Kiến thức MBO là gì? Cách áp dụng phương pháp MBO hiệu quả

Phương pháp MBO là một thuật ngữ khá quen thuộc và thường được sử dụng phổ biến trong môi trường doanh nghiệp. Để biết rõ MBO là gì? Sức ảnh hưởng của MBO đến các hoạt động của một doanh nghiệp ra sao?… Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé! 

MBO là gì cách thực hiện hiệu quả
MBO là gì? Các kiến thức cụ thể về MBO

I. Tìm hiểu MBO là gì?

“MBO là gì?” chắc chắn là vấn đề tiên quyết mà bạn cần làm rõ trước khi bắt tay nghiên cứu về các khía cạnh khác của phương pháp này. Trên thực tế, MBO có rất nhiều định nghĩa và khái niệm, một trong số chúng lại được diễn đạt theo một cách khác nhau.

Nhưng nhìn chung, mọi người thường nhìn nhận một khía cạnh nhất định về MBO. Trong bài viết này, MBO sẽ được trình bày một cách tóm lược và rõ nét nhất về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trong tiếng Anh, MBO là viết tắt của cụm từ Management By Objectives, có nghĩa là việc quản trị theo mục tiêu. Cha đẻ của MBO chính là Peter Drucker – một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn quản trị và là tác giả của những đầu sách quản trị nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó, “Thực hành quản lý” được xem là đứa con đặc biệt nhất trong cuộc đời sự nghiệp của ông.

Khi nghiên cứu sâu về MBO, bạn sẽ nhận ra đây là mô hình khá thú vị. Nó cho phép người quản trị và các nhân viên đều được thể hiện khả năng của mình. Họ sẽ cùng nhau tạo lập, vận hành và giám sát mục tiêu trong các giai đoạn nhất định. Điều này tạo ra một quy trình bài bản và dễ dàng đạt được những yêu cầu như mong muốn.

Đây chính là lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi “MBO là gì?” và là nơi đầu tiên MBO được biết đến và áp dụng sôi nổi ở thời điểm những năm 1990 ở châu Âu.

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miỄn phí: Kiến thức cần biết về Thiết lập mục tiêu dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ

II. Vai trò thực tiễn của phương pháp MBO

Bên cạnh việc hiểu rõ “MBO là gì?”, các vai trò cơ bản của MBO cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp nên nắm vững nhằm vận dụng chúng một cách hiệu quả và đúng đắn nhất. Các vai trò nổi bật của phương pháp Quản trị theo mục tiêu bao gồm:

1. Phát huy sức mạnh của việc lập kế hoạch

Bản chất của MBO hay quản trị bằng mục tiêu chính là việc lên kế hoạch và thực hiện theo một lộ trình đã được vạch sẵn. Các thành viên liên quan sẽ dựa theo bản kế hoạch này để xác định được nhiệm vụ cụ thể, giám sát tiến độ cũng như các kết quả sau cùng.

Việc lập kế hoạch giúp mọi thứ trở nên logic và đi theo đúng quỹ đạo. Đồng thời, chúng còn giúp doanh nghiệp biết được rằng việc áp dụng MBO vào bộ máy quản trị có thực sự hiệu quả hay không.

2. Nâng cao giá trị nguồn nhân lực

Một điểm khá thú vị ở mô hình MBO – Quản trị theo mục tiêu chính là mọi thành viên đều có cơ hội phát huy năng lực và giá trị của bản thân. Họ sẽ cùng đóng góp cho những mục tiêu chung của doanh nghiệp.

MBO giúp nâng cao giá trị nhân lực của doanh nghiệp
MBO giúp nâng cao giá trị nhân lực của doanh nghiệp

Cốt lõi của MBO chính là “mục tiêu”, thế nhưng không có mục tiêu lớn nào có thể đạt tới thành công thực sự nếu chỉ được phụ trách bởi một hoặc một số ít cá thể độc lập. Quản trị bằng mục tiêu đòi hỏi nhiều hơn như thế.

Chúng là một quá trình lâu dài và cần sự hợp tác của nguồn nhân lực tổng thể (bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên). Khi hiểu được ý nghĩa của điều này tức là bạn đã tự giải đáp được câu hỏi “MBO là gì?” một cách trọn vẹn nhất.

ỨNG DỤNG MBO TRONG DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

2. Cải thiện kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

Phương pháp quản trị bằng mục tiêu sẽ đề cao sự liên kết, hợp tác hơn là độc lập, cá thể. Bởi lẽ những mục tiêu mà phương pháp này hướng đến thường sẽ mang tính tổng thể và rộng lớn dựa trên những kết quả riêng biệt.

Chính vì vậy, đây cũng là phương pháp cực kỳ tối ưu để nâng cao tinh thần đoàn kết và khả năng làm việc nhóm của toàn bộ nhân sự công ty.

3. Thúc đẩy và tạo động lực cho các mục tiêu chung

Khi tìm hiểu hay nghiên cứu về phương pháp quản trị bằng mục tiêu, việc nắm rõ khái niệm “MBO là gì?” sẽ chưa thực sự trọn vẹn. Thêm vào đó, bạn cần hiểu được giá trị thực sự của phương pháp này chính là “tăng tốc” hay thúc đẩy cho các mục tiêu chung.

Mục tiêu được tạo động lực và thúc đẩy thực hiện nhờ có MBO
Mục tiêu được tạo động lực và thúc đẩy thực hiện nhờ có MBO

Tại sao lại nói như vậy? Bởi lẽ đây là một quá trình dài hạn và đòi hỏi nhiều kĩ năng từ nhiều nguồn nhân lực khác nhau. Từ những kết quả riêng của từng cá thể sẽ tạo động lực để đạt được những thành quả cuối cùng một cách trơn tru và nhanh chóng nhất.

4. Kiểm định và đánh giá khách quan về năng lực nhân viên

Cuối cùng, quản trị theo mục tiêu còn có khả năng đánh giá năng lực của các thành viên trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. Theo đó, mọi cá nhân đều phải hiểu rõ “MBO là gì?”, hơn hết là hiểu được vai trò quan trọng của mình trong một tập thể chung. Từ những kết quả thực tế đạt được trong quá trình làm việc, MBO sẽ dễ dàng chỉ ra đâu là nhân tố thực sự có giá trị đối với doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Khái niệm, vai trò và chiến lược quản trị hiệu quả

III. Ưu và nhược điểm của MBO

Một số ưu. nhược điểm của phương pháp MBO
Một số ưu. nhược điểm của phương pháp MBO

MBO được xem là một phương pháp khá tối ưu trong mô hình quản trị của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, chúng cũng tồn tại rất nhiều những hạn chế cần được giải quyết trong tương lai. Một số ưu và nhược điểm của phương pháp này có thể kể đến bao gồm:

1. Ưu điểm

  • Định hướng cho doanh nghiệp phát triển và thăng tiến theo một quy trình cụ thể. Các cấp quản lý dễ dàng kiểm soát, đánh giá và sửa đổi ở từng khâu thực hiện
  • Thiết lập được các nhóm mục tiêu rõ ràng, phân loại và tổ chức chúng theo mức độ quan trọng từ thấp đến cao. Nhờ vậy, mọi công việc sẽ được vận hành một cách hệ thống, logic và dễ dàng đạt được những kết quả đã đề ra
  • Phát huy tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, hỗ trợ lẫn nhau trong từng khâu
  • Nâng cao khả năng tự học hỏi, trau dồi. Các thành viên trong bộ phận quản trị doanh nghiệp phát triển đồng đều cũng như sẵn sàng đương đầu với thử thách
  • MBO còn giúp nhà quản trị sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả. Họ có phân bổ các cá nhân độc lập vào những vị trí phù hợp với khả năng thực sự của họ
  • Giúp quá trình kiểm định, đánh giá năng lực nhân viên diễn ra nhanh chóng. Điều này đến từ những kết quả được phản ánh một cách thực tế, minh bạch
  • Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp sẽ gia tăng. Đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức nhờ vào đội ngũ nhân viên đông đảo của toàn bộ quá trình

2. Nhược điểm

  • Quá trình MBO sẽ bao gồm nhiều quá trình, giai đoạn cần giám sát kỹ càng. Vậy nên thường tốn khá nhiều thời gian (họp hành, chốt ý tưởng, kiểm tra từng khâu…)
  • Sự chi tiết của phương pháp này cũng đồng nghĩa với một khối lượng công việc khổng lồ. Các nhân viên sẽ dễ gặp stress, rơi tình trạng quá tải. Thậm chí là sự trì trệ trong quá trình xử lý những nhiệm vụ khó khăn này.
  • MBO thường chỉ phù hợp cho các mục tiêu ngắn hạn, nhanh chóng hơn là những kế hoạch dài hạn trong vài năm
  • Phương pháp MBO đòi hỏi năng lực chuyên môn cao của các cấp quản lý. Bên cạnh đó, người quản lý phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo khung tiêu chuẩn của mô hình này.
  • Phương pháp quản trị theo mục tiêu mang tính cứng nhắc và không có độ linh hoạt cao. Bởi quá trình này chỉ quan tâm đến kết quả và năng suất sau cùng, hiếm khi đề cao những thứ mới mẻ, sáng tạo trong công việc.
  • Tính phụ thuộc vào các cấp quản lý cũng là một điểm hạn chế của MBO. Theo đó, các nhân viên thường không thể tự quyết định hoặc không đạt hiệu suất khi thiếu đi sự hỗ trợ của người quản trị.

>> Xem thêm: Scrum là gì? Quy trình Scrum vận hành như thế nào?

IV. Áp dụng phương pháp MBO như thế nào là hiệu quả?

Cách áp dụng phương pháp MBO hiệu quả chắc chắn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Sau khi tìm hiểu “MBO là gì?” tất nhiên bạn cần ứng dụng thực tế.

Tuy nhiên, MBO là một quá trình phức tạp, nhiều thủ tục rườm rà và khó để áp dụng thành công. Để các doanh nghiệp sử dụng MBO như một công cụ hiệu quả, hãy lưu ý các bước thực hiện sau:

1. Lên kế hoạch, vạch ra lộ trình và các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chính là yếu tố cốt lõi của quy trình MBO. Vì vậy, việc thiết lập mục tiêu càng chi tiết, rõ ràng vô cùng cần thiết.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, doanh nghiệp càng dễ dàng đạt được những kết quả như mong đợi.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ MỤC TIÊU MBO VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

2. Triển khai ý tưởng và phân bổ nguồn lực

Ở bước này, các mục tiêu ban đầu sẽ bước vào giai đoạn vận hành và chịu sự quản lý của những cá nhân riêng biệt. Người quản lý thường được khuyến khích sử dụng phương pháp SMART. Chúng bao gồm S – Specific, M – Measurable, A – Achievable, R – Relevant, T – Time Based

Phương pháp SMART trong MBO
Phương pháp SMART trong MBO

3. Giám sát và theo dõi tiến độ thực hiện

Đây là bước không thể thiếu trong một quy trình MBO chuẩn. Các nhà quản trị cần đảm bảo toàn bộ nhân viên phải thực thực hiện tốt nhất vai trò của mình.

Như vậy, đội nhóm và tổ chức mới hoạt động đông bộ. Tất cả để bắt kịp với tiến độ của các mục tiêu chung.

4. Đánh giá, phản hồi hiệu suất công việc

MBO là công cụ siêu tiện ích khi phản ánh chân thực và chi tiết nhất các kết quả đạt được. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá khách quan và minh bạch nhất.

Khi nhận rõ về các điểm mạnh – yếu của cấp dưới thì ban lãnh đạo mới có cơ sở để tìm ra cách khắc phục, cải thiện.

Đánh giá hiệu suất là một khâu cực kỳ quan trọng trong MBO
Đánh giá hiệu suất là một khâu cực kỳ quan trọng trong MBO

5. Ghi nhận và khen thưởng

Mặc dù là bước cuối cùng nhưng ghi nhận và khen thưởng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, việc phản ánh kết quả nên thường đi đôi với tuyên dương, khen thưởng.

Nhân viên sẽ cảm thấy được những đóng góp của mình thực sự có giá trị. Nhờ đó tạo động lực tiếp tục phát triển tốt hơn ở những dự án/ công việc tiếp theo.

>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

V. Kết luận

Nói tóm lại, quản trị bằng mục tiêu – MBO là một công cụ thực sự mang lại sự tiện ích. Quan trọng hơn, MBO mang đến những kết quả ngoài mong đợi cho doanh nghiệp.

Hy vọng rằng những thông tin nêu trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm “MBO là gì?” Từ đó, bạn có cách áp dụng phương pháp MBO hiệu quả. Hãy thu về nhiều giá trị thực sự hữu ích cho doanh nghiệp của mình.

phần mềm quản lý Công việc AMIS hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp quản trị mục tiêu hiệu quả nhất

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]