Competitive advantage là một trong những thuật ngữ phổ biến của quản trị chiến lược. Cũng giống như một chiến lược quân sự, lợi thế cạnh tranh là yếu tố giúp doanh nghiệp “chiến thắng” trong cuộc đua với các đối thủ. Vậy competitive advantage là gì? Nó có những đặc trưng, ý nghĩa gì và doanh nghiệp làm thế nào để xác định được lợi thế cạnh tranh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Competitive advantage là gì?
Competitive advantage (lợi thế cạnh tranh) là yếu tố hoặc đặc điểm mà một doanh nghiệp sở hữu, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra giá trị vượt trội so với các đối thủ trong cùng ngành hoặc thị trường. Lợi thế cạnh tranh cho phép doanh nghiệp duy trì sự khác biệt, thu hút khách hàng và đạt được lợi nhuận cao hơn hoặc duy trì vị thế dẫn đầu trong dài hạn.
Lợi thế này có thể được xây dựng từ nhiều yếu tố như chi phí thấp, chất lượng vượt trội, đổi mới sáng tạo hay sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng,…
Tặng bạn ấn phẩm MISA Collections 02: Xây dựng và thẩm định kế hoạch kinh doanh 2025
2. Ý nghĩa & đặc trưng nổi bật của competitive advantage
- Lợi thế cạnh tranh gồm cơ cấu chi phí, chất lượng dịch vụ sản phẩm, thương hiệu, mạng lưới phân phối, sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng.
- Lợi thế cạnh tranh mang lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp đó.
- Lợi thế cạnh tranh càng mạnh, càng bền vững, đối thủ càng khó bắt kịp hay vượt qua doanh nghiệp của bạn.
- Doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh. Đồng thời, nhà quản lý có thể tập trung nguồn lực, tăng hiệu quả ROI, giảm tải chi phí không cần thiết và xác định rõ ràng nguồn doanh thu chính.
Xem thêm: Top 17 phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất 2024
3. Phân loại lợi thế cạnh tranh
Nhà chiến lược thiên tài Michale Porter đã phân biệt hai loại cạnh tranh cơ bản. Theo ông, có 2 loại lợi thế cạnh tranh cơ bản mà các doanh nghiệp đang áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Chúng bao gồm:
- Lợi thế cạnh tranh về tạo sự khác biệt: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, có tính năng, chất lượng nổi bật, giúp tạo ra giá trị vượt trội và dễ dàng chiếm lĩnh lòng tin khách hàng.
- Lợi thế cạnh tranh về tính chi phí thấp: Doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn so với đối thủ nhưng vẫn duy trì lợi nhuận.
Xem thêm: Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp như thế nào?
4. Yếu tố ảnh hưởng đến competitive advantage
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Điều quan trọng là, một khi đã xác định nhân tố ảnh hưởng đến competitive advantage là gì doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra chính sách khắc phục.
Việc này phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để hạn chế sự tác động của môi trường kinh doanh đến công ty. Có một số yếu tố thường thấy sau:
4.1 Tác động bên ngoài
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì hoặc phát triển lợi thế cạnh tranh. Các yếu tố bên ngoài chủ yếu bao gồm:
Môi trường kinh tế
Nền kinh tế phát triển thì cũng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát đạt. Ngược lại, nền kinh tế không ổn định và có dấu hiệu suy thoái sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Bởi lẽ, tình hình chung khiến người tiêu dùng cẩn thận trong hành vi mua hàng và thắt chặt chi tiêu.
Môi trường xã hội
Chỉ khi bạn đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của mỗi khách hàng thì lượng khách hàng trung thành mới được mở rộng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý và đưa ra giải pháp riêng.
Môi trường công nghệ
Ngày nay, mỗi một sản phẩm được tạo ra đều sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố công nghệ. Thêm vào đó, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số hợp lý.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp doanh nghiệp hội nhập, cải thiện năng suất, giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh.
Môi trường chính trị – pháp luật
Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng sẽ được điều phối dưới sự quản lý của pháp luật. Dó đó, các cấp quản lý phải có sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin chính sách. Như vậy, doanh nghiệp mới giành được các lợi thế tốt cùng lúc với việc giảm thiểu những rủi ro bất ngờ.
4.2 Tác động bên trong
Năng lực Marketing
Đội ngũ nhân viên phụ trách Marketing cần có trình độ chuyên môn giỏi kèm theo năng lực xử lý các tình huống truyền thông. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có tiềm lực để đề ra các giải pháp tiếp cận khách hàng ngày càng tối ưu hơn.
Năng lực nhân sự
Lực lượng nhân sự có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu cho công việc. Nếu đội ngũ của bạn có thể học hỏi khoa học công nghệ và vận dụng linh hoạt vào thực tế thì sẽ đem lại một lợi thế to lớn cho doanh nghiệp đó.
Năng lực thích nghi với công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu của kinh doanh. Doanh nghiệp cần áp dụng kĩ thuật hiện đại để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Cùng với đó, thương hiệu thành công tạo nên sự khác biệt so với những đối thủ cùng loại trên thị trường.
Năng lực quản lý, tổ chức tốt của doanh nghiệp
Phẩm chất, năng lực của người quản lý, đội ngũ cấp cao đóng vai trò quyết định một công ty. Bởi họ chính là những người trực tiếp điều hành, triển khai, đánh giá hiệu quả công việc phát triển sản phẩm.
MISA tặng bạn: 70+ mẫu quy trình đầy đủ cho các phòng ban trong doanh nghiệp
5. Cách xây dựng, tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp
Để xây dựng lợi thế cạnh tranh hiệu quả đòi hỏi người đứng đầu phải xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cần nhận diện đối thủ cạnh tranh và xác định nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm. Dưới đây là một số chiến lược xây dựng lợi thế cạnh tranh phổ biến, hiệu quả hiện nay.
Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược này được hiểu là cách doanh nghiệp duy trì mức chi phí thấp nhất trong ngành hoặc trên thị trường hoạt động. Những đặc điểm mà các công ty theo đuổi chiến lược này cần có:
- Đầu tư công nghệ mới nhằm cắt giảm chi phí.
- Nền tảng chi phí đầu vào thấp: nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị…
- Quy trình vận hành đạt hiệu quả tốt.
Rủi ro khi áp dụng chiến lược này nằm ở việc có rất nhiều công ty khác cũng tiếp cận được nguồn lực, đầu vào giá rẻ. Những đối thủ trên hoàn toàn có khả năng sao chép chiến lược hoạt động của công ty bạn.
Để làm rõ hướng đi trong tương lai, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi trọng yếu. Liệu bạn có thể tiếp tục duy trì chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hiện tại? Nếu các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện trong cuộc đua thì doanh nghiệp sẽ ứng phó ra sao?
Chiến lược tập trung
Thông thường, các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này sẽ tấn công vào thị trường ngách. Thị trường ngách có phân khúc khách hàng nhỏ và sở hữu nhiều đặc điểm riêng khác biệt so với các phân khúc lớn hơn.
Lợi thế cạnh tranh của những công ty này được xây dựng dựa trên việc thấu hiểu sâu sắc đặc điểm của thị trường. Từ đó, họ cung cấp dịch vụ phù hợp với các đặc thù đó.
Tuy nhiên, tập trung vào một thị trường nhỏ chưa hẳn là kế hoạch an toàn. Vì các công ty lớn với nguồn lực tốt hơn vẫn hoàn toàn có thể tấn công vào những phân khúc này.
Do đó, chiến lược tập trung được phân chia thành hai chiến lược con: “Chiến lược tập trung dựa vào sự khác biệt hoá” và “Chiến lược tập trung dựa vào nền tảng chi phí thấp”. Việc đi theo chiến lược nào là phụ thuộc vào điểm mạnh và năng lực của công ty bạn.
Michael Porter khuyên các công ty không nên theo đuổi nhiều chiến lược cùng lúc. Mỗi chiến lược sẽ áp dụng với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau và không có khuôn mẫu tiếp cận.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy thử dùng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty, cơ hội và thách thức của thị trường. Khi đó, việc áp dụng mỗi kiểu chiến lược sẽ được đánh giá đúng và có khả năng thành công cao nhất.
Chiến lược khác biệt hoá
Khác biệt hóa nghĩa là làm cho sản phẩm, dịch vụ công ty bạn hấp dẫn, khác biệt hơn đối thủ cạnh tranh. Chúng có thể là hình thức, độ bền, chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu, tính năng,… Những yêu cầu cơ bản để công ty áp dụng thành công chiến lược này là:
- Có khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao
- Có quy trình nghiên cứu, phát triển và đổi mới dịch vụ, sản phẩm tốt
- Có hoạt động tiếp thị hiệu quả, đảm bảo khách hàng cảm nhận khác biệt và lợi ích mà nó mang lại.
Để kế hoạch thành công thì doanh nghiệp phải nêu rõ lợi ích mà công ty mang đến. Những lợi ích đó phải nổi bật, vượt trên hơn cả đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải lan tỏa thông điệp về lợi thế của mình trong những hoạt động tiếp xúc với khách hàng. Điều này giúp truyền bá điểm ưu việt của sản phẩm qua các hoạt động như chăm sóc khách hàng, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng.
6. Tận dụng sức mạnh công nghệ nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ số, sự phát triển không ngừng của các công nghệ mới đã thay đổi hành vi, nhu cầu của khách hàng và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Công nghệ giống như một chiếc bàn đạp vững chắc giúp doanh nghiệp tạo ra sự đổi mới, tối ưu hóa các quy trình và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu đứng ngoài cuộc, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro, bao gồm đánh mất khách hàng vào tay đối thủ, thua kém trong việc tối ưu chi phí, khó duy trì sự linh hoạt trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Tiên phong trong việc xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu toàn bộ hoạt động vận hành để nâng cao lợi thế cạnh tranh, MISA AMIS cung cấp một giải pháp toàn diện từ quản lý Tài chính, Nhân sự, Marketing – Bán hàng cho đến quản lý Công việc – Dự án, Quy trình, Tài sản,…
Với khả năng tự động hóa các quy trình công việc, cung cấp các báo cáo quản trị chi tiết, MISA AMIS giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và kiểm soát các hoạt động trong toàn bộ hệ thống, từ đó đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.
Nền tảng này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể linh hoạt và chủ động trong việc đối phó với các thay đổi của thị trường, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững trong một thế giới ngày càng số hóa và kết nối mạnh mẽ.
Hơn 250.000+ doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Austdoor, Công ty cổ phần Sách Alpha, Công ty Cổ phần LANDCO, Công ty Cổ Phần Viglacera Hạ Long, Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á Châu, CTCP Dược phẩm Mediplantex,… và nhiều doanh nghiệp khác đã lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp MISA AMIS để tối ưu toàn bộ hoạt động vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Dùng thử và khám phá sức mạnh phần mềm MISA AMIS được phát triển bởi MISA JSC với 30 năm kinh nghiệm tại đây:
- Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
- Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
- Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
- Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia
7. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin giải thích thuật ngữ competitive advantage là gì, đặc trưng, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể nắm bắt kiến thức về xây dựng lợi thế cạnh tranh. Từ đó, áp dụng chiến lược cạnh tranh phù hợp với loại hình hoạt động của doanh nghiệp mình.