BSC và KPI là gì? BSC và KPI khác nhau như thế nào?

20/01/2022
6460

BSC và KPI là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Việc phân biệt BSC và KPI là rất quan trọng để có thể làm việc hiệu quả. Vậy BSC và KPI là gì? BSC và KPI khác nhau như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS HRM đi tìm hiểu hai mô hình này qua bài viết dưới đây.

Biểu mẫu OKR

Tải miễn phí – 10+ Biểu mẫu BSC & KPI – Quản lý từ Chiến lược nhân sự hiệu quả

1. Khái niệm BSC và KPI là gì ?

1.1. BSC là gì?

BSC (Balanced ScoreCard) hay được hiểu là thẻ điểm cân bằng. Đây là tên gọi của một mô hình quản trị chiến lược. Nó được sử dụng nhằm định hướng cơ bản cho doanh nghiệp và các phương pháp để chuyển đổi tầm nhìn chiến lược thành các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá, hoạt động cụ thể.

BSC và KPI
BSC là từ viết tắt của Balanced ScoreCard hay được hiểu là thẻ điểm cân bằng

Vậy BSC có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? BSC có vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp thực hiện thiết lập, giám sát, đo lường để đạt các mục tiêu và chiến lược của mình, cụ thể:

  • Đối với nhiệm vụ lập chiến lược cốt lõi: BSC thể hiện rõ mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Từ đó, các doanh nghiệp có thể định hình được chiến lược cốt lõi cho doanh nghiệp của mình.
  • Đối với nhiệm vụ liên kết chiến lược: Khi doanh nghiệp đã có được mô hình bộ khung của BSC, mọi công việc sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì chúng đều được liên kết chặt chẽ với nhau và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian.
  • Đối với việc cải thiện truyền thông của doanh nghiệp: Khi đã định hình rõ ràng mô hình BSC, doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc triển khai kế hoạch truyền thông cho mình.
  • Đảm bảo tính trách nhiệm: Gồm trách nhiệm của các cá nhân và cả tập thể, giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc đánh giá các bộ phận, phòng ban hay đánh giá các cá nhân. Do đó, người quản lý có thể đưa ra các phương án khắc phục tránh gây ảnh hưởng đến kế hoạch, mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.

BSC tác động đến 4 khía cạnh cụ thể thông qua các hoạt động giám sát chiến lược:

  • Về khía cạnh tài chính: BSC dùng để đo lường, giám sát tài chính và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng nguồn tài chính của công ty, doanh nghiệp.
  • Về khía cạnh khách hàng: BSC đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động đang có mặt trên thị trường và nó còn có tác dụng đo lường giá trị cung cấp đến khách hàng. Mô hình cho phép doanh nghiệp giám sát độ thỏa mãn của khách hàng.
  • Về quá trình hoạt động nội bộ: BSC xem xét đến hiệu suất của doanh nghiệp bằng những lăng kính về hiệu quả và chất lượng trong những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp ra sức cải thiện, phát triển để phục vụ cho các nhu cầu của quá trình nội bộ và khách hàng. 
  • Về khía cạnh học tập và phát triển: BSC đánh giá hiệu suất của tổ chức doanh nghiệp thông qua cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, văn hóa, công nghệ,…

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm đánh giá nhân viên, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


1.2. KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator) được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu suất trọng yếu trong công việc, mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân,…. Đây là thuật ngữ mà rất nhiều người tò mò và quan tâm.

BSC và KPI
KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator, được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu suất trọng yếu

Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc thông qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng. Từ đó KPI phản ánh được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Hơn nữa, nó còn đánh giá được mức độ thực thi công việc của mỗi cá nhân. Tùy theo mỗi tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận,… các doanh nghiệp sẽ đưa ra các mức KPI khác nhau như: SEO KPIs, Marketing KPIs, Email KPIs,…

Vai trò của chỉ số KPI trong doanh nghiệp là gì? Chỉ số KPI có vai trò chủ đạo trong đánh giá thực hiện công việc, mục đích của việc đánh giá này là để:

  • Triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó hình thành mục tiêu và các chương trình cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận, từng lĩnh vực, từng cá nhân,…
  • Giúp đo lường hiệu suất làm việc, hoạt động kinh doanh so với mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, bộ phận và các cá nhân.
  • Thúc đẩy người lao động hoàn thành trách nhiệm của mình theo vị trí, chức danh.
  • Đánh giá mức độ tiến hành công việc minh bạch, cụ thể, công bằng, hiệu quả.
  • Giúp cấp quản lý đề xuất mức lương thưởng thích hợp theo thành tích đạt được, tạo động lực cho nhân viên làm việc hết khả năng của mình. 

[Keynote]

2. Mối quan hệ giữa BSC và KPI là gì?

BSC và KPI là cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh lãnh đạo. Hai mô hình này sẽ giúp định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (gồm các chiến lược như chiến lược sản phẩm; chiến lược tăng trưởng; chiến lược bán hàng; hoặc chiến lược marketing,…) và chiến lược lãnh đạo của doanh nghiệp (như việc tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp).

BSC có tác dụng giúp nhà lãnh đạo đưa ra chiến lược từ tổng quát đến cụ thể, chi tiết cho từng nhân viên. KPIs sẽ giúp đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện công việc. Từ đó giúp lãnh đạo có thể nắm bắt dễ dàng năng lực của nhân viên và định hướng công việc phù hợp đối với mỗi cá nhân khác nhau.

Nếu các nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến chiến lược đề ra mà không để tâm đến các yếu tố quan trọng, điển hình như nguồn nhân lực – nhân tố trực tiếp thực hiện chiến lược đề ra thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình thực hiện chiến lược, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hay trục trặc thì rất khó trong việc kiểm soát, đánh giá và tìm ra lỗ hổng trong các hoạt động của mình.

BSC và KPI là cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh lãnh đạo
BSC và KPI là cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh lãnh đạo

Vì vậy, các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp cần phải kết hợp cả chiến lược lãnh đạo và chiến lược kinh doanh hay là sự kết hợp giữa hai công cụ BSC và KPIs. Điều đó để thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và quản lý tốt nguồn nhân sự.

>>> Xem thêm: Mô hình OKR là gì? Quản trị mục tiêu theo kết quả then chốt

3. Sai lầm khi ứng dụng KPI và BSC

Bên cạnh mối quan hệ chặt chẽ của BSC và KPI, ta cần chú trọng đến những sai lầm của doanh nghiệp khi ứng dụng BSC và KPI vào trong hoạt động cụ thể.

  • Doanh nghiệp nhầm lẫn giữa KPI với kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận cụ thể: Đây là nhầm lẫn nghiêm trọng sẽ kéo theo những sai lầm khác trong hệ thống quản lý.
  • Doanh nghiệp triển khai BSC và KPI nửa vời: Do mục tiêu chính chỉ được truyền đến đội ngũ quản lý còn nhân viên trực tiếp làm việc thì lại làm việc theo hệ thống chỉ tiêu khác, thậm chí các chỉ tiêu đó còn không liên quan đến mục tiêu chính của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chưa có hệ thống giám sát và đánh giá chính xác: Nhiều doanh nghiệp ứng dụng BSC và KPI để giám sát, đánh giá quá trình làm việc của các bộ phận, cá nhân. Tuy nhiên việc làm này gây ra kết quả thiếu chính xác và làm mất đi rất nhiều tác dụng vốn có của BSC và KPI.
  • Doanh nghiệp chưa cụ thể hóa chiến lược kinh doanh: Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến sự phá sản của hầu hết các doanh nghiệp.

Xem thêm: Top phần mềm đánh giá nhân viên tốt nhất

4. Sự khác biệt giữa BSC và KPI

Nếu nói về khái niệm, BSC là thẻ điểm cân bằng giữa các yếu tố khác nhau, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mình đề ra. BSC dùng để thiết lập, thực hiện, giám sát và đo lường. BSC là quá trình đạt chiến lược mang tầm vĩ mô.

Mặc dù có liên quan đến nhau nhưng BSC và KPI có sự khác biệt rõ ràng
Mặc dù có liên quan đến nhau nhưng BSC và KPI có sự khác biệt rõ ràng

Trong khi đó, KPI là chỉ số dùng để đánh giá công việc, dùng để đo lường hiệu suất làm việc chính xác theo từng con số cụ thể, và thường dùng để thể hiện kết quả làm việc trong từng giai đoạn khác nhau.

Do đó, BSC và KPI có rất nhiều điểm khác nhau:

  • BSC là mô hình mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện, vận hành, đo lường hiệu quả công việc. Còn KPI chỉ là một yếu tố nhỏ bên trong BSC, nhờ đó giúp cân bằng kết quả một cách chính xác hơn.
  • KPI được gán vào các nội dung trong BSC là bước cuối để hoàn thành mô hình thẻ điểm cân bằng hoàn chỉnh.
  • BSC đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hướng chiến lược, đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: DISC là gì? 4 nhóm tính cách cá nhân của DISC bạn cần biết

5. Các bước triển khai KPI theo định dạng BSC cho doanh nghiệp

BSC và KPI để có thể xây dựng được hiệu quả, doanh nghiệp có thể triển khai như sau:

5.1. Thời gian đầu

  • Thống nhất mức KPIs cần áp dụng.
  • Cung cấp cho nhân viên những kiến thức cơ bản về BSC và KPI là gì.
  • Khảo sát, xem xét quá trình hoạt động của mô hình này qua từng bộ phận
  • Hỗ trợ việc thiết lập những thước đo kết quả công việc dựa trên những kinh nghiệm triển khai và thực tế tại công ty cho các phòng ban.
Thời gian đầu, doanh nghiệp cần xác định chỉ số KPI sẽ áp dụng
Thời gian đầu, doanh nghiệp cần xác định chỉ số KPI sẽ áp dụng

5.2. Tiến hành thực nghiệm và thay đổi

  • Xây dựng các chỉ số và đưa vào áp dụng thử trong quy trình hoạt động của từng phòng ban. Những điều hiệu quả sẽ phát huy, yếu tố dư thừa cần loại bỏ và chỗ nào chưa hợp lý cần sửa.
  • Sau quá trình thực nghiệm và sửa đổi bạn sẽ cần đóng gói quy trình để hoàn thiện hệ thống quản lý để đưa vào áp dụng chính.

5.3. Áp dụng và phát huy

Sau khi người quản lý đã hoàn thành được các bước và có hệ thống hoàn thiện sẽ đưa vào áp dụng rộng rãi toàn công ty. Bạn vẫn cần theo dõi tiếp kết quả hoạt động của mô hình này để có sự điều chỉnh hợp lý.

KPI áp dụng khi doanh nghiệp muốn đo lường hiệu quả, năng suất làm việc của nhân viên
KPI áp dụng khi doanh nghiệp muốn đo lường hiệu quả, năng suất làm việc của nhân viên

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Khi nào áp dụng BSC ?

Khi các doanh nghiệp muốn đổi mới, BSC được sử dụng như một hệ thống quản lý mang tính chiến lược. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các vấn đề như:

  • Làm rõ, truyền đạt tầm nhìn.
  • Lập kế hoạch, mục tiêu, chiến lược.
  • Liên kết các mục tiêu chiến lược và chỉ tiêu đánh giá với nhau.
  • Xúc tiến các phản hồi học hỏi.

6.2. Khi nào áp dụng KPI?

Các doanh nghiệp muốn đảm bảo hoàn thành mục tiêu hiệu quả, muốn đo lường và đánh giá năng lực của nhân viên, thì KPI là một công cụ hiệu quả để thực hiện mục đích đó.

Kết luận 

Thông qua bài viết này, MISA AMIS hy vọng có thể giúp ích cho người quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thuật ngữ BSC và KPI là gì và cách mà hai khái niệm này hoạt động trong các doanh nghiệp. Hiểu rõ những thuật ngữ này, các doanh nghiệp có thể đề ra các mục tiêu chiến lược phù hợp và những giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Điều này sẽ góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững, ngày càng đi lên.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 7 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả