Mục tiêu Smart là gì? Ví dụ và nguyên tắc để thiết lập mục tiêu thông minh

28/03/2022
2760

Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất để doanh nghiệp đạt được các kết quả mong muốn. Một mục tiêu rõ ràng và cụ thể không chỉ giúp định hướng chiến lược mà còn tạo động lực cho toàn bộ đội ngũ cùng nỗ lực. Đó là lý do mô hình SMART ra đời giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu một cách thông minh, khả thi và đo lường được. Vậy, mục tiêu SMART là gì? Áp dụng công thức SMART như thế nào? Cách thiết lập quy tắc SMART phù hợp với công ty? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

MISA tặng bạn: 10 biểu mẫu BSC & KPI tinh gọn cho nhà quản lý
Mục lục Hiện

1. Mục tiêu SMART là gì?

Đặt mục tiêu trong kinh doanh có vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng, tập trung và mang lại nguồn động lực phát triển cho nhân viên. Vậy, thiết lập mục tiêu thế nào cho đúng? Một trong những nguyên tắc đặt mục tiêu đang được nhiều công ty áp dụng đó chính là quy tắc SMART.

Mục tiêu SMART lần đầu tiên được George T. Doran nhắc đến trong ấn bản “Management Review” phát hành vào tháng 11 năm 1981. Sau đó, nguyên tắc này lại được Giáo sư Robert S. Rubin thuộc Đại học Saint Louis nghiên cứu và công bố trên báo chí. Peter Drucker trong “Lý thuyết quản lý theo mục tiêu” cũng có đề cập đến công thức SMART này như một “kim chỉ nam” để thiết lập mục tiêu sao cho thông minh và hiệu quả.

nguyên tắc smart là gì
Mục tiêu theo nguyên tắc SMART phải thỏa mãn 5 tiêu chí

Trải qua nhiều quá trình định hình, nghiên cứu và phát triển, tiêu chuẩn SMART đã và đang được ứng dụng như một khung hướng dẫn giúp đề ra mục tiêu. Vậy, mục tiêu SMART là gì? SMART là từ viết tắt Tiếng Anh của Specific – Measurable – Achievable – Realistic – Time bound. Khi áp dụng SMART, mục tiêu của bạn phải thỏa mãn cả 5 yếu tố này. Cụ thể như sau:

  • S – Specific: Mục tiêu của bạn phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
  • M – Measurable: Mục tiêu phải đo đếm được bằng thông số nhất định.
  • A – Achievable: Mục tiêu phải có tính khả thi.
  • R – Realistic: Mục tiêu phải thực tế, không viển vông.
  • T – Time bond: Thời gian đạt được mục tiêu đề ra.
MISA AMIS đã tổng hợp và biên soạn cuốn eBook: Kiến thức cần biết về Thiết lập mục tiêu dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ với mong muốn truyền tải những kinh nghiệm và cách thức để bạn đọc có thể thiết lập các mục tiêu kinh doanh thành công.

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Kiến thức cần biết về Thiết lập mục tiêu dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ

2. Ý nghĩa của mục tiêu SMART

Mục tiêu SMART là công cụ giúp cá nhân và tổ chức đặt ra những mục tiêu hiệu quả, tập trung và rõ ràng hơn. Dưới đây là chi tiết của từng thành phần trong SMART:

Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được xác định rõ ràng, trả lời những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu bạn đang hướng tới là gì?
  • Bạn mong muốn đạt được điều gì khi hoàn thành mục tiêu này?
  • Bạn sẽ thực hiện mục tiêu đó bằng cách nào? Việc cụ thể hóa mục tiêu giúp tập trung và xác định được những bước cần thiết để đạt được kết quả mong muốn.

Measurable (Có thể đo lường): Xác định các tiêu chí để đo lường tiến độ và kết quả của mục tiêu.

Hãy tự hỏi:

  • Hiện tại mục tiêu của bạn đang ở mức nào?
  • Mức độ nào bạn cần đạt được để xem như hoàn thành mục tiêu? Đo lường giúp bạn theo dõi quá trình tiến tới mục tiêu, biết được khi nào cần điều chỉnh hoặc cải thiện.

Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu phải thực tế và khả thi. Hãy tự đánh giá:

  • Liệu bạn có thể đạt được mục tiêu này không?
  • Mục tiêu này có quá thách thức khiến bạn nản chí hoặc muốn bỏ cuộc giữa chừng hay không?
  • Việc đảm bảo tính khả thi giúp duy trì động lực và quyết tâm trong quá trình thực hiện.

Realistic (Thực tế): Đánh giá xem mục tiêu có phù hợp với điều kiện và nguồn lực hiện tại của bạn hay không. Câu hỏi bạn nên đặt ra:

  • Bạn có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu này không?
  • Có điều gì trong bản thân hoặc hoàn cảnh hiện tại không phù hợp với tình hình thực tế cần điều chỉnh không? Đảm bảo mục tiêu thực tế giúp bạn tận dụng tối đa nguồn lực và tránh lãng phí thời gian.

Time-bound (Có thời hạn): Đặt ra khung thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu. Hãy xác định:

  • Mục tiêu này sẽ được hoàn thành trong bao lâu?
  • Mốc thời gian kết thúc là khi nào?
  • Khung thời gian đó có phù hợp với năng lực và điều kiện hiện tại không? Thời hạn giúp bạn duy trì sự tập trung và đảm bảo mọi nỗ lực được đầu tư hiệu quả trong khoảng thời gian đã định.

Thông qua việc trả lời những câu hỏi này, mục tiêu SMART không chỉ giúp định hướng rõ ràng mà còn tạo cơ sở để đánh giá và cải tiến liên tục trong quá trình thực hiện.

Đọc thêm: Mục tiêu là gì? Cách xác định mục tiêu hiệu quả

3. Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART trong kinh doanh

Sau khi đã hiểu được khái niệm mục tiêu SMART là gì, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 5 yếu tố cấu thành nên nguyên tắc SMART ở phần dưới đây nhé:

3.1. Mục tiêu phải cụ thể – Specific

Cách đặt mục tiêu cụ thể

Nguyên tắc đầu tiên của SMART là mục tiêu của bạn phải thật cụ thể (Specific). Khi đặt mục tiêu, hãy hình dung một cách rõ ràng nhất những điều mà bạn muốn hoàn thành. Mục tiêu nên được cụ thể và nổi bật trên bản kế hoạch.

Như vậy, nó sẽ giúp định hướng hành động không chỉ cho bạn mà còn cho cả đồng đội và nhân viên của mình. Bộ câu hỏi 5W sẽ giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu của mình như sau:

bộ câu hỏi giúp cụ thể hóa mục tiêu smart là gì?

  • What: Điều bạn muốn đạt được là gì?
  • Who: Những ai tham gia thực hiện mục tiêu này?
  • Where: Thực hiện mục tiêu này ở đâu?
  • When: Hoàn thành mục tiêu trong thời gian bao lâu? Khi nào thì bắt đầu?
  • Why: Tại sao bạn muốn đạt được điều này?

Cụ thể hóa để doanh nghiệp không bị chệch hướng trên con đường phấn đấu vì mục tiêu lớn. Không nên dùng những từ ngữ mang tính chung chung như: “Càng sớm càng tốt”, “thực hiện kế hoạch A tốt nhất”, “ngân sách tiết kiệm nhất”,…

Người quản lý cần gắn mục tiêu với những con số cụ thể, từ ngữ rõ ràng, định lượng được. Như vậy, bạn mới có thể cho mình cái nhìn chính xác nhất về mục tiêu mà mình đề ra.

Ví dụ về mục tiêu cụ thể trong doanh nghiệp

Ví dụ, doanh nghiệp nên đặt ra các mục tiêu Specific như:

  • Tiết kiệm ít nhất 7% tổng chi phí văn phòng trong năm 2022 so với năm 2021.
  • Kết quả tuyển dụng đạt ít nhất 90% vị trí đăng tuyển và đúng hạn (trước ngày DD/MM/YYYY).
  • Mục tiêu đạt doanh số kinh doanh quý 1 năm 2022 vượt 10% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm: Thiết lập mục tiêu kinh doanh là gì? Phương pháp thiết lập hiệu quả nhất

3.2. Mục tiêu phải đo lường được – Measurable

Cách đặt mục tiêu có thể đo lường

Mục tiêu của bạn cần phải gắn với những số liệu cụ thể. Bởi lẽ, những con số này sẽ giúp bạn đo lường tiến độ thực hiện mục tiêu của mình.

Để làm được điều này, bạn cần trả lời câu hỏi 1H (How much hoặc How many). Câu hỏi này sẽ xác định điểm ngưỡng giới hạn cụ thể mà tại đó, mục tiêu của bạn được hoàn thành.

Mục tiêu smart cần đo lường được

Khi bạn trả lời được câu hỏi trên, mục tiêu SMART sẽ được định hình rõ ràng hơn bao giờ hết. Một bảng trắng đặt tại văn phòng có thể nhắc nhở bạn và đồng đội của mình về mục tiêu mà công ty cần đạt được.

Nhìn vào những con số, bạn biết rằng mình có đang thực hiện mục tiêu như kỳ vọng hay không. Đồng thời, nhà quản lý cũng lường trước lộ trình hành động và rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu của mình.

Ví dụ thực tế về mục tiêu đo lường được

Một vài ví dụ cho bạn tham khảo:

  • Mục tiêu doanh nghiệp đạt tổng doanh thu ký hợp đồng mới ở mức ít nhất 12 tỷ đồng/năm. 
  • Mục tiêu tổng thu nhập doanh nghiệp tính đến quý 2 năm 2022 đạt trên 5 tỷ đồng.

Tham khảo: Quy tắc 10.000 giờ là gì? Cách ứng dụng để quản lý nhân sự hiệu quả

3.3. Mục tiêu có thể đạt được – Achievable

Bản chất của việc đặt mục tiêu là đưa ra những kỳ vọng cao hơn, vượt trội hơn so với hiện tại. Vì vậy, mục tiêu thường mang tính thử thách, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực của các cá nhân tham gia.

Tuy nhiên, bạn cần xem xét tính khả thi của mục tiêu muốn đạt được. Khi doanh nghiệp thiết lập mục tiêu công việc nên phân định rõ mục tiêu thuộc yếu tố nào: “ thử thách nhưng khả thi” hay là “khó khăn và bất khả thi”.

Cách thiết lập mục tiêu khả thi

Để làm được điều này, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi:

mục tiêu smart là gì? những câu hỏi cần đặt ra

Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được tính khả thi của mục tiêu mà mình đề ra. Đồng thời, doanh nghiệp thấy được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải khi thực hiện mục tiêu. Bạn có thể đánh giá mục tiêu của mình bằng các màu:

đánh giá mức độ đạt được mục tiêu qua các màu

Thông qua dải màu chi tiết này, bạn sẽ có cho mình cái nhìn tổng quan về những gì sắp thực hiện. Mục tiêu SMART tốt nhất nên được thiết lập trong khoảng màu cam.

Bởi lẽ, nếu có quá nhiều mục tiêu màu đỏ, nhân viên của bạn rất dễ nản chí và suy giảm động lực làm việc. Nếu có quá nhiều mục tiêu màu xanh, doanh nghiệp của bạn rất khó tiến bộ và tạo được những cú đúp trong tương lai.

Ví dụ về mục tiêu khả thi

Nếu nhân viên kinh doanh mới vào của bạn chỉ có ít kinh nghiệm, việc đặt ra mục tiêu tổ chức 10 cuộc họp với khách hàng trong 1 tháng sẽ khá khó khăn. Do đó, bạn có thể giảm chỉ tiêu xuống: tổ chức ít nhất 3 cuộc họp/tháng.

Sau đó nâng lên từ từ và theo dõi hiệu quả. Như vậy, nhân viên mới của bạn cũng thoải mái hơn và có thời gian làm quen với môi trường làm việc của công ty.

Tải ngay ebook: Nhóm hiệu suất cao – Bí quyết thúc đẩy 200% nội lực nhân sự

3.4. Mục tiêu phải thực tế – Realistic

Cách đặt mục tiêu thực tế

Một yếu tố nữa trong công thức SMART đó chính là Realistic. Mục tiêu mà bạn đặt ra cần thực tế và phù hợp với lộ trình phát triển lâu dài của công ty.

Theo đó, mục tiêu phải đạt được dựa trên các nguồn lực và thời gian mà doanh nghiệp có sẵn. Để xác định một mục tiêu liệu có thực tế hay không, hãy hỏi bản thân rằng:

mục tiêu cần phải thực tế
Mục tiêu cần phải thực tế với nguồn lực và ngân sách công ty
  • Mục tiêu có phù hợp với nỗ lực, nhu cầu và con đường phát triển của doanh nghiệp hay không?
  • Đây có phải thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu?
  • Liệu mục tiêu này có đáng để thực hiện hay không?
  • Mục tiêu có thực hiện được trong bối cảnh hiện tại hay không?

Một mục tiêu sẽ được thực hiện nhanh hơn nếu chúng thực tế. Giữa các mục tiêu cũng cần có sự liên kết để tạo tiền đề và động lực để doanh nghiệp phát triển vượt trội và hiệu quả hơn.

Ví dụ của mục tiêu thực tế trong doanh nghiệp

Ví dụ như doanh nghiệp của bạn có mục tiêu mở rộng thị trường phát triển sang Nhật Bản. Như vậy, mục tiêu thực tế bạn cần đặt cho phòng nhân sự bây giờ là:

  • Tuyển dụng ít nhất 06 kỹ sư thông thạo tiếng Nhật trong quý 2 năm 2022.
  • Đào tạo tiếng Nhật cho nội bộ công ty bắt đầu từ quý 1 năm 2022.

TĂNG HIỆU SUẤT QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC – QUY TRÌNH MISA

3.5. Mục tiêu phải có thời hạn – Time-bound

Cách xây dựng mục tiêu có thời hạn

Một mục tiêu sẽ kéo dài vô hạn hoặc thậm chí là bị trì hoãn nếu không có thời gian cụ thể. Đưa thêm thời gian triển khai vào mục tiêu của mình sẽ giúp nhân viên của bạn có một áp lực vừa đủ, duy trì được động lực làm việc. Thêm vào đó, họ cũng chủ động hơn trong việc sắp xếp để hoàn thành mục tiêu của công ty.

Mục tiêu phải giới hạn thời gian

Để đảm bảo yếu tố thời gian cho mục tiêu của mình, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Mục tiêu của bạn có thời hạn không?
  • Nếu có, thời hạn hoàn thành mục tiêu là bao lâu?
  • Khi nào thì bạn muốn đạt được mục tiêu của mình?

Ví dụ về mục tiêu có thời hạn

Ví dụ, bạn muốn dự án của mình sẽ kết thúc vào cuối quý 3 năm 2022. Bạn có thể giới hạn thời gian thực hiện dự án là 5 tháng. Như vậy, dự án cần phải được thực hiện trước ngày 31/03/2022. Ngày 31/03 là cột mốc thời gian cụ thể, gắn liền với mục tiêu mà bạn kỳ vọng muốn đạt được.

TẶNG MIỄN PHÍ 10 BIỂU MẪU “BSC & KPI TINH GỌN” CHO NHÀ QUẢN LÝ TỪ CHIẾN LƯỢC ĐẾN QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC

4. Ví dụ về cách đặt mục tiêu Smart

Các ví dụ về cách đặt mục tiêu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mục tiêu SMART là gì và vận dụng nó một cách hiệu quả vào công việc, cuộc sống.

4.1. Đặt mục tiêu sự nghiệp 

Ví dụ 1: Chuyển việc mới

ví dụ quy tắc smart

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi mong muốn chuyển sang làm việc tại mới công ty mới
  • M – Measurable (Tính đo lường): Vị trí làm việc tại công ty mới phải tương đương và tăng ít nhất 10% thu nhập so với hiện nay
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và thành tích trong hơn 2 năm qua, tôi phải tìm được công việc phù hợp, tăng thu nhập theo nhu cầu
  • R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu khi chuyển việc và tăng thu nhập là để tôi phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu này cần hoàn thành đến sau Tết Âm lịch 2023

Ví dụ 2: Trở thành trưởng phòng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành trưởng phòng Kinh doanh
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành trưởng phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 200 nhân sự
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi có năng lực và kinh nghiệm 10 năm, tôi muốn trở thành trưởng phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 200 nhân sự
  • R – Relevant (Tính liên quan): Tôi muốn trở thành trưởng phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 200 nhân sự để tiếp tục phát triển sự nghiệp của bản thân
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu này cần hoàn thành đến sau Tết Âm lịch 2023

Ví dụ 3: Mở cửa hàng kinh doanh

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh của riêng minh
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn mở quán ăn sáng tại nhà, quy mô đón được tối đa 50 khách
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi có nguồn vốn và địa điểm kinh doanh sẵn có để mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách
  • R – Relevant (Tính liên quan): Tôi muốn mở quán ăn sáng tại nhà, quy mô đón được tối đa 50 khách để phát triển sự nghiệp kinh doanh, cải thiện cuộc sống
  • T – Timely (Tính thời điểm): Tôi muốn khai trương quán ăn từ ngày 1/1/2024.

Tham khảo: Nguyên tắc quản lý là gì? 7 nguyên tắc quản lý quan trọng nhất

4.2. Đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng

Ví dụ 1: Nâng cao kỹ năng thuyết trình

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi có năng lực học hỏi và đầu tư thời gian 2 giờ một ngày để cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân
  • R – Relevant (Tính liên quan): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người để phục vụ công việc và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong tập thể
  • T – Timely (Tính thời điểm): Buổi thuyết trình thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày khai xuân của công ty 1/1/2024

Ví dụ 2: Nâng cao kỹ năng lắng nghe người khác

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng lắng nghe
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng lắng nghe người khác, với 80% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi có sự kiên nhẫn và tinh thần cầu tiến để rèn luyện kỹ năng này
  • R – Relevant (Tính liên quan): Tôi muốn cải thiện kỹ năng lắng nghe người khác, với 80% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện để phục vụ công việc tư vấn khách hàng, trao đổi công việc với đồng nghiệp tốt hơn
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu bắt đầu được thực hiện ngay từ tuần làm việc, trong vòng 3 tháng để xây dựng thói quen

Ví dụ 3: Học thêm ngoại ngữ mới

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn học thêm một ngoại ngữ mới
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung
  • A – Attainable (Tính khả thi): Tôi đầu tư 2 giờ một ngày để học tiếng Trung tại trung tâm và học với gia sư tại nhà
  • R – Relevant (Tính liên quan): Tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung để giao tiếp với đối tác tốt hơn, tìm kiếm thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2024

5. Lợi ích khi đặt mục tiêu SMART 

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường thất bại khi đặt ra mục tiêu một cách khá chung chung và thiếu thực tế. Mục tiêu SMART trở thành định hướng vững chắc dẫn dắt doanh nghiệp đến gần hơn với thành công.

Mô hình SMART làm cho mục tiêu trở nên cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và kịp thời. Nó giúp doanh nghiệp định hướng phát triển, sắp xếp, phân bố nguồn lực và ngân sách một cách hợp lý để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.

  • Tạo sự rõ ràng: Mục tiêu SMART xác định cụ thể điều cần đạt được, giúp đội ngũ tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên​.
  • Đo lường tiến độ: Tính đo lường của mục tiêu SMART cho phép theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết​.
  • Tính khả thi: Xem xét tính thực tế của mục tiêu giúp duy trì động lực, tránh tình trạng nản chí vì đặt ra mục tiêu quá xa vời​.
  • Quản lý thời gian hiệu quả: Yếu tố “Time-bound” trong SMART đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn, thúc đẩy tiến độ dự án​.
  • Gắn kết với mục tiêu chung: Mục tiêu SMART tạo sự đồng bộ trong doanh nghiệp, giúp mọi bộ phận cùng hướng đến mục tiêu chung​.
  • Linh hoạt thích ứng: Khả năng theo dõi và điều chỉnh mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với các thay đổi từ thị trường.

6. Các bước thiết lập quy tắc Smart trong kinh doanh

Bên trên là khái niệm mục tiêu SMART là gì và các nguyên tắc SMART trong kinh doanh. Hãy tiếp tục tìm hiểu cách phương pháp thiết lập được quy tắc SMART qua các bước sau đây:

các bước thiết lập mục tiêu smart

6.1. Xác định mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn chính là tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn SMART ngắn hạn và trung hạn cần cộng hưởng với nhau nhằm góp phần đưa doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Xem thêm: Thiết lập mục tiêu theo SMART: 5 bước xây dựng mô hình SMART hiệu quả

6.2. Lựa chọn ưu tiên

Mục tiêu của doanh nghiệp có thể có rất nhiều nhưng nguồn lực lại chỉ có giới hạn. Do vậy, các doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các mục tiêu quan trọng nhất để thực hiện trước. Những mục tiêu ít quan trọng hơn hoặc không cấp bách có thể thực hiện sau.

6.3. Cụ thể ưu tiên bằng SMART

Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp cần được cụ thể hóa theo công thức SMART với 5 tiêu chí. Tiêu chuẩn SMART sẽ giúp định hình, cụ thể hóa công việc cần thực hiện. Từ đó, đội ngũ doanh nghiệp có thêm động lực và năng suất làm việc hiệu quả hơn.

6.4. Chia sẻ mục tiêu SMART

Mục tiêu SMART cần phải được chia sẻ cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Như vậy đội ngũ mới hiểu rõ mình cần hướng tới điều gì,  phải nỗ lực ra sao để đạt được mục tiêu mà công ty hướng tới.

Bên cạnh việc chia sẻ, bạn cũng nên thu nhập các góp ý từ nhân viên để kịp thời điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp hơn với thực tế công ty. Không nên áp đặt mục tiêu một cách cứng nhắc lên các thành viên trong công ty. Thay vào đó, nhà quản lý nên học cách lắng nghe đội ngũ và thiết lập mục tiêu SMART hiệu quả nhất.

6.5 Gán mục tiêu cho một chủ sở hữu cụ thể

Mục tiêu SMART cần 1 – 2 người chịu trách nhiệm quản lý cụ thể. Không nên để nhiều người cùng quản lý một mục tiêu. Bởi lẽ, điều đó rất dễ dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm cũng như không rõ ràng về vai trò của các thành viên trong cùng một đội ngũ.

7. So sánh sự giống và khách nhau giữa mục tiêu SMART và OKR

Cả mục tiêu SMART và OKR đều là những khung phương pháp hữu ích trong việc đặt và theo đuổi mục tiêu, nhưng chúng có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với các hoàn cảnh và cách thức quản lý khác nhau. Dưới đây là so sánh về sự giống và khác nhau giữa hai phương pháp này:

7.1. Điểm giống nhau

Hướng đến kết quả cụ thể: Cả SMART và OKR đều tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, và hướng tới kết quả cụ thể.

Khả năng đo lường: Cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường tiến trình đạt được mục tiêu. Với SMART, yếu tố “Measurable” đòi hỏi thiết lập các tiêu chí cụ thể để đo lường thành công. Tương tự, trong OKR, “Key Results” cũng được xác định để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.

Giúp định hướng: SMART và OKR đều giúp định hướng công việc, đảm bảo rằng cá nhân hoặc tổ chức tập trung vào những điều quan trọng, tránh sự phân tán trong quá trình thực hiện.

7.2. Điểm khác nhau

Tiêu chí Mục tiêu SMART OKR
Cấu trúc Bao gồm 5 yếu tố: Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Achievable), Thực tế (Realistic), Có thời hạn (Time-bound). Gồm hai phần chính: Mục tiêu (Objective) và Kết quả then chốt (Key Results).
Tính linh hoạt Thường mang tính cố định và chi tiết, tập trung vào việc đạt được một mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Linh hoạt hơn, cho phép đặt mục tiêu đầy tham vọng, không giới hạn cụ thể trong việc có đạt được 100% hay không.
Phạm vi áp dụng Phù hợp cho cá nhân, nhóm nhỏ, hoặc khi cần xác định mục tiêu ngắn hạn và cụ thể. Áp dụng rộng rãi từ cá nhân, nhóm đến toàn tổ chức, thường sử dụng trong quản lý chiến lược và dài hạn.
Mức độ thách thức Mục tiêu thường được thiết lập sao cho khả thi, thực tế. Trọng tâm là đạt được mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu thường mang tính thách thức cao, khuyến khích nỗ lực hết mình. Không nhất thiết phải đạt 100% để được coi là thành công.
Tính minh bạch SMART thường được thiết lập ở cấp cá nhân hoặc nhóm, không nhất thiết phải được chia sẻ rộng rãi trong tổ chức. OKR thường được chia sẻ công khai trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo sự đồng bộ và tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung.
Cách đo lường Dựa trên các chỉ số đo lường cụ thể đã được xác định trong phần “Measurable.” Dựa trên kết quả then chốt (Key Results) để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.
Thời hạn Thường có thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu. OKR có thể linh hoạt, thường được thiết lập theo chu kỳ hàng quý hoặc hàng năm.
  • Mục tiêu SMART phù hợp khi bạn cần xác định các mục tiêu rõ ràng, chi tiết và có thể đạt được trong một thời gian ngắn hoặc trong những dự án cụ thể.
  • OKR lại hướng đến việc đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, giúp tổ chức hướng tới những thành quả lớn hơn và tạo sự đồng bộ giữa các cấp trong doanh nghiệp. Nó khuyến khích sự linh hoạt và thích nghi khi mục tiêu có thể thay đổi dựa trên điều kiện thực tế.

Do đó, việc lựa chọn giữa SMART và OKR tùy thuộc vào bối cảnh, văn hóa doanh nghiệp, và mục tiêu chiến lược của tổ chức.

8. Đo lường hiệu quả công việc theo mục tiêu SMART với MISA AMIS Công việc

Hiểu mục tiêu SMART là gì và thiết lập mục tiêu SMART, doanh nghiệp cần đảm bảo mọi thành viên đều nắm được nhiệm vụ cần làm và đo lường mức độ hoàn thành của họ. Để làm được điều này, người quản lý nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý giao việc, cập nhật và báo cáo kết quả tự động.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành thủ công; đặt mục tiêu theo cảm tính; giao việc, quản lý tiến độ, báo cáo bằng Excel thì rất có thể nhân viên không đảm bảo mục tiêu do:

  • Sử dụng Excel để giao việc và theo dõi deadline. Khi khối lượng công việc quá tải, cả Sếp lẫn nhân viên đều không theo dõi kịp, dễ quên/sót việc.
  • Nhân viên mất rất nhiều thời gian để thực hiện các đầu việc cần sự luân chuyển giữa các bộ phận (không biết quy trình bao nhiêu bước, ai là người tiếp nhận, khi nào được xử lý), khiến cho tiến độ bị chậm.
  • Nhân sự tổng hợp báo cáo thủ công. Sếp không giám sát hoặc theo dõi được tiến độ công việc, mức độ hoàn thành KPI của nhân viên; không phát hiện điểm nóng kịp thời hay chỉ ra được những khó khăn để hỗ trợ.

MISA AMIS Công việc là ứng dụng cho phép người quản lý xây dựng mục tiêu, phân bổ kế hoạch và theo dõi kết quả nhanh chóng, tức thời nhất hiện nay:

Dùng thử miễn phí

  • Dễ dàng giao việc và kiểm soát tiến độ: Giao việc, phân bổ công việc cho từng người/phòng ban; quản lý tiến độ từng việc chi tiết, dự án, phòng ban.
  • Theo dõi mục tiêu và mức độ hoàn thành: Nhân viên chủ động theo dõi mức độ hoàn thành KPI cá nhân, quản lý đánh giá công việc và KPI của các thành viên để cải thiện tức thời.
  • Tự động hóa quy trình phối hợp: Thiết lập quy trình phối hợp dễ dàng để thực hiện công việc theo từng bước, giao nhân sự thực hiện, chỉ định nhân sự liên quan, trao đổi và thống nhất thuận tiện.
  • Cảnh báo thông minh: Phần mềm tự động cảnh báo mức độ hoàn thành KPI, nhắc việc khi sắp đến hạn và thông báo tới người liên quan để đội ngũ nhận biết và hỗ trợ.

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS Công việc, trong đó có Công ty Cổ phần LANDCOCông ty Cổ Phần Viglacera Hạ LongCông ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á ChâuCông ty Austdoor,… và nhiều doanh nghiệp khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS Công việc tại đây:

  • Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
  • Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
  • Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
  • Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia

9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về mục tiêu SMART là gì, 5 nguyên tắc SMART khi lập mục tiêu trong kinh doanh. Cùng với đó MISA cung đã giới thiệu về các bước thiết lập quy tắc SMART cụ thể.

Đặt ra được cho doanh nghiệp một mục tiêu đúng, đủ và phù hợp sẽ giúp định hướng công việc cho nhân viên, tiết kiệm ngân sách và tối ưu hóa nguồn lực một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc đề ra mục tiêu cho doanh nghiệp của mình!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả