Kiến thức Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Đặc điểm của phong...

Phong cách lãnh đạo dân chủ là một trong những khái niệm được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Đây là một hình thức quản lý mà người lãnh đạo cần có khi tác động đến những người dưới quyền trong công ty. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

I. Khái niệm phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ là hình thức lãnh đạo mà trong đó, các thành viên của nhóm đều được tham gia vào trong quá trình đưa ra quyết định. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp từ tư nhân đến trường học và cơ quan chính phủ.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì
Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách dân chủ không những tạo điều kiện cho mọi cá nhân được tự do thảo luận và chia sẻ ý tưởng mà còn giúp mọi người bình đẳng trước những công việc tập thể. Tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra hướng dẫn và lựa chọn quyết định cuối cùng.

Trước đó, có ý kiến chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo dân chủ là một trong những cách quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất. Bởi lẽ, nó giúp cải thiện, tăng năng suất làm việc đội nhóm, khả năng đóng góp vào mục đích chung của các thành viên được nâng cao. Đồng thời, tinh thần làm việc và sự gắn kết nội bộ cũng trở nên bền chặt hơn.

II. Phong cách lãnh đạo dân chủ có những đặc điểm gì?

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ bao gồm những điều sau:

1. Người lãnh đạo lắng nghe nhân viên

Đầu tiên, người lãnh đạo sẽ thường xuyên khuyến khích các thành viên trong đội nhóm hay phòng ban của công ty đưa ra ý kiến đóng góp. Mọi người sẽ cùng nhau chia sẻ quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sau cùng người lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định để áp dụng trên diện rộng. 

2. Tăng cường sự tham gia của nhân viên

Tiếp đến là phong cách dân chủ còn tạo môi trường giúp các thành viên, nhân viên dưới quyền được phép tham gia các hoạt động nhiều hơn. Nó không chỉ bao gồm các công việc thường ngày mà còn có thể là những dự án lớn của công ty. 

đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo có phong cách này còn là người luôn biết cách dẫn dắt để thúc đẩy nhân viên sáng tạo, tư duy đổi mới hơn trong công việc. Đặc biệt, họ đề ra chế độ khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích đóng góp xuất sắc.

3. Người lãnh đạo tạo động lực cho nhân viên

Cuối cùng, nếu bạn mong muốn phát triển theo phong cách lãnh đạo dân chủ thì cần đảm bảo sự công bằng, trung thực, sáng tạo, can đảm. Bạn phải có khả năng tuyệt vời về việc khơi nguồn cảm hứng đến với mọi người.

Ngoài ra, bạn cũng sẵn sàng trao quyền và tạo động lực cho nhân viên. Đây là ví dụ điển hình cho cách quản lý thông minh hiện đại. 

Bạn đang không biết nên lãnh đạo doanh nghiệp của mình như thế nào?THAM KHẢO NGAY LÃNH BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS ĐỂ DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

III. Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ 

Phong cách này khuyến khích bạn tham gia vào công việc chung bằng cách gắn kết các thành viên trong nhóm lại và cho họ cảm thấy mình quan trọng. Khi lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ nhân viên, họ sẽ cảm thấy được trân trọng và có ý thức cố gắng hơn.

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ cho phép người đứng đầu tiếp nhận nhiều thông tin đầu vào hơn cho quá trình đưa ra quyết định. Từ đó, lãnh đạo và toàn bộ thành viên nhóm có thể cân nhắc và đưa ra kế hoạch hành động toàn diện, khách quan nhất.
  • Thay vì một mình lãnh đạo đưa ra quyết định, những ý kiến góp ý sẽ mang lại các giải pháp tiềm năng cho doanh nghiệp. Mặc dù quá trình ra quyết định có thể chậm hơn do phải đánh giá lựa chọn song quyết định cuối cùng đưa ra vẫn sẽ đạt hiệu quả cao.
  • Phong cách này hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp ấn tượng. Nó là nền tảng tích cực và lành mạnh để người đứng đầu gi tăng mức độ kết nối và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.
  • Lãnh đạo dân chủ phù hợp với nhiều loại hình môi trường doanh nghiệp. Việc tìm được phong cách lãnh đạo phát huy tôi đa ưu điểm chắc chắn sẽ là một lợi thế giúp lãnh đạo và nhân viên thích ứng với những môi trường làm việc đa dạng.

Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần xây dựng phong cách lãnh đạo để tác động, tập hợp, thu hút đội ngũ đi theo những quyết định, đường hướng mà bạn đề ra. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng để người đứng đầu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay bộ Ebook chuyên sâu hơn về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Bên cạnh những ưu điểm, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

2.1. Làm trì hoãn quá trình đưa ra quyết định

Bạn hoàn toàn có thể nhận thấy sự hạn chế của phong cách lãnh đạo này trong nhiều trường hợp. Các thành viên tham gia thảo luận khó có thể đưa ra nhận định rõ ràng ngay lập tức. Vì vậy, họ thường cần thêm thời gian để đưa ra quyết định.

nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Lãnh đạo dân chủ có thể phải trì hoãn thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng

Khi đó, việc thống nhất có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian. Nó hoàn toàn không phù hợp với những nhiệm vụ mang tính cấp thiết hay cần nắm bắt thời cơ kinh doanh. 

2.2. Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi năng lực của đội ngũ nhân viên

Nếu các thành viên không có đủ nhận thức sâu sắc về vấn đề, họ sẽ đưa ra những giải pháp kém chất lượng, không giải quyết triệt để. Do đó, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ phát huy tốt hơn với đội ngũ được đào tạo chuyên sâu và năng lực đồng đều. 

2.3. Gây ra những tranh luận

Dễ bất đồng quan điểm là hạn chế dễ thấy nhất của phong cách này. Việc có nhiều ý kiến được đưa ra cùng một lúc chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc bàn bạc căng thẳng.

Thậm chí, rất nhiều tình huống những cá nhân vì muốn bảo vệ luận điểm của mình mà gây ra các tranh cãi lớn hơn. Lúc này, người lãnh đạo phải nhanh chóng vào cuộc, tránh để các mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng đến công việc.

IV. Một số ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo dân chủ

1. Henry Ford

Henry Ford là một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất phong cách lãnh đạo dân chủ. Với những triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi hoàn toàn về quan niệm lãnh đạo của giới tư bản trong những năm 20-30 của thế kỷ XX.

Đối với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận thu được, mà là mức độ hài lòng của mỗi người. Sự phát triển của mỗi thành viên trong công ty cũng quan trọng như các con số được ghi trên bản sao kê.

phong cách lãnh đạo dân chủ Henry Ford
Phong cách lãnh đạo của Henry Ford

Nhìn chung, ông đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Cùng với đó, ông cũng quan tâm tới đời sống nhân viên của mình.

Trong công việc, khi thảo luận với nhân viên ông luôn đặt mình ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên đưa ra các ý kiến và tranh luận. Ai cũng có cơ hội được nói, được phân tích và được là chính mình. 

2. Steve Jobs

Steve Jobs ban đầu là một người theo phong cách dân chủ thuần túy. Ông hoàn toàn trao quyền cho nhân viên quyết định. Thông thường, ông chỉ đóng vai trò dẫn dắt và điều phối các buổi thuyết trình để lắng nghe mọi người chia sẻ ý tưởng mới về sản phẩm.

phong cách lãnh đạo dân chủ Steve Jobs
Steve Jobs từng lãnh đạo theo kiểu dân chủ trước khi trở nên độc đoán với các quyết định của mình

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian ông lại có xu hướng thiên về phong cách độc đoán dẫn đến câu chuyện từ chức của chính mình. Mặc dù vậy, sau khi quay lại với Apple, ông đã chuyển đổi tích cực và quay trở lại với phong cách dân chủ của mình.

Những  người được ông mời về làm việc sẽ có quyền đưa ra ý kiến của mình và tự phát triển bản thân. Trong một những quyết định quan trọng của mình, Steve Jobs đã sẵn sàng để cho các cộng sự của mình thống nhất thực hiên, còn mình sẽ theo dõi và cố vấn vào những lúc cần thiết.

V. Kết luận 

Bên trên là bài viết về phong cách lãnh đạo dân chủ, đặc điểm và các ví dụ thành công nổi tiếng nhất với phong cách này. Qua đó, hy vọng đã có thêm những kiến thức hữu ích để ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp của mình. Hãy luôn cố gắng trau dồi và lựa chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp nhất. Chúc bạn thành công! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Câu hỏi thường gặp
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ là hình thức lãnh đạo mà trong đó, các thành viên của nhóm đều được tham gia vào trong quá trình đưa ra quyết định. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp từ tư nhân đến trường học và cơ quan chính phủ.
    Lắng nghe nhân viên. khuyến khích ý kiến của nhân viên, Tạo động lực cho nhân viên
    Henry Ford, Steve Jobs,