Kiến thức SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền...

SME hay doanh nghiệp SME là thuật ngữ kinh tế đang được sử dụng khá phổ biến trong vài năm gần đây. Vậy SME là gì? Loại hình này có vai trò ra sao đối với nền kinh tế? Tất cả sẽ được giải đáp thỏa đáng trong bài viết ngay sau đây!

SME là gì? Giải thích thuật ngữ SME
SME là gì? Giải thích thuật ngữ SME

I. Tìm hiểu SME là gì?

SME là khái niệm thường thấy môi trường doanh nghiệp hay các lĩnh vực liên quan đến kinh tế. Thế nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ SME là gì?

SME chính là viết tắt của cụm “Small and Medium Enterprise” tức chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường hiện nay. Giống với tên gọi của mình, các doanh nghiệp SME thường có quy mô từ vừa đến nhỏ và siêu nhỏ.

Số lượng thành viên trong các doanh nghiệp này giao động khoảng vài chục đến vài trăm (tùy vào cấp độ doanh nghiệp). Tổng doanh thu và nguồn vốn của doanh nghiệp SME không quá lớn và tương đối hạn chế. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh của họ chỉ diễn ra nhỏ lẻ ở một vài mặt hàng hoặc nhóm ngành cụ thể.

Tuy nhiên, có một sự thật khá nghịch lý về SME. Dù họ chỉ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng lại chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, họ còn là nguồn cung việc làm dồi dào cho hơn 50% lao động trên thế giới.

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miền phí: Xây dựng đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc

II. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp SME

Không thể phủ nhận rằng sức ảnh hưởng của doanh nghiệp SME trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Hầu hết mọi người đều đã có thể hiểu một cách đơn giản nhất về khái niệm “SME là gì?”.

Chúng được đánh giá là loại hình mang lại nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế hiện đại. Thế nhưng, phương pháp quản lý doanh nghiệp này vẫn mang tính tương đối và tồn tại cả 2 mặt ưu, nhược điểm. Cụ thể là:

1. Ưu điểm

  • Quy mô vừa và nhỏ khiến các doanh nghiệp SME trở nên linh hoạt và có khả năng ứng biến nhanh nhạy trước bất cứ thay đổi nào của thị trường. Đây là điều mà các doanh nghiệp lớn khác khó làm được.
  • Mức chi phí để một doanh nghiệp SME dùng cho việc phát triển, xây dựng công ty tương đối thấp và tiết kiệm. Nó thu hút rất nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nhân trẻ tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
  • SME đem đến khả năng phát triển cùng cơ hội thu lợi nhuận cao. Do họ dễ dàng lựa chọn được những ngành nghề kinh doanh siêu hot trên thị trường hiện nay như: thời trang, ăn uống, dịch vụ giải trí, mỹ phẩm…
ưu điểm của doanh nghiệp SME
SME có nhiều lợi thế nhờ sự linh hoạt, thích ứng nhanh
  • Bộ máy quản trị SME tinh giản và gọn nhẹ, dễ dàng thay đổi và thích nghi với xu thế chung của thị trường. Đây cũng là một điểm cộng lớn đối của doanh nghiệp SME.
  • Khả năng vay vốn và huy động tương đối dễ dàng vì loại hình doanh nghiệp đang được các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam chú ý. Các ngân hàng này muốn nhắm mục tiêu đến đối tượng doanh nghiệp SME nhờ dự toán được mức độ phát triển mạnh mẽ trong tương lai của họ.
  • Tính sáng tạo được khuyến khích và đề cao nhờ nguồn nhân lực trẻ trung, linh động. SME là nơi luôn dồi dào những ý tưởng kinh doanh mới và táo bạo.

>> Tìm hiểu ngay: Quản trị doanh nghiệp là gì? Khái niệm, vai trò và chiến lược quản trị hiệu quả

2. Nhược điểm

  • SME thường phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn và khốc liệt từ các doanh nghiệp có tiếng khác. Đặc biệt là những tên tuổi đình đám trong cùng lĩnh vực. Họ yếu thế hơn về nhiều yếu tố như vốn, thương hiệu, số lượng khách hàng, thời gian hoạt động…
  • Cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại của SME cũng hạn chế. Nguyên nhân đến từ quy mô SME nhỏ, khan hiếm nguồn vốn và tầm nhận thức đối với thị trường.
  • SME dễ gặp phải rủi ro trong quá trình hoạt động hơn bình thường. Bởi đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp SME còn ít kỹ năng và độ dày kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang hướng đến.
  • Đội ngũ nhân sự tại SME thường không thống nhất, dễ dàng thay đổi (nhảy việc). Nó gây ra tình trạng lộn xộn, thiếu nhất quán dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
  • Phí xây dựng hay vận hành SME không quá cao. Thế nhưng các khoản phí chi trả cho việc quản lý, truyền thông, quảng bá nhằm phát triển hình ảnh của doanh nghiệp khá cao. Nó là một vấn đề thực sự khó khăn trong quá trình đến với khách hàng.
  • Thời gian hoạt động ban đầu doanh nghiệp SME thường phải chịu lỗ nặng do tập trung đẩy mạnh truyền thông để thu hút một lượng khách hàng ổn định.

III. Khách hàng SME là ai?

Một câu hỏi khác cũng khá phổ biến khi nhắc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là khách hàng SME là gì. Đây là một thuật ngữ thường được các ngân hàng sử dụng. Nó hướng tới các doanh nghiệp SME là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của các “ông lớn” khác trong một vài ngành nghề.

Khách hàng SME
Khách hàng SME của các ông lớn ngành ngân hàng

Các doanh nghiệp SME được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là nhân tố có khả năng phát triển tương đối mạnh trong tương lai. Họ thường tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề đang là xu hướng của xã hội hiện đại (mỹ phẩm, thời trang, ăn uống…).

Nhờ vậy họ mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và khả năng thu lợi nhuận cao. Nhận thấy những ưu điểm tuyệt vời này, các ngân hàng lớn như BIDV, Viettinbank, VPbank.. đã liên tục tung ra những gói vay ưu đãi và khuyến khích nhóm khách hàng SME tham gia.

Quản lý hiệu quả, nhân viên chủ động với AMIS Công việc

CTA MGM 02

IV. So sánh doanh nghiệp SME và Startup

Tiêu chí so sánh SME Start-up
Khái niệm Những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang tham gia vào nền kinh tế. Hoạt động chỉ xoay quanh một vài ngành hoặc nhóm ngành nhỏ lẻ Những doanh nghiệp mới, đang trong giai đoạn khởi nghiệp và chập chững bước vào nền kinh tế
Chủ sở hữu Hoạt động theo mô hình gia đình, chủ sở hữu là các thành viên trong doanh nghiệp Nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn
Mục tiêu kinh doanh Phục vụ nhu cầu thị trường và khách hàng tiềm năng dựa trên mô hình có sẵn Phát triển thành một tập đoàn/ doanh nghiệp lớn chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong tương lai
Khả năng phát triển Dễ dàng đạt được lợi nhuận và phát triển mạnh trong thời gian ngắn nếu có nguồn cung vốn dồi dào Thời gian đầu dễ thua lỗ do ngành hàng mới lạ, chưa thu hút nhiều nhu cầu tiêu thụ. Khi bước vào giai đoạn ổn định sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và nổi bật hơn.
Tính cạnh tranh Cạnh tranh dựa vào độ đa dạng và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Cạnh tranh nhờ sự độc đáo, mới lạ và hấp dẫn với những mặt hàng đặc biệt mang tính ứng dụng cao.

V. Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

Cùng với sự phủ sóng ngày càng rộng rãi, các doanh nghiệp SME cũng đã và đang đóng góp những thành tựu vô cùng ấn tượng. Đặc biệt là cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Bên cạnh câu hỏi SME là gì, các vai trò chính của SME cũng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo những người làm kinh doanh. Chúng sẽ bao gồm 5 vai trò quan trọng say:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và bền vững của kinh tế

Trên thực tế, các doanh nghiệp SME chính là một trong những yếu tố chủ lực góp phần thúc đẩy GDP của thế giới. Nhờ họ, GDP tăng trưởng mạnh và ổn định, bất kể trong các giai đoạn khủng hoảng.

Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho thấy SME là doanh nghiệp chiếm đến hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Họ cũng chiếm hơn 30% tổng sản lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó, chúng không chỉ tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho bản thân doanh nghiệp mà còn đem lại những giá trị vô cùng to lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

2. Giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động

SME giải quyết nhu cầu việc làm khổng lồ trên thế giới
SME giải quyết nhu cầu việc làm khổng lồ trên thế giới

Ngày nay, doanh nghiệp SME đã trở thành một xu hướng mới trong nền kinh tế hiện đại. Số lượng các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này cũng xuất hiện ngày càng nhiều như “nấm mọc sau mưa”. Trong tương lai gần, SME vẫn có dấu hiệu mở rộng, phát triển đa dạng hơn.

Điều này đã phần nào giải quyết nhu cầu việc làm cho một bộ phận người lao động hiện nay. Đặc biệt là ở các nước có dân số đông như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil… SME tạo ra thu nhập ổn định cho người dân, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế xã hội.

>> Xem thêm: 5 phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho người lãnh đạo

3. Đa dạng hóa thị trường, tạo nên sự cạnh tranh phát triển mạnh mẽ

Điểm mạnh của các doanh nghiệp SME chính là thị phần thiên về các ngành hàng bán lẻ. Đây là nhóm ngành khá đa dạng về các mặt hàng, lĩnh vực buôn bán. Nó đem lại nguồn cung dồi dào cho thị trường và đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.

Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào nền kinh tế cũng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường trở nên đa dạng hơn với nhiều loại mặt hàng phong phú.

Đồng thời, chúng khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp SME. Thực tế này tạo đòn bẩy cho nền kinh tế ngày một đi lên và cải thiện hiệu suất hoạt động.

4. Gia tăng sự năng động cho nền kinh tế thị trường

Linh hoạt và gọn nhẹ là một nét đặc trưng của các doanh nghiệp SME. Họ tối giản các hoạt động trong từng khâu đến bộ máy quản lý và nhân sự. Chính nhờ những đặc điểm trên mà nền kinh tế khi có sự tham gia của SME cũng dần trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước.

Gia tăng sự năng động cho nền kinh tế nhờ mô hình SME
Gia tăng sự năng động cho nền kinh tế nhờ mô hình SME

Họ dễ dàng điều chỉnh và thích nghi trước những biến đổi của thị trường. Thêm vào đó, các SME cũng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ truyền thống sang thị trường hiện đại như ngày nay tại Việt Nam.

5. Là nơi nuôi dưỡng nhiều thiên tài kinh doanh trẻ và tiềm năng

Có một sự thật khá thú vị rằng những doanh nghiệp lớn và thành công như hiện nay như: Google, Microsoft, Hyundai,… đều có xuất phát điểm là những SME bình thường và nhỏ bé. Đội ngũ nhân sự của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường là những người có tuổi đời rất trẻ.

Vì vậy, họ tràn đầy tinh thần sáng tạo cùng những ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc. Chỉ với những lý do trên cũng đủ thấy được tiềm năng của SME là không hề nhỏ. Đây được xem là chiếc nôi nuôi dưỡng nhiều tài năng kinh doanh và đóng góp vào sự thay đổi tích cực cho nền kinh tế trong tương lai.

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những giải đáp cho câu hỏi SME là gì? Có thể nói nó là một thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh mà bất cứ ai cũng đều quan tâm và cần hiểu rõ.

Từ khái niệm, vai trò đến những ưu điểm và hạn chế của SME đều nêu lên một vài khía cạnh khá thú vị trong lĩnh vực kinh tế. Hy vọng bài viết vừa rồi đã đem đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích. Đặc biệt là về một loại hình doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trong thị trường hiện nay như doanh nghiệp SME.

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]