Nghiệp vụ Thuế Hiểu về Thuế tiêu thụ đặc biệt từ A đến Z

Thuế Tiêu thụ đặc biệt là một trong những sắc thuế được doanh nghiệp quan tâm do ảnh hưởng đến giá bán cho người tiêu dùng. Để hiểu kỹ về bản chất, bài viết dưới đây sẽ đi từ khái quát đến chi tiết giúp người đọc hình dung rõ nhất về sắc thuế này.

1. Thuế Tiêu thụ đặc biệt là gì? Đặc điểm và vai trò

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam. Đó thường là các hàng hóa, dịch vụ xa xỉ hoặc tiềm ẩn những tác động không tốt đến sức khỏe hoặc môi trường, vì vậy cần được điều tiết tiêu thụ. 

Khoản thuế này do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế đã được cộng vào giá bán. Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ đóng vai trò “thu hộ-nộp hộ”, cụ thể là thu hộ nhà nước khoản thuế này từ người tiêu dùng và có trách nhiệm kê khai, nộp hộ người tiêu dùng. 

Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt:

  • Chỉ một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà Nhà nước cần điều tiết. Do đó đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hẹp hơn rất nhiều so với thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế TTĐB chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch trong suốt quá trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
  • Có các đặc điểm và tính chất của thuế gián thu như không đánh trực tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB mà tác động gián tiếp thông qua giá cả của hàng hoá, dịch vụ mà người đó tiêu dùng.
  • Vì đối tượng chịu thuế TTĐB là những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết nên thuế suất thuế TTĐB thường khá cao. Mục đích là để hạn chế nhu cầu tiêu thụ và điều tiết lại quá trình sản xuất, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này.

Vai trò của Thuế Tiêu thụ đặc biệt:

  • Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN)
  • Góp phần điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao
  • Góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng không có lợi cho sức khỏe
  • Góp phần bảo vệ môi trường 
  • Nâng cao ý thức của người tiêu dùng

>> Xem thêm: Thuế TTĐB là gì? Đối tượng chịu thuế và cách tính thuế TTĐB

thuế tiêu thụ đặc biệt

2. Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

2.1. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt

– Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB;

– Bảng kê hóa đơn bán hàng hoá dịch vụ bán ra thuế TTĐB 01-1/TTĐB;

– Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào thuế TTĐB 01-2/TTĐB.

2.2. Khai thuế TTĐB

Là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.

2.3. Đối tượng kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Mỗi đối tượng nộp thuế TTĐB đều có nghĩa vụ kê khai thuế TTĐB, bao gồm DN sản xuất, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế TTĐB, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước đều phải kê khai thuế TTĐB
  • Nếu DN bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, thì DN phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này. Còn phía các đơn vị phân phối trên không cần thực hiện kê khai nhưng phải gửi Bảng kê bán hàng cho DN thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị đó.
  • Trường hợp DN có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế TTĐB với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

3. Đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt xem tại đây

4. Đối tượng không chịu thuế TTĐB xem tại đây

5. Chi tiết biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt xem tại đây

6. Hướng dẫn cách tính thuế TTĐB xem tại đây

thuế tiêu thụ đặc biệt

7. Nguyên tắc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt xem tại đây

8. Công thức tính khấu trừ thuế TTĐB xem tại đây

9. Hạch toán thuế TTĐB qua phần mềm kế toán online MISA AMIS

Phần mềm AMIS kế toán được xem là “trợ thủ đắc lực” của kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính – kế toán hiệu quả. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng xác định số các loại thuế phải nộp trong kỳ và tự động hạch toán các chứng từ sổ sách theo quy định của Nhà nước.

Chương trình tự động lấy lên các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB và tự động Hạch toán số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ.

thuế tiệu thụ đặc biệt

Anh/chị quan tâm tìm hiểu về hạch toán thuế TTĐB và mong muốn NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ phần mềm AMIS Kế toán vui lòng đăng kí tại link dưới đây

Dùng thử miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]