Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đầy đủ nhất

14/07/2022
1458

Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tại sao loại hình doanh nghiệp này lại phổ biến như vậy? Hãy cùng MISA  AMIS tìm hiểu chi tiết các đặc điểm, cách xác định quy mô và chính sách những hỗ trợ mà các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được hưởng qua bài bài viết sau.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

I. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là gì?

Căn cứ theo nội dung nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa của các doanh nghiệp này được chia theo từng lĩnh vực dưới đây:

Lĩnh vực Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ
Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ là sử dụng người lao động mà có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không nhiều hơn 100 người, tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm không vượt quá 50 tỷ đồng, hoặc tổng vốn trong một năm không ít hơn hoặc bằng 20 tỷ đồng. Các công ty sử dụng lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội của năm bình quân không quá 10 người, tổng doanh thu trong năm không vượt quá 3 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng nguồn vốn của năm ít hơn 3 tỷ đồng.
Thương mại và dịch vụ Doanh nghiệp sử dụng lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong một năm không quá 50 người. Ngoài ra, tổng doanh thu của năm không nhiều hơn 100 tỷ đồng, hoặc nguồn vốn của năm không vượt hơn 50 tỷ đồng. Các doanh nghiệp sử dụng lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội một năm bình quân không quá 10 người. Doanh nghiệp siêu nhỏ thoả điều kiện tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng 1 năm, hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng 1 năm.

>> Xem thêm: JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

II. Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Như vậy, để xác định được doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ sở hữu cần phải dựa vào các tiêu chí là:

1. Xác định lĩnh vực lao động

Đầu tiên, lĩnh vực hoạt động của các công ty nhỏ được xác định dựa vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đó đăng ký với Cơ quan chức năng. Dựa vào nội dung của văn bản Hệ thống ngành kinh tế (được ban hành kèm với Quyết định 27/2018/QĐ-TTg), chủ doanh nghiệp sẽ có cơ sở chính xác để điền thông tin đăng ký kinh doanh.

tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phải xác định lĩnh vực hoạt động

2. Xác định số lao động tham gia BHXH bình quân trong năm

Số lao động được sử dụng trong doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội tức là toàn bộ số lao động được doanh nghiệp quản lý, trả lương, sử dụng và trả công tham gia bảo hiểm theo pháp luật quy định về bảo hiểm xã hội. Theo đó, số lượng lao động tham gia BHXH bình quân trong năm được tính bằng công thức:

Bình quân số lao động tham gia BHXH trong năm = Tổng số người lao động tham gia BHXH của năm / 12

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần lưu ý trong trường hợp thời gian hoạt động của tổ chức chỉ dưới 01 năm, số người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm cần được tính bằng cách khác. Kết quả cuối cùng sẽ lấy tổng số người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội trong các tháng hoạt động và chia cho số tháng hoạt động.

3. Xác định tổng vốn của doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm sẽ được xác định rõ ràng và chi tiết trong bảng cân đối kế toán. Đây là báo cáo thể hiện trên tình hình tài chính năm trước liền kề mà công ty nộp cho cơ quan quản lý thuế.

nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ
Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ

Nếu doanh nghiệp mới hoạt động, thời gian vận hành nhỏ hơn 1 năm, tổng nguồn vốn sẽ được xác định ở bảng cân đối kế toán vào tại thời điểm cuối quý liền kề lúc doanh nghiệp đăng ký tham gia hưởng hỗ trợ.

4. Xác định tổng doanh thu

Tổng doanh thu của doanh nghiệp được xác định tại bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của năm trước đó. Trong trường hợp dưới 1 năm như trên, tổng nguồn vốn sẽ được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán của cuối quý liền kề tính tới thời điểm mà công ty đăng ký hưởng hỗ trợ.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

IV. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được hỗ trợ những gì?

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn trên thị trường Việt Nam và phần lớn do nhà đầu tư tại Việt Nam thành lập. Những doanh nghiệp này được xem là lực lượng quan trọng giúp phát triển kinh tế thị trường bền vững.

Do đó, đ khuyến khích họ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã và đang ban hành nhiều chính sách pháp luật ưu đãi. Các chính sách này nhằm tập trung đẩy mạnh sự hỗ trợ thiết thực cho công ty nhỏ, siêu nhỏ có cơ hội phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

1. Công nghệ

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ bao gồm việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ, làm chủ công nghệ hiện đại thông qua những hoạt động nghiên cứu, tư vấn, tìm kiếm, đào tạo, giải mã và chuyển giao công nghệ. Đông thời, các cơ quan chức năng cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác lập, quản lý, bảo vệ cũng như phát triển tài sản trí tuệ riêng.

hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ
Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số thành công

Với những cơ sở ươm tạo hay cơ sở kỹ thuật, khu vực làm việc chung còn được hưởng những sự hỗ trợ về tài chính như:

  • Miễn hoặc giảm tiền thuê đất và tiền sử dụng đất, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
  • Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của nhà nước.

2. Nguồn vốn

​​Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ được lấy từ các nguồn sau:

  • Nguồn vốn trong ngân sách nhà nước.
  • Tín dụng có sự hỗ trợ và bảo lãnh của Nhà nước.
  • Hỗ trợ từ miễn, giảm thuế,… các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo như quy định của pháp luật.
  • Nguồn vốn hợp pháp trong các tổ chức, cá nhân sống trong nước và nước ngoài.

>> Đọc ngay: SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

3. Thuế, kế toán

Doanh nghiệp nhỏ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường. Ngoài ra, vì quy mô hạn chế, đội ngũ nhân sự nhỏ gọn nên công ty nhỏ và siêu nhỏ còn được áp dụng các thủ tục hành chính về thuế và chế độ kế toán đơn giản theo như quy định của Nhà nước về thuế, kế toán.

4. Hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được Nhà nước hỗ trợ nếu như đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Trước khi thành lập công ty, hộ kinh doanh đó đã đăng ký và hoạt động theo như quy định của pháp luật.
  • Hộ kinh doanh có các hoạt động sản xuất và kinh doanh liên tục ít nhất 1 năm tính đến ngày hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Về nội dung hỗ trợ, chủ sở hữu sẽ nhận được các hành động sâu sát từ định hướng, tư vấn đến miễn giảm nhiều khoản lệ phí:

  • Tư vấn và hướng dẫn miễn phí hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp.
  • Miễn lệ phí khi đăng ký doanh nghiệp và lệ phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.
  • Miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Miễn lệ phí môn bài trong 3 năm kể từ ngày được cấp Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Tư vấn và hướng dẫn miễn phí các thủ tục hành chính về thuế và chế độ kế toán trong 3 năm kể từ ngày hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn, giảm số tiền sử dụng đất có thời hạn theo như quy định của pháp luật về đất đai.

5. Tiếp cận tín dụng

Trong từng thời kỳ khác nhau, Chính phủ sẽ quyết định chính sách hỗ trợ tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Điều này khuyến khích các tổ chức tín dụng tiến hành cho vay dựa theo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và một số biện pháp phù hợp khác.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp nhỏ còn được các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi. Hỗ trợ tăng cường năng lực quản trị và kỹ năng quản lý, giúp minh bạch hóa tài chính của công ty, nâng cao khả năng để tiếp cận tín dụng cũng là ưu đãi mà Nhà nước cung cấp.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ SIÊU NHỎ TOÀN DIỆN NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

6. Phát triển nhân lực

Nguồn lực con người là sức mạnh tạo nên sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thấu hiểu tầm quan trọng đó, hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định rõ ràng về việc miễn, giảm chi phí khi tham gia các khóa đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước về quản trị doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh.

nhân sự của công ty nhỏ
Đội ngũ nhân sự là yếu tố cần được quan tâm đầu tư

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nghề cho các lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đặc biệt được quan tâm chú trọng. Nhà nước vừa tổ chức thực hiện những chương trình đào tạo trực tuyến từ xa, vừa kết hợp với nhiều chuyên gia để mở tọa đàm trực tiếp nhằm giải đáp mọi khó khăn của doanh nghiệp.

7. Mặt bằng sản xuất 

Tại các địa phương, quỹ đất được các Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí để hình thành và phát triển cụm công nghiệp, khu vực chế biến nông, lâm, thủy sản tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Không chỉ vậy, giá thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao, các cụm công nghiệp trên địa bàn luôn đảm bảo bình ổn, ưu đãi nhất. Thế nhưng, thời gian hỗ trợ chỉ kéo dài tối đa 5 năm kể từ ngày bắt đầu ký hợp đồng thuê mặt bằng.

8. Mở rộng thị trường

Doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư chuỗi phân phối sản phẩm mà có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia cung ứng chuỗi sản phẩm sản xuất đó tại Việt Nam sẽ được hưởng các hỗ trợ sau đây:

  • Miễn, giảm tiền thuê đất và tiền sử dụng đất, thuế đất phi nông nghiệp theo như quy định của pháp luật;
  • Miễn, giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo như quy định của pháp luật đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được hưởng ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu theo quy định về đấu thầu.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Lời kết

Bài viết đã tổng hợp các kiến thức chi tiết về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cách xác định 2 loại hình doanh nghiệp này. Qua đó, có thể thấy Nhà nước ta đang cố gắng tạo động lực để dẫn dắt, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả