Các doanh nghiệp, tổ chức có được dùng hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân hay không? Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cá nhân và doanh nghiệp gồm những nội dung nào? Mời doanh nghiệp cùng amis.misa.vn tìm hiểu các thông tin cần thiết trong bài viết sau đây.
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Theo đó, chúng có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất
2. Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Việc nhận biết các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp soạn thảo được một bản hợp đồng hợp lý và thỏa đáng cho các bên tham gia.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa | |
Có tính ưng thuận |
|
Có tính đền bù |
|
Có tính song vụ |
|
Về chủ thể |
|
Về hình thức |
|
Về đối tượng |
|
II. Doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng mua bán hàng hóa với cá nhân không?
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Theo đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, thì hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo quy định của pháp luật thương mại nếu như chủ thể này lựa chọn áp dụng pháp luật thương mại.
Theo những quy định nêu trên, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp, công ty được phép ký hợp đồng mua bán với các cá nhân đủ năng lực dân sự và với các loại hàng hóa mà pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng mua bán 2 bên cần chọn đúng loại hợp đồng để áp dụng. Phải có đầy đủ nội dung thỏa thuận giữa 2 bên: thỏa thuận về việc mua, bán, giá cả, hình thức thanh toán… Tất cả nên được quy định thật chi tiết để tránh những tranh chấp xảy ra sau này.
III. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân và doanh nghiệp
1. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân và doanh nghiệp
Theo quy định của Điều 24 Luật Thương mại 2005, Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng các hình thức sau đây:
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó, chẳng hạn như các hợp đồng có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Đối với hợp đồng được lập bằng văn bản: thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như email, fax…
Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói: Hai bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ bằng miệng, có thể mời người làm chứng. Tuy nhiên đây là hình thức hợp đồng rất rủi ro vì khi có tranh chấp rất khó có chứng minh được thỏa thuận của hai bên.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hành vi: Hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng. Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành trả tiền. Đây cũng là hình thức hợp đồng mang lại nhiều rủi ro, do đó ít được doanh nghiệp sử dụng.
2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân và doanh nghiệp
Nội dung của hợp đồng chủ yếu là nội dung thỏa thuận của các bên, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó phải có các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật, nội dung hợp đồng càng chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện hợp đồng cũng như khi có tranh chấp xảy ra cảng dễ xử lý bấy nhiêu.
Những nội dung cơ bản trong hợp đồng bao gồm: Tên gọi của hàng hóa; Số lượng hàng hóa; Giá cả; Chất lượng hàng hóa; Thời gian, địa điểm giao hàng, nhận hàng; Phương thức thanh toán; Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Giải quyết tranh chấp;…
Mặc dù nội dung hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận với nhau nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội.
3. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân và doanh nghiệp
Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và cá nhân thông dụng hiện nay. Doanh nghiệp có thể tham khảo và nhấn vào chữ bên cạnh để: TẢI VỀ.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: …../…../HĐM
Căn cứ:
– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 và các văn bản pháp luật liên quan;
– Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
– Nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , Tại ……
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Tên người bán: ……………………………………………………
CMND/CCCD: …..……………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Email: ………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………
BÊN MUA (Bên B)
Tên người mua: …………………………………………………
CMND/CCCD: …..……………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Email: …………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều khoản như sau:
Điều 1: TÊN HÀNG – SỐ LƯỢNG – CHẤT LƯỢNG – GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Bao gồm:
- Tên hàng hoá
- Số lượng hàng hóa
- Các yêu cầu về chất lượng hàng hóa như mẫu mã, kích thước, màu sắc,…
- Tổng giá trị hàng hóa
Điều 2: THANH TOÁN
- Phương thức thanh toán
Điều 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG
- Thời gian giao hàng
- Địa điểm giao hàng
- Cách thức giao hàng
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
- Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Bên mua có trách nhiệm thanh toán và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận
Điều 5: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀNG HÓA
- Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.
- Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: NGỪNG THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
1. Bên B có bằng chứng về việc bên A lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
2. Bên B có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên B có bằng chứng về việc bên A đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên A đã khắc phục sự không phù hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên B đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên A thì bên B phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7: ĐIỀU KHOẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
- Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.
Điều 8: BẤT KHẢ KHÁNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Bất khả kháng nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, một trong các Bên vẫn không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này; gồm nhưng không giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, can thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thông vận tải và các sự kiện khác tương tự.
- Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải không chậm trễ, thông báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu tổn thất, thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
- Trừ trường hợp bất khả kháng, hai bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội dung của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc từ bất kỳ bên nào, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự giải quyết được, hai bên thống nhất đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Phán quyết của tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu toàn bộ các chi phí giải quyết tranh chấp.
Điều 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và tự động thanh lý hợp đồng kể từ khi Bên B đã nhận đủ hàng và Bên A đã nhận đủ tiền.
- Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của hai bên. Mọi sự bổ sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của hai bên.
- Trừ các trường hợp được quy định ở trên, Hợp đồng này không thể bị hủy bỏ nếu không có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách nhiệm liên quan tới phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
- Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Xem thêm các nội dung liên quan
>>> Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
>>> Phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?
>>> Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.