Mẫu biểu, quy định Quy định – Nghị định 51/2022/NĐ-CP về việc giảm 10% thuế nhập khẩu...

Mới đây, ngày 8/8/2022 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng. Vậy thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng được điều chỉnh ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của MISA AMIS để cập nhật thông tin mới nhất về mức thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng xăng.

1. Giảm 10% thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng

Căn cứ theo Nghị định 51/2022/NĐ-CP, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP đã có thay đổi. 

>>> Xem thêm: Tổng quan về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Cụ thể, mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế sửa đổi theo bảng sau:

Mã hàng

Mô tả hàng hóa Thuế suất (%)
Trước đây

Hiện nay

2710.12.21 – – – – – Chưa pha chế 20 10
2710.12.22 – – – – – Pha chế với ethanol 20 10
2710.12.23 – – – – – Loại khác 20 10
  – – – – RON 90 và cao hơn nhưng dưới RON 97:    
2710.12.24 – – – – – Chưa pha chế 20 10
2710.12.25 – – – – – Pha chế với ethanol 20 10
2710.12.26 – – – – – Loại khác 20 10
  – – – – RON khác:    
2710.12.27 – – – – – Chưa pha chế 20 10
2710.12.28 – – – – – Pha chế với ethanol 20 10
2710.12.29 – – – – – Loại khác 20 10

Như vậy tức là thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng sẽ giảm 10% so với trước đây.

2. Hiệu lực của nghị định 51/2022/NĐ-CP

Nghị định 51/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/8/2022.


3. Một lít xăng đang chịu những loại thuế nào?

3.1 Thuế giá trị gia tăng (10%);

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho xăng dầu là 10% tính trên giá bán.

Chính phủ đã có chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tuy nhiên, nhóm xăng dầu lại không nằm trong mục được giảm thuế này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp quy định và cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

3.2 Thuế nhập khẩu (10%);

Theo quy định tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP

3.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt (7-10%);

Căn cứ theo Điểm g Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, xăng các loại sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ đó có thể hiểu, đối với dầu sẽ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất cụ thể đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8%, xăng E10 là 7% trên giá nhập tại cảng.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

3.4 Thuế bảo vệ môi trường (1.000/lít);

Căn cứ theo Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15 ngày 06/7/2022 của UB thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022 được quy định như sau:

  • Xăng, trừ etanol: 1.000 đồng/lít (giảm 1.000 đồng/lít so với Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 );
  • Nhiên liệu bay: 1.000 đồng/lít (giảm 500 đồng/lít);
  • Dầu diesel: 500 đồng/lít (giảm 500 đồng/lít);
  • Dầu hỏa: 300 đồng/lít (giữ nguyên);
  • Dầu mazut: 300 đồng/lít (giảm 700 đồng/lít);
  • Dầu nhờn: 300 đồng/lít (giảm 700 đồng/lít);
  • Mỡ nhờn: 300 đồng/kg (giảm 700 đồng/kg).

Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01/01/2023 thực hiện theo quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán tại công ty đầu mối xăng dầu

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay có thể phải đối mặt với một số vấn đề như: 

  • Chưa nắm bắt kịp thời doanh số theo từng nhân viên cửa hàng, đại lý để có chính sách khen thưởng động viên và chính sách khoán kịp thời Không kiểm soát được lượng tồn kho thực tế so với sổ sách dẫn đến thất thoát hàng hóa của doanh nghiệp
  • Mất nhiều thời gian trong việc quy đổi từ đơn giá sau thuế sang đơn giá trước thuế khi xuất hóa đơn, dẫn đến sai lệch hóa đơn với số tiền khách hàng thanh toán
  • Khó khăn trong việc xác định và tổng hợp số lượng hao hụt của hàng hóa trong kỳ dẫn đến chênh lệch sổ kho, số lượng hao hụt vượt định mức theo quy định
  • Khó khăn trong việc tập hợp doanh thu bán hàng theo cây xăng, cửa hàng để đưa ra báo cáo kịp thời tham mưu cho ban giám đốc

Đã có phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xăng dầu đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Cụ thể, phần mềm MISA AMIS Kế toán có thể:

  • Nắm bắt doanh thu theo nhân viên, đại lý: Cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo nhân viên bán hàng, cừa hàng, đại lý để kịp thời động viên, khen thưởng những nhân viên làm tốt
  • Kiểm soát tồn kho: Cho phép kiểm kê kho ngay khi nhập hàng mới, giúp doanh nghiệp biết được chênh lệch giữa số lượng sổ sách và số lượng thực tế, hỗ trợ lập ngay chứng từ xuất/ nhập kho
  • Tự động quy đổi đơn giá: Khi mua hàng và bán hàng khách hàng chỉ cần điền đúng đơn giá sau thuế, phần mềm sẽ quy đổi tự động sang đơn giá trước thuế.
  • Xác định số lượng hao hụt hàng hóa: Cho phép tổng hợp số lượng hao hụt của hàng hóa trong kỳ kịp thời, chính xác giúp tiết kiệm thời gian, tránh sai sót
  • Tập hợp doanh thu bán hàng: Cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo từng cây xăng, cửa hàng giúp kế toán kịp thời tham mưu ban giám đốc
  • Quản lý tồn kho: Phần mềm cho phép tạo kho để quản lý riêng công cụ, hàng quà tặng, giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]