Mẫu biểu, quy định Quy định Tổng quan dự thảo Thông tư sửa đổi TT200/2014/TT-BTC

Ngày 08-05-2023 Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Dự thảo đưa ra để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được đầy đủ và đảm bảo hơn.

MISA  AMIS xin tóm tắt giới thiệu đến quý bạn đọc về dự thảo Thông tư này.

1. Trình tự ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC

1.1 Sự cần thiết phải sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC

Trải qua quá trình thực tế áp dụng Thông tư 200 đã bộc lộ những thiếu sót. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam, do chế độ kế toán Việt Nam không đồng nhất với kế toán quốc tế nên nhóm các doanh nghiệp này gặp nhiều lúng túng trong quá trình triển khai áp dụng chế độ. 

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200 tiệm cận với kế toán quốc tế và linh hoạt hơn cho doanh nghiệp từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, đặc biệt thu hút các doanh nghiệp từ nước ngoài đến đầu tư vào thị trường Việt Nam.

1.2 Lộ trình biên soạn dự thảo Thông tư, lấy ý kiến, chỉnh sửa và dự kiến ban hành

Hình 1: Trình tự ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Chi tiết trình tự ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:

+ Chuẩn bị nội dung: Bộ tài chính soạn thảo dự thảo Thông tư sửa đổi.

Theo số hiệu dự thảo Thông tư sửa đổi được biên soạn từ năm 2022.

Mời bạn tải về Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/TT-BTC tại đây.

+ Công bố dự thảo: Bộ tài chính công bố dự thảo để lấy ý kiến phản hồi từ dư luận trước khi ban hành chính thức.

Dự thảo được công bố chính thức lấy ý kiến nhân dân từ ngày 8/5/2023 trên trang chinhphu.vn.

Hiện dự thảo hiện nay đã hết hạn lấy góp ý.

+ Ban hành chính thức áp dụng: Theo một số nguồn tin tham khảo, Thông tư sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được ban hành vào cuối năm 2023 và áp dụng từ kỳ năm 2024.

2. Cấu trúc dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT200/2014/TT-BTC

Dự thảo dài 136 trang, kết cấu 3 phần chính.

Hình 2: Cấu trúc dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Theo Công văn số 4844/BTC-QLKT xin ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính gửi Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Thông tư sửa đổi chia thành 3 nhóm lớn.

Hình 3: Một số nội dung sửa đổi bổ sung  trong Dự thảo Thông tư sửa đổi tóm tắt theo Công văn số 4844/BTC-QLKT

Chi tiết nội dung Công văn số 4844/BTC-QLKT mời bạn đọc xem chi tiết tại đây.

3. Tóm tắt nội dung thay đổi về Chế độ kế toán doanh nghiệp theo dự thảo

Hình 4: Tổng hợp một số nội dung thay đổi về Chế độ kế toán theo Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 200/2014/TT-BTC doanh nghiệp lưu ý

3.1 Thay đổi ở hệ thống tài khoản 

  • Doanh nghiệp có thể chủ động trong việc mở thêm tài khoản cấp 1 và phải thuyết minh thêm thông tin trên bảng thuyết minh BCTC. Việc mở thêm các tài khoản không được làm thay đổi thông tin trên BCTC của doanh nghiệp.

Chi tiết Dự thảo sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 1 Điều 9 Thông tư 200 như sau:

Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để mở thêm các tài khoản kế toán cho phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh yêu cầu quản lý của từng ngành và của từng đơn vị.

Đối với bổ sung các tài khoản chi tiết thì phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

Đối với các doanh nghiệp mở thêm tài khoản cấp 1 phải thuyết minh thêm thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Việc mở thêm tài khoản không được làm thay đổi thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Đồng thời, BỎ nội dung tại điểm b, c khoản 1 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC sau đây:  

Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

 Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 – Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận).

  • Bổ sung tài khoản kế toán: 

TK 137 – phải thu từ thỏa thuận chuyển giao việc cung cấp dịch vụ công

TK 139 – tài sản phát sinh từ thỏa thuận chuyển giao việc cung cấp dịch vụ công

TK 6275: hạch toán số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung

TK 6416: Thuế, phí, lệ phí – phản ánh các khoản chi phí thuế, phí, lệ phí liên quan trực tiếp đến bộ phận bán hàng…

3.2 Thay đổi trong việc hạch toán, định khoản

  • Không bắt buộc sử dụng tài khoản 911 khi xác định kết quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp áp dụng CNTT vào công tác kế toán. 
  • Các tài khoản loại 5,6,7,8 và các số kế toán tương ứng không bắt buộc đảm bảo quy định về số dư cuối kỳ.
  • Sửa đổi bút toán hạch toán khi Bên đi thuê chỉ thuê hết 1 phần giá trị tài sản, sau đó mua lại.
  • Bổ sung nguyên tắc kế toán cơ sở hạ tầng, tài sản, ghi nhận doanh thu đối với thỏa thuận chuyển giao việc cung cấp dịch vụ công.
  • Bổ sung tài khoản được phép sử dụng để hạch toán trường hợp thanh lý tài sản thu bằng hàng hóa, NVL
  • Cho phép DN vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản vay ngoại tệ vào giá trị tài sản dở dang…

3.3 Thay đổi ở chính sách kế toán và trình bày Báo cáo tài chính

  • Việc lựa chọn phương pháp kế toán, PP tính giá xuất kho của hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp (có thể áp dụng phương pháp khác nhau cho từng loại VTHH) và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán cho từng loại VTHH của doanh nghiệp.
  • Thay đổi một số cách lấy số liệu, nội dung trình bày trên báo cáo tài chính.
  • Bãi bỏ và thay đổi một số từ ngữ sử dụng trên báo cáo tài chính.

Ngoài ra dự thảo có nhiều sửa đổi, bổ sung chi tiết trên quy định cũ và bổ sung nhiều quy định mới chưa có ở Thông tư 200/2014/TT-BTC. Chi tiết mời bạn đọc tìm hiểu tại nội dung dự thảo.

4. Lộ trình đáp ứng trên phần mềm kế toán online MISA AMIS

MISA AMIS hy vọng bài viết góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ các quy định về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp giúp các bạn kế toán và doanh nghiệp chủ động nắm bắt các thay đổi trong chế độ kế toán để nhanh chóng áp dụng đúng trong thực hiện kế toán tại doanh nghiệp mình.

Qua bài viết, MISA AMIS mong muốn các kế toán doanh nghiệp trong quá trình làm việc của mình được cập nhật đầy đủ các quy định mới nhất của Chính phủ, Bộ Tài chính,… để không gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Hiện tại, MISA đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển phần mềm căn cứ theo các thay đổi theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC, dự kiến đáp ứng vào ngày 15/10/2023

Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác, với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Bên cạnh tổng hợp các nội dung quy định mới nhất, MISA cũng luôn đảm bảo lộ trình đáp ứng các quy định mới của Nhà nước trên các sản phẩm phần mềm để quá trình làm việc, ghi chép thông tin tài chính – kế toán của doanh nghiệp diễn ra thông suốt, trơn tru.

Trong quá trình Bộ Tài chính công bố dự thảo để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến, MISA đồng thời thực hiện phân tích Dự thảo và nghiên cứu phát triển phần mềm. Điều này nhằm đảm bảo ngay khi Bộ tài chính chính thức ban hành Thông tư mới sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phần mềm kế toán MISA ngay lập tức sẽ đáp ứng được các thay đổi. Nhận tư vấn thêm về phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây:

Tổng hợp: MIBI

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 10 Trung bình: 4.9]