spam”.

Một số nguồn cho rằng thuật ngữ Spam được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978 khi một người đàn ông tên Gary Thuerk gửi tin nhắn quảng cáo về một mẫu sản phẩm mới tới 393 người cùng một lúc thay vì gửi riêng lẻ. Thuerk tuyên bố rằng email của mình đã tạo ra khoảng 12 triệu đô la doanh số bán hàng mới. Tuy nhiên, nhiều người nhận được email của ông đã rất khó chịu và phàn nàn với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đơn vị điều hành công ty của Thuerk.

Tuy nhiên, trở về quá khứ, dường như thuật ngữ Spam còn xuất hiện sớm hơn nữa. Lịch sử của nó có thể được truy ngược về năm 1864. Khi đó, những tin nhắn điện tử không được người nhận yêu cầu đã được truyền đi qua điện tín. Những tin nhắn này là những lời đề nghị đầu tư khá đáng ngờ được gửi đến những người Mỹ giàu có.

Ở những thập kỷ sau đó, các thư rác – Spam phát triển với tốc độ gần như theo cấp số nhân. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2003, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật CAN-SPAM (Đạo luật Kiểm soát Tấn công Nội dung khiêu dâm và Tiếp thị Không được Yêu cầu năm 2003). Từ đó, Ủy ban Thương mại Liên bang được cấp một số quyền hạn để hạn chế “người gửi thư rác”. Các quy định này yêu cầu bất kỳ tin nhắn thương mại nào cũng phải cung cấp tính năng để người nhận có thể chọn không nhận thêm email, ngăn chặn việc sửa đổi tiêu đề email để ẩn danh tính của người gửi và ngăn chặn việc sử dụng các địa chỉ email được thu thập từ Internet mà không được phép.

Cho đến khi cuối cùng nó chiếm phần lớn (80% đến 85%) các tin nhắn email được gửi trên toàn thế giới. Có tới 182,9 tỷ email được Gửi/Nhận mỗi ngày trên toàn thế giới (tính đến năm 2014). Có thể thấy cuộc chiến giữa người Spam và người bị Spam vẫn chưa bao giờ dừng lại.

Lịch sử hình thành của Spam
Spam cũng có thể được phân phối qua tin nhắn văn bản,…

Các hình thức spam phổ biến

Spam Email là gì?

Để bắt đầu phân loại, hãy cùng đi sâu vào loại Spam trên internet mà chúng ta quen thuộc nhất: email rác. Đây là những tin nhắn quen thuộc nhưng đáng sợ trong hầu hết các hộp thư. Mặc dù bộ lọc nâng cao chặn phần lớn các email này, nhưng một số vẫn có thể vượt qua và chễm chệ “ngồi” trong hộp thư đến.

Spam Email điển hình nhất là email quảng cáo thương mại. Spam có thể truyền tải thông tin nhanh chóng vì có thể gửi đến nhiều địa chỉ cùng một lúc. Khi gửi thư rác tràn lan, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Cho dù một email là thư rác hay quảng cáo hợp pháp, tại Hoa Kỳ, nó đều phải tuân theo các hướng dẫn trong đạo luật CAN-SPAM. Mặc dù những email này hầu hết đều vô hại và theo luật nhưng hiển nhiên là chúng vẫn có thể gây khó chịu cho người nhận. Vậy nên bất cứ khi nào bạn điền vào biểu mẫu trực tuyến, hãy tìm hộp kiểm để chọn nhận hoặc không nhận email tiếp thị.

Một dạng Spam Email khác vô cùng nguy hiểm đó là các email lừa đảo. Tại sao lừa đảo qua email thường hiệu quả? Bởi vì các email rác bắt chước một cách khéo léo các thông điệp chính thống của công ty để khiến người nhận hành động theo ý chúng. Bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng hay bất cứ sự kiện hấp dẫn nào, chúng sẽ thuyết phục rằng bạn sẽ được hưởng lợi bằng cách nào đó khi chia sẻ các thông tin chi tiết nhạy cảm như số căn cước công dân hoặc thông tin thẻ tín dụng.

Tìm hiểu về spam email
Spam Email điển hình nhất là email quảng cáo thương mại.

Spam Facebook là gì?

  • Tin nhắn quảng cáo hàng loạt: Các tin nhắn được gửi đến nhiều người dùng cùng một lúc mà không được sự cho phép của họ. Mục tiêu của người gửi là để quảng cáo và bán sản phẩm thậm chí đôi khi là lừa đảo mà không quan tâm đến việc người nhận có thực sự quan tâm hay không.
  • Bình luận spam: Bình luận được đăng hàng loạt với nội dung quảng cáo hoặc không liên quan đến bài đăng gốc. Chúng không liên quan đến nội dung của bài đăng và chỉ nhằm mục đích lôi kéo người dùng đến một trang web khác, có thể là một trang web chứa mã độc hoặc trang bán sản phẩm khác.
  • Thẻ (tag) spam: Người dùng mạng xã hội thường bị gắn thẻ vào các bài đăng hoặc hình ảnh mà họ không liên quan, thường để quảng cáo hoặc tăng lượng tiếp cận. Việc gắn thẻ người dùng vào nội dung mà họ không liên quan là một hình thức spam phổ biến. Nó nhằm mục đích thu hút sự chú ý và lan truyền nội dung một cách rộng rãi hơn, thường vì mục đích quảng cáo.
  • Tài khoản giả mạo: Tài khoản được tạo ra với mục đích spam, bao gồm việc gửi yêu cầu kết bạn hàng loạt, mời tham gia các nhóm để đăng nội dung không liên quan, tuyên truyền thông tin sai lệch, dụ dỗ tham gia tổ chức bất hợp pháp, …
Spam Facebook là gì?
Mục tiêu của người gửi là để quảng cáo và bán sản phẩm.

Tin nhắn spam là gì?

Tin nhắn spam là những thông điệp không mong muốn được gửi hàng loạt đến nhiều người dùng. Chúng cũng được sử dụng cho các mục đích như quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ, phát tán thông tin sai lệch, hoặc thậm chí lừa đảo người dùng. Những tin nhắn này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như email, tin nhắn văn bản, hoặc tin nhắn qua các ứng dụng chat. Một số đặc điểm chính của tin nhắn spam:

  • Gửi hàng loạt: Tin nhắn spam thường được gửi đến rất nhiều người cùng một lúc.
  • Không được yêu cầu: Người nhận không hề yêu cầu hoặc mong muốn nhận các thông điệp này.
  • Nội dung quảng cáo hoặc lừa đảo: Tin nhắn thường chứa các quảng cáo không liên quan hoặc đường link dẫn đến các trang web lừa đảo.
  • Thiếu thông tin cá nhân: Thường không chứa tên hoặc thông tin cá nhân của người nhận, thể hiện rằng chúng được gửi tự động đến một danh sách người nhận rộng.
  • Địa chỉ người gửi không rõ ràng: Địa chỉ email hoặc số điện thoại của người gửi thường không rõ ràng hoặc số điện thoại rác, chỉ sử dụng 1 lần.
Spam tin nhắn SMS
Spam tin nahnws gây phiền toái cho người dùng.

Spam tin nhắn zalo là gì?

Cũng giống như các dạng Spam khác, spam tin nhắn zalo cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng cùng lúc với chi phí rẻ. Bên cạnh đó, các group zalo giúp tập trung khách hàng thành những nhóm cụ thể qua các group giúp việc tư vấn trở nên dễ dàng hơn.

Mặc dù Spam tin nhắn Zalo có thể mang lại một số lợi ích nhất thời cho các doanh nghiệp, nhưng nếu thực hiện sai cách, nó thường gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả của chiến lược tiếp thị. Một số nhược điểm có thể kể đến như:

  • Phiền toái cho người dùng: Người nhận thường cảm thấy bị quấy rối bởi những tin nhắn không mong muốn, đặc biệt khi chúng được gửi nhiều lần.
  • Ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu: Việc gửi spam có thể làm xấu hình ảnh của thương hiệu, khiến khách hàng tiềm năng cảm thấy khó chịu và không muốn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Vi phạm chính sách: Spam tin nhắn vi phạm chính sách của Zalo và có thể dẫn đến việc tài khoản bị khóa hoặc cấm vĩnh viễn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi thấp: Tin nhắn spam thường bị bỏ qua hoặc xóa, do đó tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng hoặc người dùng mới thường rất thấp.

Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu qua OA. Tạo tài khoản chính thức của doanh nghiệp trên Zalo và xây dựng một lượng người theo dõi (followers) trung thành. OA cho phép gửi tin nhắn quảng cáo đến những người đã theo dõi tài khoản của doanh nghiệp. Điều này không bị coi là spam vì người dùng đã đồng ý nhận thông tin.

Spam Zalo là gì?
Spam tin nhắn zalo cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng.

Call Spam

Call Spam là thuật ngữ dùng để chỉ các cuộc gọi không mong muốn từ các tổ chức hoặc cá nhân nhằm quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, hoặc thậm chí lừa đảo. Những cuộc gọi này thường không được người nhận yêu cầu và có thể gây phiền toái. Call Spam có đặc trưng là trực tiếp và tức thì. Thông tin được truyền đạt ngay lập tức, cho phép người gọi giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp đến khách hàng tiềm năng.

Tuy vậy, Call Spam không phải là phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Phần lớn người nhận thường từ chối nghe hoặc cúp máy, dẫn đến tỷ lệ thành công thấp. Nhiều quốc gia còn có quy định chặt chẽ về việc thực hiện các cuộc gọi quảng cáo không mong muốn và việc vi phạm có thể dẫn đến các hình phạt nặng. Ngoài ra, việc liên tục nhận các cuộc gọi spam có thể khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào các thương hiệu sử dụng phương thức này.

Call Spam là gì?
Call Spam tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng.

Spam nội dung website

Spam nội dung website (hay còn gọi là Content Spam hoặc Web Spam) là việc tạo ra và đăng tải nội dung trên website với mục đích chủ yếu là đánh lừa các công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm, thay vì cung cấp giá trị thực sự cho người dùng. Đây là một hành vi không lành mạnh và thường bị các công cụ tìm kiếm như Google phạt nặng.

Một số biểu hiện của Spam Website như:

  • Bất kỳ hình thức nội dung trang Web nào được tạo ra để cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà không quan tâm đến bất kỳ giá trị nào đối với người dùng.
  • Chèn quá nhiều liên kết không liên quan hoặc các liên kết hướng tới các trang web khác chỉ với mục đích tăng cường SEO. Các trang web có thể giả vờ cung cấp hỗ trợ hoặc thông tin về một chủ đề nhưng sự trợ giúp thường vô nghĩa và thông tin thì hời hợt.
  • Sao chép hoặc nhân bản nội dung từ các trang web khác mà không có sự sáng tạo hoặc bổ sung giá trị mới.

Hình thức Spam này chỉ mang lại giá trị trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, spam nội dung có thể tạm thời giúp trang web đạt được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Nếu thành công, các phương pháp spam có thể mang lại một lượng lớn khách truy cập trong thời gian ngắn. Tuy nhiên về lâu dài, đây không phải là lựa chọn tốt. Chúng có thể dẫn tới một số nhược điểm như:

  • Phạt từ công cụ tìm kiếm: Các công cụ tìm kiếm như Google thường xuyên cập nhật thuật toán để phát hiện và phạt nặng các trang web sử dụng kỹ thuật spam, bao gồm giảm thứ hạng hoặc thậm chí xóa khỏi chỉ mục tìm kiếm.
  • Giảm trải nghiệm người dùng: Nội dung spam thường không mang lại giá trị thực sự, làm giảm trải nghiệm người dùng và có thể dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín: Nội dung kém chất lượng hoặc gây phiền toái có thể làm giảm lòng tin của người dùng đối với website, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu.
  • Hiệu quả ngắn hạn: Các chiến lược spam thường chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, trước khi bị phát hiện và xử lý.
Spam Website là gì?
Spam Website bao gồm những gì?

Spam trên TikTok

Spam TikTok là hành động gửi, đăng tải hoặc chia sẻ nội dung không mong muốn hoặc quá mức trên nền tảng TikTok nhằm thu hút sự chú ý, tăng lượt xem, lượt thích, người theo dõi hoặc tương tác một cách không chính đáng. Spam TikTok có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và thường bị cộng đồng người dùng cũng như nền tảng TikTok đánh giá tiêu cực.

Bình luận spam: Gửi đi hàng loạt các bình luận giống nhau hoặc không liên quan dưới video của người khác, thường là để quảng bá cho tài khoản của mình hoặc để kéo tương tác.

Các hành vi Spam Tiktok điển hình như đăng tải liên tục nhiều video với nội dung tương tự hoặc kém chất lượng trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích “flood” nội dung trên nền tảng. Sử dụng các tài khoản giả mạo hoặc phương thức lừa đảo để yêu cầu thông tin cá nhân, tài chính hoặc khuyến khích người dùng thực hiện các hành động có lợi cho kẻ lừa đảo. Sử dụng các công cụ hoặc phần mềm tự động để tăng lượt xem, lượt thích hoặc người theo dõi một cách không tự nhiên.

Cũng giống như Spam nội dung Website, Spam Tiktok đem lại lượng tương tác lớn trong thời gian ngắn. Việc spam có thể giúp tăng lượt xem, lượt thích hoặc số lượng người theo dõi tạm thời. Tuy vậy, Spam Tiktok mang lại một số hậu quả:

  • Phạt từ TikTok: TikTok có các chính sách nghiêm ngặt về hành vi spam và có thể phạt tài khoản vi phạm bằng cách giảm tiếp cận, xóa video, hoặc thậm chí khóa tài khoản.
  • Mất uy tín: Spam có thể làm mất lòng tin của người dùng đối với tài khoản hoặc thương hiệu, khiến người theo dõi hiện tại cảm thấy khó chịu và hủy theo dõi.
  • Tương tác không chất lượng: Lượt xem, lượt thích, và người theo dõi từ spam thường không đến từ những người thật sự quan tâm, do đó, tương tác có thể không bền vững hoặc không mang lại giá trị thực sự.
  • Giảm trải nghiệm người dùng: Việc spam có thể làm phiền người dùng khác, ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ trên nền tảng.
Spam TikTok là gì?
Spam trên nên tảng Tiktok

Dấu hiệu của Spam

Nhận biết dấu hiệu của spam là việc quan trọng để tránh những tương tác không mong muốn và giúp bạn bảo vệ mình khỏi những rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là những dấu hiệu chi tiết và cụ thể giúp bạn nhận diện spam trong email, tin nhắn hoặc các loại liên lạc trực tuyến khác:

  • Người gửi không quen biết: Nếu bạn nhận được một email hoặc tin nhắn từ một người gửi mà bạn không quen biết, điều đó có thể là dấu hiệu của spam. Người gửi thường là các địa chỉ email lạ, không rõ nguồn gốc, hoặc các số điện thoại không quen thuộc. Spam thường được gửi từ các địa chỉ không rõ danh tính hoặc địa chỉ email giả mạo.
  • Tiêu đề gây sốc: Tiêu đề của spam thường rất gây sốc hoặc kích thích để khiến bạn cảm thấy phải mở email hoặc tin nhắn ngay lập tức. Ví dụ như các tiêu đề như “Bạn đã trúng giải thưởng lớn!” hoặc “Nhấp vào đây để nhận ngay tiền miễn phí!” Những tiêu đề này thường nhằm đánh lừa bạn để bạn nhấp vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm.
  • Yêu cầu thông tin cá nhân: Spam thường yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu, số căn cước công dâni hoặc các thông tin tài khoản khác. Các yêu cầu này thường được đưa ra dưới hình thức các cuộc khảo sát, yêu cầu xác minh.
  • Chứa liên kết đáng ngờ: Một dấu hiệu phổ biến của spam là sự hiện diện của các liên kết đáng ngờ trong nội dung email hoặc tin nhắn. Các liên kết này có thể dẫn đến các trang web không đáng tin cậy, yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân hoặc tải xuống phần mềm độc hại. Luôn kiểm tra URL trước khi nhấp vào liên kết, và nếu liên kết trông nghi ngờ, hãy tránh nhấp vào đó.
  • Chứa lỗi chính tả, ngữ pháp: Spam thường có chất lượng nội dung kém, với nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu không rõ ràng. Các lỗi này có thể bao gồm việc viết sai từ, câu không hoàn chỉnh hoặc ngữ pháp không chính xác. Điều này xảy ra vì spam thường được tạo ra hàng loạt và không được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Đính kèm tệp lạ: Các email spam thường có tệp đính kèm mà bạn không mong đợi hoặc không biết rõ nội dung. Những tệp đính kèm này có thể chứa virus, phần mềm độc hại hoặc các chương trình gây hại khác. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc của tệp đính kèm hoặc không nhận ra nó, không nên mở hoặc tải xuống.
  • Chứa các lời hứa đáng ngờ: Spam thường đưa ra các lời hứa hão huyền như “Tiền thưởng dễ dàng kiếm được,” “Cơ hội đầu tư không thể từ chối,” hoặc “Sản phẩm miễn phí với chi phí thấp.” Những lời hứa này thường không thực tế và nhằm mục đích lừa đảo bạn để bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện hành động không mong muốn.
  • Thông tin không rõ ràng: Nếu email hoặc tin nhắn không cung cấp thông tin rõ ràng về người gửi, tổ chức hoặc không có thông tin liên lạc chính xác, đó có thể là spam. Các tin nhắn spam thường thiếu sự minh bạch và không cung cấp thông tin liên hệ để bạn có thể xác minh tính xác thực của chúng.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin ngay lập tức: Spam thường cố gắng tạo cảm giác khẩn cấp bằng cách yêu cầu bạn thực hiện hành động ngay lập tức. Ví dụ, họ có thể yêu cầu bạn cập nhật thông tin tài khoản ngay lập tức hoặc nhấp vào liên kết ngay để tránh bị khóa tài khoản. Đây thường là một chiến thuật để làm bạn hành động vội vàng mà không suy nghĩ.
  • Ngôn từ quá tốt hoặc quá xấu: Spam có thể sử dụng ngôn ngữ quá hoa mỹ, cố gắng tạo ấn tượng về sự sang trọng hoặc giá trị cao, hoặc ngôn ngữ quá tiêu cực và đe dọa. Mục đích của việc này là gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc của bạn để bạn hành động theo yêu cầu của họ.
Dấu hiệu nhận biết Spam
Nhận diện spam trong email, tin nhắn hoặc các loại liên lạc trực tuyến khác.

Tác động của Spam tới hoạt động Marketing

Lợi ích bất ngờ của Spam với hoạt động Marketing

Spam thường bị coi là tiêu cực do sự phiền toái mà nó mang đến, tuy vậy, Spam thực sự có một số lợi ích và ưu điểm đáng ngạc nhiên khi được sử dụng trong một số bối cảnh marketing nhất định.

Một trong những lợi ích chính của Spam là hiệu quả về mặt chi phí. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn đối tượng với chi phí tương đối thấp so với các phương pháp quảng cáo truyền thống. Điều này có thể đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty khởi nghiệp có ngân sách tiếp thị hạn chế muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Hơn nữa, Spam hữu ích trong trường hợp cần truyền bá thông tin quan trọng một cách nhanh chóng. Trong các tình huống khẩn cấp hoặc thông báo khẩn cấp, gửi email hay tin nhắn hàng loạt có thể là một cách hiệu quả để tiếp cận một số lượng lớn người trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể rất quan trọng đối với các tổ chức, chẳng hạn như các cơ quan chính phủ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cần truyền đạt thông tin cấp thiết cho công chúng.

Một lợi thế khác của Spam là khả năng nhắm mục tiêu đến đối tượng cụ thể dựa trên các nhân tố như nhân khẩu học, sở thích hoặc hành vi trong quá khứ. Bằng cách tận dụng phân tích dữ liệu, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh thông tin truyền đạt của mình và hướng đến từng nhóm cụ thể phù hợp trong tập khách hàng mục tiêu của họ. Cách tiếp cận được cá nhân hóa này có thể dẫn đến tỷ lệ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, vì người nhận có nhiều khả năng phản hồi nội dung có liên quan đến nhu cầu và sở thích của họ.

Ngoài ra, thư rác cũng có thể là một công cụ hữu ích để duy trì kết nối với khách hàng và duy trì lòng trung thành với thương hiệu. Bằng cách gửi các bản cập nhật, chương trình khuyến mãi hoặc bản tin thường xuyên qua email, tin nhắn, mạng xã hội, …, các doanh nghiệp có thể thông báo cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện mới. Việc giao tiếp nhất quán này giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng theo thời gian, tăng khả năng kinh doanh lặp lại và thúc đẩy sự ủng hộ thương hiệu.

Tóm lại, mặc dù Spam thường bị nhìn nhận một cách tiêu cực nhưng nó mang lại một số lợi ích và ưu điểm đáng kể khi được sử dụng một cách hợp lý. Bằng cách hiểu được những lợi ích tiềm tàng của thư rác và tận dụng nó một cách hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tối đa hóa tác động của nó như một phần trong chiến lược tiếp thị tổng thể của mình.

Spam đối với hoạt dôdngj Marketing
Nhừgx lợi ích của hoạt động Spam trong Marketing.

Tác động tiêu cực từ Spam đối với lĩnh vực marketing

Điều hiển nhiên không thể phủ nhận rằng, việc lạm dụng Spam hay Spam sai cách có thể mang lại hậu quả nặng nề cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Một số tác động xấu có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu: Khách hàng có thể cảm thấy bị làm phiền và mất niềm tin vào thương hiệu nếu họ nhận được quá nhiều email hoặc tin nhắn không mong muốn. Đặc biệt trong trường hợp các tin nhắn Spam không được cá nhân hoá với từng tập khách hàng. Điều này có thể làm giảm uy tín của thương hiệu và ảnh hưởng đến hình ảnh công ty trong mắt công chúng.
  • Giảm hiệu quả chiến dịch marketing: Khi người nhận cảm thấy bị spam, họ có thể không chỉ xóa email mà còn báo cáo nó là spam. Điều này có thể dẫn đến việc giảm hiệu quả của các chiến dịch marketing và làm giảm tỷ lệ mở và nhấp chuột.
  • Khả năng bị chặn hoặc lọc: Các dịch vụ email hay thậm chí tính năng mới nhất trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay và cung cấp dịch vụ, bộ lọc chống spam. Việc bị đánh dấu là spam có thể dẫn đến việc email, tin nhắn của doanh nghiệp bị chặn hoặc lọc ra khỏi hộp thư đến của người nhận, làm giảm hiệu quả của các chiến dịch marketing.
  • Ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng: Spam có thể làm tổn hại đến mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy bị làm phiền, họ có thể không còn quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ nữa, và có thể tìm đến đối thủ cạnh tranh.

Để tránh các tác động tiêu cực này, các công ty nên tập trung vào việc xây dựng các chiến lược marketing cá nhân hóa, đồng thời duy trì sự minh bạch và tôn trọng đối với người nhận.

Cách phòng tránh Spam tương ứng với các hình thức

Hạn chế nhận Spam Email

Trước tiên, hãy sử dụng một địa chỉ email phụ chỉ để đăng ký dịch vụ trực tuyến hoặc nhận thông tin từ các trang web không quen biết. Điều này giúp bảo vệ địa chỉ email chính của bạn khỏi bị lộ và giảm nguy cơ bị spam. Đồng thời, hãy đăng ký nhận email chỉ từ các nguồn tin cậy và tránh các địa chỉ  không rõ nguồn gốc.

Đừng quên kích hoạt bộ lọc spam trong dịch vụ email của bạn; hầu hết các dịch vụ email hiện nay như Gmail, Outlook hay Yahoo đều có chức năng này để tự động lọc những email không mong muốn ra khỏi hộp thư chính. Ngoài ra, hãy tránh nhấp vào các liên kết trong email từ người gửi không quen biết và không mở tệp đính kèm từ các email lạ vì chúng có thể chứa phần mềm độc hại.

Bảo mật tài khoản email của bạn bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu định kỳ. Kích hoạt xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo vệ tài khoản. Nếu bạn không còn quan tâm đến các dịch vụ gửi email quảng cáo, hãy đăng ký rút danh sách để ngừng nhận các email này. Đặc biệt, không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản qua email, vì các tổ chức hợp pháp sẽ không yêu cầu bạn cung cấp thông tin nhạy cảm qua email.

Đồng thời, tránh công khai địa chỉ email của bạn trên các trang web công cộng, và sử dụng các dịch vụ email có tính năng bảo mật tốt. Điều chỉnh các cài đặt quyền riêng tư trên các trang web mà bạn tham gia để hạn chế việc chia sẻ địa chỉ email của bạn với các bên thứ ba cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi spam.

Cuối cùng, hãy tách biệt email cá nhân và công việc để giảm nguy cơ email spam ảnh hưởng đến các tài khoản quan trọng. Sử dụng địa chỉ email tạm thời khi cần thiết cho các đăng ký hoặc xác minh tài khoản có thể giúp giảm bớt lượng email quảng cáo không mong muốn. Bằng cách thực hiện những bước này, bạn có thể bảo vệ hộp thư đến của mình khỏi sự xâm nhập của spam và giữ cho thông tin cá nhân của bạn an toàn.

Hạn chế bị Spam thông qua số điện thoại

Việc bị spam tin nhắn và cuộc gọi qua số điện thoại không chỉ gây phiền toái mà còn có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư và bảo mật cá nhân. Những tin nhắn quảng cáo không mong muốn và các cuộc gọi từ số lạ có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn và tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo. Để bảo vệ bản thân khỏi những phiền toái này và duy trì sự an toàn cho thông tin cá nhân, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

  • Báo cáo và chặn các số điện thoại Spam: Khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi từ các số nghi ngờ, hãy báo cáo chúng cho nhà mạng của bạn. Bên cạnh đó, hầu hết các điện thoại thông minh đều có tính năng chặn số gọi đến và tin nhắn. Bạn có thể sử dụng tính năng này để chặn các số điện thoại mà bạn biết là gửi spam.
  • Cảnh giác với các yêu cầu cung cấp số điện thoại: Tránh cung cấp số điện thoại của bạn trên các trang web hoặc dịch vụ không rõ nguồn gốc. Chỉ chia sẻ số điện thoại với các nguồn đáng tin cậy và cần thiết. Giảm thiểu việc chia sẻ số điện thoại trên các nền tảng công cộng hoặc diễn đàn trực tuyến, nơi thông tin của bạn có thể bị thu thập bởi các nhà quảng cáo hoặc kẻ lừa đảo.
  • Thay đổi số điện thoại: Nếu bạn liên tục nhận được Spam từ các số điện thoại giả mạo, cân nhắc việc thay đổi số điện thoại của bạn và chỉ cung cấp số mới cho những người và dịch vụ cần thiết.
  • Kiểm tra quyền truy cập: Đảm bảo rằng các ứng dụng và dịch vụ trên điện thoại của bạn không yêu cầu quyền truy cập không cần thiết đến danh bạ hoặc số điện thoại của bạn.

Bằng cách thực hiện các biện pháp này, bạn có thể giảm thiểu đáng kể việc nhận tin nhắn và cuộc gọi Spam, đồng thời bảo vệ thông tin cá nhân của mình khỏi sự xâm nhập không mong muốn.

Phòng tránh bị Spam trên các nền tảng mạng xã hội

Trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, và Instagram, việc bị Spam có thể gây phiền toái và ảnh hưởng đến trải nghiệm trực tuyến của bạn. Spam không chỉ làm mất thời gian mà còn có thể dẫn đến rủi ro bảo mật. Nhằm mục đích bảo vệ tài khoản của mình và giảm thiểu nguy cơ bị Spam, dưới đây là những cách hiệu quả để hạn chế bị spam trên các nền tảng mạng xã hội:

  • Cài đặt quyền riêng tư: Truy cập cài đặt quyền riêng tư của bạn trên các trang mạng xã hội và điều chỉnh các tùy chọn để kiểm soát ai có thể thấy và tương tác với các bài viết của bạn. Đặt tài khoản của bạn ở chế độ riêng tư hoặc chỉ cho phép bạn bè có thể xem nội dung và gửi tin nhắn. Bên cạnh đó, cần thiết chặn cuộc gọi, tin nhắn từ các tài khoản lạ cũng là một cách giúp bảo vệ bạn khỏi hình thức Spam mạng xã hội.
  • Chỉ kết bạn với những người quen biết: Hãy chắc chắn chỉ kết bạn hoặc theo dõi những người bạn thực sự biết và tin tưởng. Tránh chấp nhận yêu cầu kết bạn từ các tài khoản lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Những tài khoản này có thể là giả mạo nhằm mục đíhc lừa đảo hoặc Spam.
  • Cảnh giác với các lời mời kết bạn từ người lạ: Nếu bạn nhận được yêu cầu kết bạn hoặc tin nhắn từ những người không quen biết và nội dung có vẻ nghi ngờ hoặc yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, hãy cẩn trọng. Không trả lời hoặc tương tác với các tin nhắn yêu cầu thông tin cá nhân hoặc liên kết đến các trang web không đáng tin cậy.
  • Báo cáo và chặn các tài khoản giả mạo: Sử dụng tính năng báo cáo và chặn các tài khoản hoặc nội dung nghi ngờ mà bạn cho là Spam. Các nền tảng mạng xã hội thường có công cụ để bạn báo cáo các tin nhắn spam hoặc các tài khoản đáng ngờ. Việc báo cáo giúp các nền tảng này cải thiện hệ thống lọc và bảo vệ người dùng khỏi Spam.
  • Không chia sẻ quá nhiều thông tin: Tránh chia sẻ thông tin cá nhân quá mức trên mạng xã hội, chẳng hạn như địa chỉ email, số điện thoại, hoặc địa chỉ nhà. Những thông tin này có thể bị thu thập và sử dụng cho các mục đích spam.
  • Điều chỉnh các cài đặt thông báo: Điều này giúp giảm lượng thông báo không cần thiết từ các tài khoản lạ hoặc nhóm không quen thuộc. Bạn có thể tắt hoặc hạn chế các thông báo từ các nguồn mà bạn không muốn nhận thông tin.
Phòng tránh bị Spam
Cách đối phó với các hành vi Spam không mong muốn.

Kết luận

Trong bối cảnh ngày nay,  Spam thường gây phiền toái và làm gián đoạn trải nghiệm trực tuyến, nó thậm chí còn tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Qua việc nắm vững các dấu hiệu nhận biết spam và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của spam và duy trì một môi trường trực tuyến an toàn và bảo mật hơn. Tuy nhiên dưới góc độ marketing, Spam có thể trở thành một công cụ hữu ích khi được áp dụng một cách chiến lược. Hiểu rõ về Spam và cách thức hoạt động của nó giúp các doanh nghiệp khai thác tiềm năng trong việc tiếp cận khách hàng và gia tăng hiệu quả marketing.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả