Quản trị nhân sự là gì? Vai trò của ngành quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

07/04/2022
1565

Ngành quản lý nhân sự là ngành đào tạo khá phổ biến trong các trường đại học với cơ hội nghề nghiệp tương đối rộng mở. Trong doanh nghiệp, có thể nói, những người làm quản trị nhân sự giữ vai trò cốt cán trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ mang tới góc nhìn tổng quan về định nghĩa, vai trò cũng như giải pháp để tối ưu nghiệp vụ quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Ngành quản lý nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự, quản lý nhân sự hay quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) là định nghĩa chỉ công việc liên quan tới tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý và hiệu quả nhất trong doanh nghiệp.

Đây là nghiệp vụ tương đối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất kể lĩnh vực nào. Bởi yếu tố nguồn lực là yếu tố đem lại giá trị thực sự cho công ty. 

Từ định nghĩa này, có thể rút ra được rằng ngành quản trị nhân sự sẽ chuyên đào tạo các kiến thức và kỹ năng thực tiễn liên quan tới việc quản trị con người. Nhân sự ngành này phải làm việc và tiếp xúc thường xuyên với rất nhiều người, với phong cách làm việc và tính cách khác nhau. 

Ngoài ra, các cán bộ quản lý nhân sự cũng cần có hiểu biết đa lĩnh vực và kỹ năng quản lý tốt. Bởi vậy, ngành học này sẽ mở rộng đa dạng kiến thức về quản trị học, khoa học xã hội và nhân văn, quản trị tài chính, quản trị chiến lược, quản trị marketing,… cùng rất nhiều môn học liên quan tới lao động, tiền lương,… 

2. Vai trò của ngành quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Với sự hỗ trợ kể trên, có thể nói, bộ phận quản lý nhân sự đóng góp không nhỏ trong quá trình vận hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trở nên đồng bộ, ổn định. Các cán bộ quản trị nhân sự đảm nhiệm trọng trách thực thi các nhiệm vụ, quy định nhằm bảo đảm các phòng ban nói riêng và doanh nghiệp nói chung hoạt động một cách trơn tru. 

Bộ phận quản trị nhân sự sẽ là những người trực tiếp kiểm tra nhân lực. Quá trình kiểm tra này có thể thông qua các nghiệp vụ như quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, đánh giá kết quả lao động,… Qua đó, các cán bộ nhân sự sẽ có cơ sở để đề xuất, kiến nghị những chính sách phù hợp về lương thưởng, phụ cấp nhằm thúc đẩy năng suất của nhân viên cũng như toàn bộ doanh nghiệp. Không chỉ quản lý ứng viên, nhân viên, các cán bộ quản lý nhân sự cũng sẽ có nhiệm vụ giám sát lãnh đạo.

vai trò của người quản lý nhân sự

Bên cạnh chịu trách nhiệm đưa ra chính sách và quản lý nhân lực, các cán bộ làm trong ngành quản lý nhân sự còn là cầu nối giữa cấp lãnh đạo với nhân viên và giữa người lao động trong doanh nghiệp. Các cán bộ này sẽ là người đứng ra báo cáo và tư vấn cho cấp trên nếu nếu tổ chức xuất hiện tình trạng tiêu cực, đi xuống. 

3. Nhiệm vụ và kỹ năng cần có của cán bộ ngành quản lý nhân sự 

3.1. Nhiệm vụ của cán bộ quản trị nhân sự 

Bộ phận quản lý nhân sự trong doanh nghiệp hiện nay thường đảm nhận rất nhiều chức năng, cụ thể như:

  • Tuyển dụng lao động: bao gồm các nghiệp vụ như thu hút ứng viên, đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn và đánh giá ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp; 
  • Đào tạo nhân lực: đưa ra kế hoạch và triển khai nội dung, hình thức đào tạo nhân viên theo từng vị trí để đáp ứng yêu cầu và xu hướng phát triển của doanh nghiệp; 
  • Phân tích và tổ chức thực hiện công việc: phân tích tính chất công việc, tổ chức và điều chỉnh, phân bố nguồn lực tới từng bộ phận, phòng ban sao cho phù hợp và hiệu quả nhất; 
  • Quản lý hồ sơ nhân viên: lưu trữ, cập nhật và quản lý thông tin cá nhân của từng người lao động trong doanh nghiệp; 
  • Chấm công, tính lương và quản lý các chế độ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động (BHXH, BHTN,…)
  • Gây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp: đề xuất và triển khai các hoạt động gắn kết, chương trình sinh hoạt, teambuilding để xây dựng văn hóa của công ty. 

Bên cạnh các nhóm chức năng chính này, các nhà quản trị nhân lực ngày nay cũng còn đảm nhiệm các chức năng khác như đánh giá hiệu quả lao động của nhân viên (thông qua các bộ chỉ số như KPIs, OKRs, BSC,…). Đây cũng là căn cứ để xét duyệt các chế độ lương thưởng và là nền tảng để các lãnh đạo bổ nhiệm nhân lực hợp lý hơn. 

nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhân sự
Nhiệm vụ của cán bộ quản trị nhân sự rất đa dạng

3.2. Các kỹ năng cần có để trở thành quản lý nhân sự 

Công việc quản trị về con người này trên thực tế không phải công việc đơn giản. Bởi nó đòi hỏi người cán bộ đáp ứng khá nhiều nhóm kỹ năng như:

  • Kỹ năng chuyên môn: gồm các kỹ năng như quản trị, hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, dự báo nhu cầu nhân lực, nắm bắt tâm lý, hiểu biết đa ngành,… 
  • Kỹ năng giao tiếp: cần có sự khéo léo, giao tiếp tốt, biết cách ứng xử và giải quyết vấn đề tạo mối quan hệ tốt với mọi nhân viên, từ đó dễ dàng quản lý và giải quyết khi có vấn đề phát sinh.
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: để phục vụ quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội bộ cũng như thuyết phục ứng viên khi tuyển dụng, thuyết phục cấp trên với các đề xuất của phòng nhân sự. 
kỹ năng cần có khi theo ngành quản lý nhân sự
Cán bộ ngành quản trị nhân sự sẽ cần kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán để tác nghiệp hiệu quả

Ngoài 3 nhóm kỹ năng trên, một số kỹ năng thiết yếu mà nhân sự ngành quản lý nhân sự cũng có thể trau dồi như kỹ năng giải quyết vấn đề; khả năng lắng nghe, thấu hiểu; kỹ năng đọc vị người đối diện;…

4. Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị quản trị nhân sự 

Tương tự như nhiều ngành, nghề “hot” khác, quản trị nhân sự cũng là một ngành có cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở. Một số vị trí công việc phổ biến với mức lương hấp dẫn có thể kể tới như: 

  • Hành chính nhân sự: với các nhóm công việc như lễ tân của công ty, nhân viên phòng nhân sự,… Các vị trí này thường tương đối nhẹ nhàng, không quá phức tạp và thu nhập ổn định, ít chịu tác động bởi ngoại cảnh.
  • Chuyên viên quản lý đào tạo: dành cho các nhân sự có khả năng truyền đạt tốt, chuyên đảm nhận các chương trình đào tạo hàng kỳ của doanh nghiệp. 
  • Chuyên viên tuyển dụng: gồm các nhóm công việc liên quan đến tuyển dụng như lên kế hoạch tuyển dụng, phỏng vấn, đánh giá ứng viên,… 
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ: công việc chủ yếu liên quan tới nội bộ doanh nghiệp, khéo léo xử lý các vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các phòng ban,… 
  • Total Rewards: cán bộ quản lý lương thưởng và phúc lợi của nhân sự trong doanh nghiệp. 

5. Nâng cao chất lượng quản trị nhân sự trong thời đại công nghệ 4.0 

Trước đây, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, nghiệp vụ quản trị nhân sự thường phát sinh rất nhiều giấy tờ và thủ tục khiến quá trình quản trị thường khá cồng kềnh và phức tạp. Các nghiệp vụ chấm công, tính lương,… chỉ dừng lại ở file Excel và giấy in bản cứng. 

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển những năm gần đây, rất nhiều nền tảng quản trị đã ra đời giúp nghiệp vụ quản lý nhân sự trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp như vậy có thể tham khảo hệ sinh thái hợp nhất AMIS HRM với bộ 6 công cụ, bao quát mọi chức năng trong nghiệp vụ quản trị nhân sự như: 

  • Thu hút và tuyển dụng nhân tài; 
  • Quản lý thông tin nhân sự; 
  • Tự động hóa các thủ tục chấm công, tính lương; 
  • Đánh giá năng lực và hiệu suất làm việc; 
  • Đào tạo và xây dựng đội ngũ kế cận. 

Đăng ký trải nghiệm AMIS HRM hoàn toàn miễn phí

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả