Bí quyết tăng tỷ lệ chốt sale cho đội ngũ bán hàng

25/06/2022
6316

Đứng trên cương vị là một nhà quản lý, bạn cần làm gì để gia tăng tỷ lệ chốt sale cho đội ngũ bán hàng? Đây là bài toán khó mà trách nhiệm của người quản lý là phải tìm ra lời giải tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Có rất nhiều giải pháp cải thiện tỷ lệ chốt sale cho đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp. Và việc gia tăng tỷ lệ chốt sale này không chỉ đòi hỏi người quản lý cần có định hướng chiến lược đúng đắn mà còn phải sở hữu một đội ngũ bán hàng “tinh nhuệ”. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực và đặc điểm, hình thái kinh doanh của từng doanh nghiệp mà các nhà quản lý có thể lựa chọn những biện pháp dưới đây sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.

Cách tăng tỷ lệ chốt sale – Áp dụng trực tiếp cho đội ngũ bán hàng

Giải pháp 1: Đo lường và đánh giá chính xác năng lực, hiệu suất từng nhân viên Sales

Để nâng cao tỷ lệ chốt sale cho đội ngũ, trước hết nhà quản lý cần phải đánh giá được đúng năng lực, hiệu quả làm việc của nhân sự.

Một số cách giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả năng lực nhân viên như:

  • Giám sát nhân viên theo quy trình
  • Đo lường theo các chỉ tiêu của phễu mục tiêu.
  • Sử dụng các bảng biểu, báo cáo đánh giá năng lực.
  • Sử dụng các bài test về kiến thức, kĩ năng, tư duy để thấu hiểu và đánh giá nhân viên.
  • Theo dõi và bổ sung đào tạo các kỹ năng cần thiết.

Một trong những khó khăn nhà quản lý thường gặp trong quá trình đánh giá năng lực nhân sự đó là không có dữ liệu, báo cáo chính xác. Nhà quản lý phải đợi tới cuộc họp giao ban tuần, tháng để biết tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của đội ngũ.

Phần mềm quản lý sale này cung cấp hệ thống 30+ báo cáo hiệu quả bán hàng về doanh số, năng lực nhân viên giúp nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá chính xác năng lực nhân viên từ đó có kế hoạch đào tạo nâng cao kỹ năng chốt sale cho đội ngũ.

giao diện phần mềm quản lý sale crm
Giao diện phần mềm quản lý sale crm

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

Không chỉ vậy, MISA AMIS CRM còn giúp nhà quản lý dễ dàng:

  • Giao mục tiêutheo dõi tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của đội ngũ
  • Đánh giá hiệu suất bán hàng của đội ngũ để khen thưởng kịp thời
  • Giám sát hoạt động chăm sóc khách hàng của đội ngũ sale
  • Quản lý phễu bán hàng, tăng tỷ lệ thắng của sale
giao diện báo cáo đa chiều
Phần mềm quản lý sale CRM cung cấp các mẫu báo cáo đa chiều

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

Giải pháp 2: Đào tạo nhân viên dựa trên khung năng lực

Khung năng lực là một bảng tổng hợp của một hoặc nhiều yếu tố mà một nhân viên bán hàng cần có để hoàn thành tốt công việc. Do đó, bạn có thể căn cứ vào khung năng lực này để đánh giá nhân viên và xây dựng lộ trình đào tạo nội bộ cho đội ngũ của mình từ đó giúp nâng cao năng lực bán hàng và tỷ lệ chốt sale của nhân viên.

Bạn có thể tự xây dựng khung năng lực dựa theo đặc điểm riêng của doanh nghiệp, tham khảo và học hỏi khung năng lực từ các doanh nghiệp khác hoặc dựa trên những mô hình có sẵn qua đó điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của công ty.

Bước 1: Xác định mô hình đánh giá năng lực

Trong bài viết này, chúng tôi đưa ví dụ minh họa về quy trình xây dựng khung năng lực theo ASK – một mô hình đã và đang được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Mô hình này bao gồm các năng lực xoay quanh 3 tiêu chí chính là: kiến thức – kỹ năng – thái độ.

Mô hình đánh giá năng lực ASK
Mô hình đánh giá năng lực ASK (Nguồn tham khảo: base.vn)

Bước 2: Tổng hợp và phân loại năng lực bán hàng của nhân viên

Vậy làm sao để xác định các năng lực đầy đủ của một nhân viên bán hàng dựa trên mô hình ASK? Bước tiếp theo sau khi xác định được khung, bạn cần tổng hợp và phân loại các năng lực bán hàng của nhân viên. Bạn có thể tham khảo cách phân loại 8 nhóm năng lực cho nhân viên bán hàng của Học viện Kinh doanh CPSA (Canada) dưới đây:

  • Nhóm 1 – Nghiên cứu: Tìm hiểu thị trường; tìm hiểu insight khách hàng; quản lý kế hoạch bán hàng
  • Nhóm 2 – Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Phát triển mối quan hệ với khách hàng; chủ động lắng nghe; giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp bằng văn bản
  • Nhóm 3 – Tư vấn: Đưa ra giải pháp cho khách hàng; trình bày, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
  • Nhóm 4 – Đàm phán và chốt đơn
  • Nhóm 5 – Theo dõi, chăm sóc khách hàng sau khi mua
  • Nhóm 6 – Sự nhạy bén trong kinh doanh: sự hiểu biết về công ty; hiểu biết về tài chính; hiểu biết về pháp luật
  • Nhóm 7 – Khả năng ứng dụng công nghệ trong bán hàng: khả năng sử dụng công nghệ; kỹ năng bán hàng qua mạng xã hội
  • Nhóm 8 – Chuẩn mực hành vi: trung thực; cầu tiến; hòa đồng, có khả năng làm việc nhóm; ham học hỏi; thương hiệu cá nhân.
Sơ đồ khung năng lực nhân viên kinh doanh
Sơ đồ khung năng lực nhân viên kinh doanh (Nguồn tham khảo: Học viện kinh doanh CPSA)

Bước 3: Đánh giá năng lực nhân viên

Tại bước này, bạn thực hiện việc đánh giá năng lực của nhân viên thông qua các phương pháp như:

  • Quan sát công việc: Trực tiếp quan sát hoạt động của nhân viên để xác định, đánh giá năng lực
  • Phỏng vấn hành vi: Lên kế hoạch phỏng vấn, trao đổi với các nhân viên có thành tích xuất sắc. Nội dung phỏng vấn tập trung vào đặc điểm của các cá nhân, phân tích định tính để xác định đặc điểm tính cách nhóm phỏng vấn. Sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng để xác định các đặc tính khác biệt đối với nhóm nhân viên này.
  • Phân tích chức năng và nhiệm vụ công việc: Người quản lý liệt kê danh sách nhiệm vụ, chức năng của nhân viên thông qua bảng hỏi, phỏng vấn,quan sát trực tiếp hoặc sổ tay làm việc.
  • Khảo sát: Người quản lý thực hiện khảo sát để thu thập thông tin về năng lực của các nhân viên.
  • Sử dụng dữ liệu: Dựa vào các báo cáo về tỷ lệ hoàn thành mục tiêu doanh số, tỷ lệ chốt sale để đánh giá chính xác năng lực nhân viên thay vì đưa ra những đánh giá cảm tính. Ví dụ với Phần mềm quản lý sale MISA AMIS CRM cung cấp 30+ báo cáo về doanh số, năng lực nhân viên giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực của đội ngũ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, bạn phân loại và đánh giá năng lực của mỗi cá nhân trong đội ngũ bán hàng như bảng minh họa dưới đây:

Nhân viên: Nguyễn Văn A – Phòng: Kinh doanh

Kỹ năng Cấp độ năng lực
1 2 3 4 5
Nghiên cứu Tìm hiểu thị trường x
Tìm hiểu insight khách hàng x
Quản lý kế hoạch x
Xây dựng MQH với khách hàng Phát triển MQH với khách hàng x
Chủ động lắng nghe x
Giao tiếp (lời nói) x
Giao tiếp (văn bản) x
Tư vấn Đưa ra giải pháp x
Trình bày x
Đàm phán & chốt đơn x
Chăm sóc khách hàng sau mua x
Sự nhạy bén Hiểu biết DN x
Hiểu biết tài chính x
Hiểu biết pháp luật x
Ứng dụng công nghệ Sử dụng công nghệ x
Sử dụng mạng xã hội x
Chuẩn mực hành vi/Thái độ Trung thực x
Cầu tiến x
Làm việc nhóm x
Tinh thần học hỏi x
Thương hiệu cá nhân x

Bước 4: Diễn giải năng lực nhân viên dưới dạng sơ đồ mạng nhện

Với mỗi nhân viên, người quản lý xây dựng mô hình ASK dưới dạng sơ đồ mạng nhện để đánh giá tổng quan năng lực. Sơ đồ mạng nhện có tâm là số điểm 0, mỗi đỉnh mạng là số điểm 5 tương ứng với kiến thức – kỹ năng – thái độ của nhân viên. Năng lực của nhân viên càng được đánh giá cao nếu đỉnh của hình đa dạng gần đỉnh mạng 5 điểm. Chẳng hạn theo ví dụ minh họa về nhân viên Nguyễn Văn A ở trên, chúng ta có thể vẽ sơ đồ hình mạng nhện như sau:

Sơ đồ ASK đánh giá năng lực nhân viên bán hàng Nguyễn Văn A
Sơ đồ ASK đánh giá năng lực nhân viên bán hàng Nguyễn Văn A

Việc đánh giá này có thể được áp dụng cho toàn bộ đội ngũ, cho một nhóm nhân viên hoặc một cá nhân cụ thể. Dựa vào sơ đồ đánh giá năng lực cũng như nguyện vọng cá nhân mà bạn sẽ phân loại từng nhóm nhân viên để lên kế hoạch đào tạo nội bộ phù hợp. Ngoài ra, để bám sát mục tiêu chung của đội ngũ cũng như nâng cao hiệu suất bán hàng, tốt nhất là bạn nên đánh giá định kỳ hàng tháng hoặc ít nhất là 3 tháng/lần. Bởi nếu định kỳ quá dài (1 năm/lần) thì bạn sẽ không thể hỗ trợ nhân viên giải quyết những vấn đề phát sinh nhanh chóng.

Bên cạnh đó việc đào tạo đội ngũ bán hàng còn có thể được triển khai dưới một số hình thức khác – thường xuyên và dễ thực thi hơn như tổ chức chia sẻ kinh nghiệm từ những quản lý và các cá nhân xuất sắc theo tháng/quý tới đội nhóm; hoặc tổ chức các bài test định kỳ để thông qua đó giúp nhân viên kinh doanh tự đánh giá đồng thời người quản lý có thể nắm bắt được tình hình chung và tổ chức đào tạo kịp thời, phù hợp.

phần mềm quản lý sale
AMIS CRM Phần mềm quản lý sale hiệu quả 2022

Giải pháp 3: Xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp

Các chế độ đãi ngộ, khen thưởng không chỉ tạo nguồn động lực để nhân viên cống hiến hết mình mà còn giúp các nhà quản lý duy trì sự ổn định về nguồn lực và giữ chân những lao động tài năng, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của sale và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung.

Vì vậy, việc xây dựng chế độ đãi ngộ và khen thưởng phù hợp, thích đáng là một trong những biện pháp cần thiết giúp nhà quản lý thúc đẩy tăng trưởng doanh thu hiệu quả.

Để thực hiện được điều này, các nhà quản lý có thể chia chế độ đãi ngộ cho nhân viên dưới hai hình thức là tinh thần và hiện vật. Mỗi chế độ sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với chế độ đãi ngộ tinh thần: Các nhà quản lý nên xem xét đến các tiêu chí như: xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị làm việc, thay đổi khung giờ làm việc linh hoạt, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên,…
  • Đối với chế độ đãi ngộ hiện vật: Đây là những lợi ích mà doanh nghiệp trao cho nhân viên nhằm cải thiện cuộc sống như: tiền thưởng nóng, hoa hồng, tiền thưởng theo tháng, quý, năm khi tập thể và cá nhân đạt doanh số vượt chỉ tiêu, hay các loại phụ cấp như ăn trưa, xăng xe, điện thoại, hỗ trợ chi phí công tác, tiếp khách, liên hoan,…

Một trường hợp điển hình của doanh nghiệp liên tiếp đạt được những thành tựu rực rỡ nhờ chiến lược đầu tư con người đúng đắn ngay từ những bước đi đầu tiên, đó là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam – Vinamilk. theo báo cáo quý I/2022, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covid-19, doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn Vinamik duy trì đà tăng trưởng ở mức 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 13.878 tỷ đồng – hoàn thành 21,3% kế hoạch của năm (64.070 tỷ đồng). Phỏng vấn bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk – trên tờ báo VTC News cho biết Vinamilk vẫn luôn đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ kế thừa. Tập đoàn không chỉ đưa ra những mức lương cao ngất ngưởng so với mặt bằng chung trên thị trường lao động mà còn đặc biệt quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên.

Về chế độ đãi ngộ nhân sự hiện vật, Vinamilk đề xuất các mức thưởng không giới hạn hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Không chỉ vậy, nếu bạn ở vị trí nhân viên kinh doanh của Vinamilk, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để tự trả lương cho chính mình. Đó là những khoản phụ cấp công tác, trợ cấp điện thoại hay thưởng hoa hồng theo doanh số bán hàng.

Đối với vị trí telesale, các nhân viên của Vinamilk còn được nhận các khoản thưởng doanh thu định kỳ khi thành công giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, hay thưởng năng suất khi vượt chỉ tiêu trong công việc, thưởng thêm giờ,…

Về chế độ đãi ngộ tinh thần, tập đoàn Vinamilk thực hiện đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, Vinamilk tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn bộ nhân viên. Tập đoàn cũng cung cấp các trang thiết bị, xây dựng không gian làm việc xanh, các tiện ích giải trí cho nhân viên giải tỏa căng thẳng khi làm việc. Mặt khác, tập đoàn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên vừa học vừa làm để có cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc.

Vinamilk xây dựng không gian nghỉ ngơi
Vinamilk xây dựng không gian nghỉ ngơi, thư giãn cho nhân viên sau giờ làm việc căng thẳng (Nguồn: Vietnam Business Insider)

Giải pháp 4: Xây dựng văn hóa kinh doanh

Tiki Biswal – quản lý bán hàng tại HubSpot luôn cho rằng, các giá trị cốt lõi là điều không thể thiếu đối với đội ngũ mà ông đang dẫn dắt. Hay nói cách khác, để nhân viên có định hướng rõ ràng, có niềm tin tưởng đối với doanh nghiệp thì người quản lý cần xây dựng được văn hóa kinh doanh cho đội ngũ của mình.

Vậy, làm cách nào để xây dựng văn hóa này? Nếu bạn đang tìm kiếm những bí quyết tạo nên văn hóa kinh doanh đặc trưng này, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo 5 cách thức thực hiện từ tổ chức phát triển lãnh đạo Franklincovey dưới đây:

  • Xác định mục tiêu doanh nghiệp rõ ràng, cụ thể hơn nữa là mục tiêu bán hàng cho toàn nhóm
  • Công nhận sự đóng góp của cá nhân và tập thể, phân tuyến bán hàng và trao quyền tự quyết, chủ động trong xử lý vấn đề với khách hàng.
  • Cho phép sự thất bại, để đội ngũ của bạn thông qua đó học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
  • Cam kết và giữ lời từ những hành động nhỏ nhất như: đến đúng hẹn, họp đúng giờ, gửi báo cáo đúng deadline,…
  • Cuối cùng, nhà quản lý cần khuyến khích các cuộc đối thoại mở 1-1 với nhân viên của mình. Hãy luôn lắng nghe để thấu hiểu những nguyện vọng hay những khúc mắc của nhân viên, để từ đó xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và trên hết, người quản lý có thể đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình mà không sợ bị khiển trách hay phê bình.

Hay Vengreso, một đơn vị chuyên cung cấp giải pháp bán hàng kỹ thuật số, cho biết họ xây dựng văn hóa kinh doanh ngay từ quá trình tuyển dụng nhân sự đầu vào. Khi các nhân viên bán hàng mới gia nhập vào công ty trong ngày đầu tiên, Vengreso sẽ giới thiệu họ đến các nhân viên trong công ty thông qua đường truyền tiếp nhận trực tuyến (VRL).

Mọi người sẽ biết họ là ai, đến từ đâu và gửi lời chào đến người mới bằng màn high-five thân thiện. Tiếp đó giám đốc điều hành Vengreso sẽ giới thiệu và dẫn dắt nhân sự mới làm quen với từng bộ phận. Điều này không chỉ giúp nhân viên bán hàng nhanh chóng hòa nhập với doanh nghiệp mà còn giúp họ dễ dàng thích nghi văn hóa kinh doanh của Vengreso.

Bên cạnh đó, Vengreso đã xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng cho toàn thể đội ngũ trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân sẽ được xem xét thăng chức sau khi làm việc từ 6-18 tháng cho một vị trí nhất định. Mốc thời gian cũng được thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào năng lực cá nhân và kết quả công việc của họ. Điều này sẽ giúp các nhân viên có định hướng và động lực để phát triển sự nghiệp trong doanh nghiệp.

Đồng thời, Venfgreso luôn nỗ lực tạo dựng văn hóa học hỏi để thúc đẩy đội ngũ bán hàng không ngừng nâng cao năng lực và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ ở những vị trí cao hơn.

Các mốc thời gian thăng tiến cho vị trí SDRs tại Vengreso
Các mốc thời gian thăng tiến cho vị trí SDRs tại Vengreso (Nguồn: Vengreso.com)

Điều đặc biệt là sau khi thành công xây dựng văn hóa kinh doanh, Vengreso không chỉ duy trì mà còn thúc đẩy văn hóa phát triển hơn nữa bằng cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho mỗi nhân viên bán hàng.

Theo đó, công ty đã tổ chức một chương mình mang tên “Câu chuyện của tôi”. Mỗi nhân viên sẽ có quyền lựa chọn người hướng dẫn cho mình. Tùy theo mong muốn của nhân viên mà Vengreso triển khai kế hoạch đào tạo 1 trong 3 định hướng dưới đây:

  • Lên kế hoạch xây dựng “câu chuyện” của riêng họ
  • Làm thế nào để diễn giải kế hoạch này thành một “câu chuyện” cá nhân
  • Làm sao để kể câu chuyện đó

Vengreso tin rằng việc hỗ trợ nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân cũng là một trong những thành công để xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.

phần mềm quản lý sale

Giải pháp tăng tỷ lệ chốt sale trong chiến lược của doanh nghiệp

Bên cạnh việc chú trọng đến các yếu tố về con người thì nhà quản lý cũng cần tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu suất bán hàng cho đội ngũ của mình.

Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược bán hàng dài hạn

Việc xây dựng chiến lược bán hàng với tầm nhìn xa sẽ giúp đội ngũ bán hàng có định hướng rõ hơn về công việc, đồng thời cải thiện tốc độ tăng trưởng doanh thu bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể xây dựng chiến lược bán hàng dựa trên các đề xuất sau:

Thứ nhất, nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ thì thay vì bán hàng dàn trải thì tập trung vào thị trường ngách là một chiến lược khôn ngoan. Việc định vị chính xác thị trường ngách tiềm năng và lựa chọn sản phẩm phù hợp sẽ đem lại cho đội ngũ của bạn lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ.

Thứ hai, xây dựng các mạng lưới khách hàng thân thiết với doanh nghiệp bằng cách như: cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng, kết nối và tương tác với khách hàng đa kênh hay đề xuất những ưu đãi, quà tặng cho khách hàng trung thành.

Thứ ba, bạn hãy xem xét và thay đổi kế hoạch phân tuyến bán hàng cho đội ngũ. Hãy phân công nhân sự phụ trách từng nhóm khách hàng sao cho phù hợp và khách quan nhất, từ đó có chiến lược tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc khách hàng hợp lý để tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng.

Điện Máy Xanh – hệ thống siêu thị điện máy hàng đầu Việt Nam đã tung ra hàng loạt chiến lược nhằm giữ chân khách hàng lâu dài. Thay vì thực hiện các chương trình giảm giá để thúc đẩy bán hàng, Điện Máy Xanh chú trọng hơn đến chất lượng, dịch vụ bán hàng và chế độ hậu mãi chu đáo. Đơn cử như việc Điện Máy Xanh triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng từ những trải nghiệm nhỏ nhất như bảo hành qua số điện thoại dễ dàng, tiện lợi, thu cũ đổi mới. Hay chương trình ưu đãi giảm giá 5-10% cho khách hàng thân thiết của Điện Máy Xanh khi mua bất kỳ sản phẩm điện máy nào cũng đã được áp dụng trong suốt nhiều năm qua.

Đối với kế hoạch phân tuyến bán hàng, Điện Máy Xanh chia đội ngũ bán hàng tại siêu thị thành các nhóm nhỏ phụ trách từng dòng điện máy cụ thể như: laptop, tivi, tủ lạnh, máy giặt,… . Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ tiếp tục được phân công tư vấn cho một tệp khách hàng cụ thể dựa vào nhu cầu mua sắm. Nhu cầu này được xác định theo các tiêu chí như giá thành, thương hiệu, tính năng, mục đích sử dụng,… thông qua trao đổi trực tiếp giữa nhân viên với khách hàng. Do được phân tuyến hợp lý, đội ngũ bán hàng của Điện Máy Xanh có thể nhanh chóng tư vấn các sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cấp trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.

Nhờ những chiến lược xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài này mà ngay khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch, Điện Máy Xanh đã nhanh chóng quay trở lại “đường đua” với những thành công vượt trội. Trong quý 1/2022, MWG (Tập đoàn bán lẻ đang sở hữu thương hiệu Điện Máy Xanh) ghi nhận doanh thu hơn 30.000 tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ – trong đó, Điện Máy Xanh supermini (ĐMS) đạt doanh thu hơn 2.700 tỉ đồng, gấp đôi doanh thu so với quý I/2021. Không chỉ vậy, Điện Máy Xanh còn thực hiện mở rộng tập khách hàng mới với chiến lược đầu tư cho cho các hoạt động thúc đẩy bán hàng, hoạt động chăm sóc khách hàng và nâng cấp trải nghiệm mua sắm trong năm 2022.

>> Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh của Thegioididong

Có thể thấy, nếu doanh nghiệp xây dựng và triển khai được các chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ là một trong những yếu tố then chốt đầu tiên giúp đội ngũ bán hàng có thể nhanh chóng đạt được hiệu suất cao.

Tổng quan kết quả kinh doanh quý I năm 2022 của MWG (Nguồn: VnEconomy)
Tổng quan kết quả kinh doanh quý I năm 2022 của MWG (Nguồn: VnEconomy)

Giải pháp 2: Chủ động kết nối với với đội ngũ marketing

Tuy khác nhau trong các thức hoạt động song mối quan hệ giữa bán hàng và marketing luôn cần sự liên kết chặt chẽ. Đội ngũ bán hàng phải chủ động kết hợp với đội ngũ marketing và ngược lại để hướng đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp – đó là tăng trưởng doanh thu và tối ưu lợi nhuận.

Vậy xây dựng mối quan hệ cụ thể như thế nào?

Trước hết, bạn hãy chủ động tạo ra môi trường hợp tác để hai bộ phận có thể dễ dàng tương tác, thấu hiểu nhau hơn. Một trong những phương pháp hiệu quả được các nhà quản lý áp dụng thường là đào tạo nội bộ để hai bên chia sẻ công việc, góc nhìn, tình hình thực trạng công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tổ chức các buổi họp định kỳ mời bộ phận marketing tham gia để giúp họ nắm bắt được thị trường thực tế.

Mặt khác, đội ngũ bán hàng của bạn và bộ phận marketing cần xây dựng sự trao đổi hai chiều, đặc biệt trong việc xử lý dữ liệu khách hàng. Bạn có thể yêu cầu các marketer sàng lọc dữ liệu khách hàng sâu hơn nữa để chọn ra những dữ liệu tiềm năng nhất.

Sau cùng bộ phận bán hàng sẽ tập trung lên phương án để xử lý tập dữ liệu khách hàng này. Nếu quá trình diễn ra thuận lợi, bạn sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí và thời gian cho đội ngũ bán hàng của mình khi loại bỏ được những khách hàng không tiềm năng.

AMIS CRM

Tổng kết

Không ngừng cải thiện hiệu suất bán hàng – ở cả cấp độ cá nhân và đội nhóm – là phương thức tốt nhất để bạn có thể dẫn dắt đội ngũ của mình đạt được những kết quả doanh thu như mong muốn. Các đề xuất là những cách để bạn định hình chiến lược bán hàng dài hạn, nuôi dưỡng, duy trì và gia tăng tỷ lệ chốt sale thành công trong tương lai cho đội ngũ bán hàng.

Tin bài liên quan:

Tác giả: Hoàng Thủy

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả