Marketing Inbound Marketing Brand equity là gì? Cách xây dựng brand equity bền vững

Brand equity là 1 trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động truyền thông Marketing, giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu bán hàng. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết Brand equity là gì cũng như cách xây dựng Brand equity bền vững trong bài viết dưới đây. 

Khái niệm Brand equity là gì?

Brand equity, tiếng Việt nghĩa là tài sản thương hiệu. Brand equity là một trong những giá trị cộng thêm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị này phản ánh cách người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá, so sánh, phản ứng về một nhãn hiệu (sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp) so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Brand equity là gì?
Brand equity là gì?

Về cơ bản, Brand equity là những gì khách hàng nhận thức, nghĩ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Thương hiệu càng vững mạnh thì giá trị sẽ cao hơn nhiều so với những tài sản hữu hình. Khi độ nhận diện thương hiệu càng lớn, giá trị cả thương hiệu sẽ càng tích cực hay gọi là “dương” (positive). Ngược lại, nếu người dùng thất vọng và có trải nghiệm trong quá trình sử dụng có thể khiến giá trị thương hiệu trở nên tiêu cực, bị giảm sút ở mức “âm” (negative).

Khi thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sở hữu thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng, cơ hội tăng trưởng lợi nhuận. Đây chính là tài sản khách hàng. Và tài sản khách hàng tạo nên Brand Equity.

>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần biết

Đặc điểm của Brand equity là gì?

Vậy Brand equity có đặc điểm chính gì?

Nhìn chung, Brand equity có những đặc điểm chính như sau:

Sự độc lạ

Sự hình thành và sống sót của gia tài thương hiệu chính là nhờ sự độc lạ trong cách phản ứng của người tiêu dùng. Nếu không có sự độc lạ này, tên thương hiệu chỉ đơn thuần là thương hiệu, và lợi thế cạnh tranh đối đầu hầu hết chỉ dựa trên sự độc lạ mà thương hiệu thể hiện đối với khách hàng.

Chính vì thế, gia tài tên thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng khiến người mua hoàn toàn có thể gật đầu trả một mức giá cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh để hoàn toàn có thể được sở hữu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.

Được phản ánh bởi người tiêu dùng

Tài sản thương hiệu được phản ánh trong sự nhìn nhận, cảm xúc và hành vi của người tiêu dùng trong những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.

Vai trò và ý nghĩa của Brand equity

Về cơ bản, Brand equity có vai trò và ý nghĩa như sau trong doanh nghiệp:

Giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh

Việc sở hữu Brand Equity vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tuyệt vời, giá tốt đi cùng chiến lược Marketing hiệu quả nhờ có Brand Equity sẽ giúp tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu. Điều này sẽ thúc đẩy hành vi tiêu dùng, quyết định mua hàng của khách tăng đáng kể.

>> Đọc thêm: Cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu cho doanh nghiệp

Giảm chi phí cho các hoạt động vận hành

Ngoài ra, Brand equity không chỉ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả bán hàng, tăng lợi nhuận mà còn giảm chi phí hoạt động. Các chi phí Marketing cho thương hiệu đã được nhận diện sẽ thấp hơn vì hầu như tệp khách hàng mục tiêu đã biết đến thương hiệu.

Vai trò của Brand equity
Vai trò của Brand equity

Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Nếu bạn đã thành công trong việc tạo cho doanh nghiệp của mình một tệp khách hàng trung thành, họ sẽ thường xuyên quay lại và mua sản phẩm của bạn nhiều hơn. Đơn cử như Apple, một trong những doanh nghiệp được coi  là có Brand Equity cao nhất thế giới. Người dùng Apple thường sẽ có xu hướng mua lại điện thoại iPhone hay xoay vòng các sản phẩm trong hệ sinh thái của Apple.

Các thành phần cơ bản của Brand Equity

Brand Awareness – Mức độ nhận diện thương hiệu

Thương hiệu được giới thiệu đến khách hàng mục tiêu thông qua phương thức Marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Mức độ nhận diện chính là thể hiện sự tồn tại của thương hiệu trong mắt khách hàng, người tiêu dùng.

Brand Association – Đặc trưng của thương hiệu

Khi nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp, khách hàng sẽ nghĩ về điều gì?

Đặc trưng thương hiệu chính là sự liên kết thương hiệu, nghĩa là bất cứ điều gì khách hàng nghĩ đến liên quan về thương hiệu của bạn. Sự tương tác tốt sẽ làm nên đặc trưng thương hiệu tích cực. Đó có thể là nhân viên, màu sắc thương hiệu, quảng bá, cách giao tiếp, ngôn ngữ,…

Ngoài ra, các yếu tố về quảng cáo, sự hiện diện trực tuyến và ngoại tuyến, tương tác trước, trong và sau khi bán sẽ phát sinh sự liên kết, đặc trưng giữa thương hiệu và khách hàng. Sự liên kết này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn là cơ hội giúp doanh nghiệp trở nên uy tín, nổi tiếng hơn nhờ tiếp thị truyền miệng hiệu quả.

Ví dụ: Khi nhắc đến thương hiệu Apple, mọi người sẽ liên tưởng về hình ảnh “quả táo cắn dở”. Hay thương hiệu Grab luôn gợi nhớ trong lòng khách hàng về màu áo xanh lá của tài xế cùng logo đặc trưng chữ Grab thường xuất hiện trên đường, tại các trường học hay trung tâm thương mại sầm uất.

Brand Perceived Value – Lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng

Một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng Brand Equity vững chắc chính là thực hiện lời hứa thương hiệu, hay còn gọi là chất lượng. Thông qua việc so sánh sản phẩm/ dịch vụ với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở các thông số định tính và định lượng nhất định để khách hàng có thể đánh giá về thương hiệu.

Ngoài chất lượng và giá cả sản phẩm, khách hàng cũng rất lưu tâm đến những lợi ích khác khi chọn sử dụng sản phẩm mang thương hiệu đó.

Brand Loyalty – Mức độ trung thành với thương hiệu

Khách hàng trung thành với thương hiệu sẽ luôn lựa chọn sản phẩm, dịch vụ từ một thương hiệu để sử dụng và hành động này sẽ lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, khách hàng trung thành không chỉ mang đến doanh thu ổn định mà còn giúp doanh nghiệp quảng bá bằng hình thức tiếp thị truyền miệng cực kỳ hiệu quả.

Các thành phần cơ bản của Brand Equity
Các thành phần cơ bản của Brand Equity

3 chiến lược xây dựng Brand equity bền vững

Hướng tới chất lượng của sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ chính là yếu tố tiên quyết cho việc sở hữu một brand equity vững mạnh. Nếu thiếu đi yếu tố này, tất cả những giá trị khác đều trở nên vô ích. Khách hàng ngày nay có vô vàn các lựa chọn khác nhau và chắc chắn họ sẽ không bao giờ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng kém.

Sẽ tốt hơn nếu bạn luôn có cho mình 1 đến 2 sản phẩm cốt lõi làm lợi thế cạnh tranh. Thay vì liên tục tung ra vô vàn các dòng sản phẩm mới, hãy tập trung cải tiến những sản phẩm cốt lõi nhất của mình.

Trung thành với những giá trị cốt lõi

Xây dựng khách hàng trung thành chính là một chiến lược thông minh để bổ trợ cho brand equity. Và chắc chắn rằng, Apple chính là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong việc sở hữu những khách hàng trung thành với thương hiệu.

Bạn nên cân nhắc các chiến lược cung cấp giá trị thật sự tới khách hàng, khiến họ cảm thấy yêu mến và tin tưởng thương hiệu và luôn luôn chọn lựa sản phẩm của bạn thay vì đối thủ.

Chiến lược xây dựng Brand equity
Chiến lược xây dựng Brand equity

>> Đọc thêm: Cách nâng cao lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp

Giữ sự nhất quán

Brand Equity là loại tài sản vô hình. Việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu và truyền đạt các thông điệp nhất quán là rất quan trọng, nó khiến khách hàng thấy rằng thương hiệu của bạn nghiêm túc và tận tâm trong việc cung cấp chính xác những gì họ cần.

Các thông điệp truyền thông cần giống nhau xuyên suốt các chiến dịch Marketing tại các kênh khác nhau. Việc đưa ra các thông điệp, lời nói mà khách hàng mục tiêu cảm thấy thân thuộc cũng giúp thương hiệu được yêu mến hơn.

Các trang mạng xã hội hiện nay cung cấp cho bạn cơ hội tuyệt vời để tương tác với nhóm khách hàng mục tiêu, qua đó bạn cần xây dựng các thông điệp marketing nhất quán, chính xác và thu hút để góp phần xây dựng Brand Equity cho doanh nghiệp.

Brand equity là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất trong Marketing, giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu bán hàng. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về Brand equity cũng như những chiến lược xây dựng Brand equity hiệu quả. 

Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]