Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay, Amazon.com đã trở thành Website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với giá trị khoảng 685 tỷ USD, cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia. Vậy yếu tố chính góp phần dẫn đến sự thành công này là gì? Đó là việc áp dụng thành công mô hình kinh doanh B2B của Amazon. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây.
I. Giới thiệu khái quát về Amazon
Amazon là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, truyền phát kỹ thuật số và thương mại điện tử. Vào ngày 5 tháng 7 năm 1994, Jeff Bezos thành lập công ty ban đầu hoạt động như một nhà phân phối sách trực tuyến sau này trở thành Amazon.
Từ một nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) tương đối đơn giản, Amazon đã phát triển thành hệ sinh thái số phức tạp. Amazon mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực và sản phẩm khác như: đồ điện tử, thời trang, thực phẩm, nội thất, trò chơi video, đồ chơi, trang sức, … Trong vài năm gần đây, Amazon tiếp tục lấn sân qua thanh toán, vận chuyển, dược phẩm, truyền thông & nhãn hàng tiêu dùng bằng việc đầu tư vào công nghệ thông qua R&D hoặc mua lại.
Mặc dù Amazon bán rất nhiều thứ từ các công ty con, nhưng mô hình kinh doanh cốt lõi chủ yếu dựa trên nền tảng sàn Thương mại Điện tử (TMĐT). Amazon bán sản phẩm trên nền tảng TMĐT nhưng cũng cho phép “người bán bên thứ ba” bán cho người tiêu dùng. Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Amazon đã trở thành nền tảng TMĐT lớn nhất thế giới khi sở hữu Website Amazon.com.
Ngoài ra, Amazon được Fortune vinh danh là công ty Internet lớn nhất thế giới tính theo doanh thu vào năm 2018. Theo CNBC, vào năm 2019, Amazon là công ty tư nhân lớn thứ hai tại Hoa Kỳ. Gần đây nhất, theo Interbrand, Amazon đảm nhiệm vai trò là thương hiệu giá trị đứng thứ hai thế giới với 249,249 triệu USD.
Amazon áp dụng thành công mô hình kinh doanh B2B (Business to Business: giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau) thông qua một số dịch vụ mới, mở rộng ra ngoài thị trường bán lẻ để thu hút các doanh nghiệp. Dịch vụ này chủ yếu cung cấp đồ dùng văn phòng, các thiết bị công nghiệp và đồ thí nghiệm cho các công ty.
II. Các yếu tố trong mô hình kinh doanh B2B của Amazon
Amazon kết hợp hoàn hảo ba yếu tố để xây dựng một nền tảng mô hình kinh doanh B2B hoàn hảo cho công ty đó là: thương hiệu – khách hàng – công nghệ. Ngoài trụ sở chính tại Mỹ và trang bán hàng trực tuyến riêng cho Mỹ, “ông lớn” Amazon còn thiết kế các Website với giao diện phù hợp dành riêng cho các quốc gia khác để phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
1. Giao diện phù hợp thúc đẩy mua hàng
Amazon.com là Website dành riêng cho thị trường Mỹ cũng là trang bán lẻ hàng đầu thế giới với hàng triệu người từ 220 quốc gia sử dụng. Nhờ vậy, Amazon.com là nền tảng khổng lồ với đầy đủ các mặt hàng trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, Amazon.com tiếp cận với khách hàng, thực hiện giao dịch kết nối các doanh nghiệp trên toàn cầu thông qua hình thức trực tuyến thông minh và hiện đại.
Giao diện Website Amazon.com được thiết kế cực kỳ đơn giản cả về bố cục lẫn màu sắc. Cách làm này của Amazon chủ yếu tập trung vào những sản phẩm chính, tạo ra nội dung thu hút khách hàng. Khi quan sát giao diện trang Web Amazon.com, chúng ta dễ nhận thấy có tới 60% diện tích trang hiển thị các sản phẩm tham khảo cho từng khách hàng. Giao diện đa dạng và hấp dẫn này dễ khiến khách hàng “click” chuột và bị thuyết phục chi tiền mua sản phẩm.
Chỉ cần gõ từ tìm kiếm trên giao diện Web Amazon.com, người dùng sẽ thấy ngay sản phẩm mà mình quan tâm ở vị trí trung tâm với mục đích phục vụ cho việc mua sắm diễn ra nhanh chóng. Tất nhiên cửa hàng truyền thống rất khó làm tốt như trang Web bán hàng trực tuyến. Sở hữu giao diện Website phù hợp thúc đẩy mua hàng, Amazon đã theo dõi và phân tích rất kỹ lịch sử truy cập của người dùng, từ đó phân loại mặt hàng họ yêu thích và trưng bày thêm những mặt hàng liên quan.
2. Tài khoản doanh nghiệp quản lý người dùng
Để bán được hàng trên sàn TMĐT Amazon.com, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tạo cho mình một tài khoản bán hàng. Hiện tại, Amazon cung cấp cho người bán hai loại tài khoản kinh doanh, đó là tài khoản cá nhân và tài khoản chuyên nghiệp.
Cụ thể, tài khoản cá nhân phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ chưa đủ lớn để đáp ứng nguồn hàng. Sử dụng tài khoản quản lý này, doanh nghiệp không phải trả bất kỳ phí dịch vụ nào hàng tháng, vì nó miễn phí nên có một số hạn chế chỉ được bán tối đa 40 sản phẩm trên trang hàng. Khi có đơn đặt hàng, người bán phải chi trả $0,99/đơn cho Amazon. Ngoài ra, người dùng có thể sẽ phải trả thêm một số phí khác cho mỗi đơn hàng được chốt theo quy định của Amazon.
Trong khi đó, tài khoản chuyên nghiệp phù hợp với nguồn hàng tự sản xuất hoặc hợp tác với một đơn vị sản xuất khác. Với tài khoản này, doanh nghiệp sẽ phải trả $39,99/tháng để duy trì. Sử dụng tài khoản chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng dịch vụ FBA, đăng ký bản quyền thương hiệu, tham gia các loại hình quảng cáo khác nhau,… Đặc biệt, doanh nghiệp không bị giới hạn số lượng hàng bán đi. Hơn nữa, Amazon còn tạo điều kiện và đánh giá cao sản phẩm của gian hàng nếu sản phẩm được khách hàng chứng minh chất lượng.
3. Thị trường nhiều người bán
Kể từ năm 2017, có 3.3 triệu người bán hàng mới đã tham gia vào thị trường Amazon trên toàn thế giới – tương đương mỗi ngày có thêm 3.718 người bán mới. Trong đó, người Mỹ, Anh, Ấn Độ chiếm hơn phân nửa trong tổng số người bán mới. Theo nhiều chuyên gia phân tích, hơn 1 triệu người đã tham gia vào thị trường thương mại điện tử ở Mỹ, tiếp đến là Ấn Độ với 400.000 người bán mới và Anh với con số lên đến 300.000 người.
Yếu tố thị trường nhiều người bán cho phép khách hàng có thể xem nhiều ưu đãi trên một trang sản phẩm để dễ dàng so sánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất và dịch vụ mà khách hàng mong đợi.
Amazon.com là kênh bán hàng uy tín được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cho rằng đây chính là mảnh đất màu mỡ để phát triển kinh doanh. Bởi người bán đăng ký gian hàng trên hệ thống và chỉ cần trả một khoản phí rất thấp so với việc thuê mặt bằng truyền thống nhưng vẫn có thể bán được hàng, đem lại lợi nhuận và mang tính ổn định lâu dài.
4. Sản phẩm độc quyền, giá và chiết khấu cao
Với số lượng chủng loại đáng kinh ngạc như vậy, chưa nói đến các mặt hàng riêng lẻ, câu hỏi đặt ra là tất cả những sản phẩm trên Amazon.com đến từ đâu? Đó là những sản phẩm tiêu chuẩn tại kho hàng của Amazon hoặc thỏa thuận với nhà sản xuất vận chuyển hàng hóa đến Amazon, giao trực tiếp cho khách hàng khi có đơn đặt hàng.
Mô hình kinh doanh B2B của Amazon không chỉ phụ thuộc vào việc đưa ra mức giá thấp nhất mà còn xây dựng mức giá linh hoạt theo biến động của thị trường. Amazon luôn theo dõi giá trên Website để tiến hành điểm giá của mình và mức giá của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra mức giá phù hợp, tăng tính cạnh tranh trên sàn TMĐT.
Thực tế, hệ thống bán lẻ trực tuyến áp dụng giá thấp nhất dành cho các sản phẩm phổ biến, trong khi đó các sản phẩm chuyên dụng, ít phổ biến hơn sẽ có giá cao và đem lại lợi nhuận lớn cho Amazon.
Amazon thực hiện nhiều thay đổi về giá mỗi ngày, họ có thể thay đổi giá 15-20% sản phẩm của họ. Họ còn định giá theo cung cầu, khi nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng thì giá bán cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, điều chỉnh giá theo mùa cũng đem lại nguồn doanh thu lớn cho Amazon. Ví dụ, với một số sản phẩm đặc thù chỉ được sử dụng trong Giáng Sinh sẽ được bán với giá cao hơn trong mùa Giáng Sinh.
5. Giao dịch mua hàng miễn thuế
Là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon giúp khách hàng giảm chi phí mua hàng và giao dịch thấp hơn so với các phương thức giao dịch truyền thống. Với Amazon, khách hàng chỉ đơn giản là mua hàng trên nền tảng Amazon.com; các đối tác đóng vai trò hỗ trợ thu mua và vận chuyển hàng. Cách làm như vậy sẽ mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng hạn chế những khía cạnh giao hàng và đổi trả đầy rủi ro trong mua sắm trực tuyến. Dù là sản phẩm do Amazon phân phối hay sản phẩm từ các đối tác khác, khách hàng vẫn tin tưởng và cảm thấy rằng họ mua hàng từ chính Amazon.
Không chỉ vậy, Amazon còn áp dụng chính sách “giao hàng miễn phí trong hai ngày” với các đối tác bán hàng, đặc biệt thống nhất quy trình đổi trả hàng. Hai trạng thái này đều nhằm mục đích tạo niềm tin cho khách hàng khi mua bất kỳ mặt hàng nào trên Amazon. Rõ ràng, nếu Amazon để các đối tác tự do bán hàng thì sẽ không có tính nhất quán và khó có được sự yên tâm từ khách hàng.
III. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM
Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:
- Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
- Làm sao để quản lý đội ngũ sale, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
- Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
- Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing, Kế toán và Bán hàng?
Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:
– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát
– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp sale thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số
– Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng
– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:
– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.
– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.
– Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.
Khi sử dụng MISA AMIS CRM:
- Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
- Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
- Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
- Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn
Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.
>> Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM tại đây:
IV. Kết luận
Cho đến thời điểm hiện tại, dễ dàng nhận thấy mô hình kinh doanh B2B của Amazon vẫn đang nổi trội và thống lĩnh thị trường TMĐT. Từ bài phân tích các yếu tố mô hình kinh doanh B2B của Amazon nêu trên, MISA AMIS hi vọng các anh/ chị đã nắm được toàn bộ nội dung quan trọng này và áp dụng thành công mô hình B2B vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.