Marketing Agile là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong những chiến lược Marketing. Thế nhưng bạn có thể bạn chưa hiểu tường tận về thuật ngữ này và cách Marketing Agile vận hành hiệu quả như thế nào. MISA AMIS sẽ cùng bạn khám phá ngay nội dung này qua bài viết dưới đây.
I. Marketing Agile là gì?
Marketing Agile hay còn gọi tiếp thị nhanh là một cách để marketer nhóm công việc thành các chu kỳ vòng ngắn và hoàn thành nó liên tục những mục công việc đó. Sau đó, mỗi vòng hoạt động tiếp theo đội ngũ nhân sự sẽ cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ để kết quả tốt ưu hơn lần trước. Phương pháp này nhấn mạnh chiến lược thử – sai – sửa.
Hay nói một cách khác đây là phương pháp có tính linh hoạt, thực hiện nhanh chóng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chiến lược marketing này có tính linh hoạt cao và gần đây đã được áp dụng rộng rãi trong ngành tiếp thị. Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là giúp nhóm Marketing làm việc nhanh chóng, có những chiến lược thông minh để mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, áp dụng Marketing Agile sẽ cải thiện khả năng hợp tác và thích ứng của toàn bộ nhân viên. Marketing Agile sẽ là chiến lược được áp dụng liên tục và càng ngày càng cải tiến để tăng hiệu suất công việc.
II. Mô hình hoạt động
Hiện nay, bạn có thể thấy framework của mô hình Agile khá phổ biến. Tuy nhiên, có 3 mô hình chính xoay quanh Marketing Agile đó là Scrum, Kanban và Scrumban. Thông thường, Marketer sẽ phối hợp 2 mô hình Waterfall và Scrumban lại với nhau để tạo thành mô hình Modified Scrum.
Theo đó, Marketing Agile tận dụng được mọi nguồn lực để tăng được tính linh hoạt trong công việc và cải thiện được tiến độ công việc. Trong chiến lược modified Scum thì dự án sẽ được chia làm nhiều nhóm nhỏ công việc khác nhau.
Trong những nhóm công việc đó lại được chia thành nhiều việc nhỏ để đáp ứng tiêu chí chính của chiến lược này là “Thử – Sai – Sửa”. Quá trình này sẽ được thực hiện liên tục để mang lại hiệu quả cao nhất. Những mô hình này sẽ mang lại những lợi ích:
- Đảm bảo được deadline nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt cao.
- Có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các mô hình để tạo ra kết quả tốt nhất.
- Áp dụng được cho nhiều loại hình doanh nghiệp.
II. Vì sao nên áp dụng Marketing Agile cho doanh nghiệp
Marketing Agile là một trong những chiến lược mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Đảm bảo tính minh bạch
Nhà quản trị sẽ nắm được tất cả những kế hoạch đang diễn ra ở mọi thời điểm. Qua đó sẽ đưa ra những những chiến lược phù hợp cùng những thứ tự ưu tiên một cách chuẩn nhất.
Tăng năng suất
Một bộ phận, phòng ban có thể làm được nhiều việc hơn trong cùng một khoảng thời gian, giúp tăng năng suất một cách đáng kể.
Tăng tính linh hoạt giữa nhân viên
Khi có thông tin mới hoặc một nảy sinh ý tưởng mới, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược tức thời. Điều này đồng nghĩa với việc nhà quản trị không cần phải đợi cho đến khi kết thúc kế hoạch hàng quý hoặc hàng năm. Ưu điểm này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả kinh doanh và kịp thời có những chiến lược linh hoạt.
Đưa ra sự ưu tiên rõ ràng
Hãy hoàn thành những việc quan trọng nhất trước – đây là một trong những phương châm hàng đầu của Marketing Agile. Bên cạnh đó, những hoạt động ít được ưu tiên sẽ đưa vào danh sách chờ.
Cải thiện hiệu quả kinh doanh
Tất cả các hoạt động marketing đều hướng vào mục đích cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp. Agile for Marketing là cách tiếp cận với tất cả các thành viên trong nhóm, yêu cầu đội ngũ nhân sự cần phải thay đổi cách linh hoạt để phù hợp với chiến lược chung của nhóm.
Sự thành công đội ngũ marketing phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của toàn đội. Chính vì vậy, Marketing Agile chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp đội ngũ nhân viên hoà hợp với nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
III. Cách vận hành Marketing Agile hiệu quả cho doanh nghiệp
Marketing Agile có độ linh hoạt cao, có thể thay đổi theo từng tình huống khác nhau. Điều này giúp cho kế hoạch Marketing của một đội nhóm được vận hành một cách trơn tru và đem lại hiệu quả cao.
Cách vận hành mô hình Marketing Agile cụ thể như sau:
1. Lập kế hoạch
Lập kế hoạch chi tiết luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của một bất kỳ chiến dịch nào. Cụ thể, tất cả các thành viên bao gồm lãnh đạo, team Marketing, team sale và cả những thành viên của team Developer để cùng trao đổi và thông nhất chung về kế hoạch.
Cụ thể, nội dung của cuộc họp lập kế hoạch này được tạo ra từ việc xem xét các công việc tồn đọng, bao gồm:
- Thời gian thực hiện dự kiến cần thiết, tính ưu tiên của các nhiệm vụ.
- Xác định thứ tự các nhiệm vụ phải hoàn thành trong thời gian nhất định.
- Trong phần tiếp theo của cuộc họp, tất cả các thành viên sẽ lên kế hoạch cho thời gian của dự án. Đưa ra thông tin về số giờ làm việc của mỗi thành viên trong nhóm và tiến hành nhận nhiệm vụ.
Trong buổi lập kế hoạch nước rút, mỗi nhân viên cũng tham gia thảo luận. Họ nhận thức được mức độ quan trọng của công việc mà họ có thể đảm nhận. Vì vậy, Marketing Agile luôn khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến và cam kết về hiệu suất công việc của tất cả các thành viên.
Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới
2. Triển khai kế hoạch
Dựa vào bản kế hoạch đã thống nhất giữa các bộ phận phòng ban, từng bộ phận sẽ bắt đầu triển khai hoạt động dựa trên bản kế hoạch đó.
Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ có những sự thay đổi chiến lược sao cho phù hợp nhất. Và đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của chiến lược này mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
IV. Những nguyên lý của Marketing Agile
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quan tâm đến các nguyên lý của Marketing Agile sau đây sẽ để có kế hoạch áp dụng mô hình này vào thực tế. Các nguyên tắc được liệt kê dưới đây:
- Ưu tiên cao nhất của các chiến lược Marketing là làm khách hàng hài lòng với việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị kịp thời.
- Luôn sẵn sàng đón nhận những thay đổi, ngay cả khi chiến lược đã được triển khai.
- Người đề xuất dự án và người triển khai dự án cần phải nắm rõ mục tiêu của chiến dịch, tránh những vấn đề lan mang.
- Liên tục quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và tiến độ công việc để có những sự thay đổi linh hoạt hơn.
- Luôn chấp nhận thay đổi, thay đổi liên tục, không quan trọng việc bám sát kế hoạch.
- Không ngừng cải thiện công việc để tăng hiệu suất, thay đổi liên tục để mang đến kết quả tối ưu.
- Sử dụng lực lượng nhắm tới khách hàng trung thành quan trọng hơn so với việc phân bổ lực lượng với nhóm khách hàng ít tương tác.
- Thử nghiệm để lấy số lượng sẽ quan trọng hơn so với việc chờ đợi quá lâu để chờ đợi ý kiến.
Tổng kết
Qua những thông tin trên, MISA AMIS đã chia sẻ toàn bộ kiến thức và giúp bạn giải đáp thắc mắc khái niệm Marketing Agile là gì. Bạn hãy nhớ rằng, mục tiêu chính của chiến lược này là “Thử – Sai – Sửa”. Và doanh nghiệp cũng cần xác định được cái gì hiệu quả, cái gì chưa hiệu quả để có thể đưa ra những thay đổi phù hợp. Mong rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn đọc và hẹn gặp bạn ở những bài viết sau