Kiến thức Bí quyết xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn doanh...

Một doanh nghiệp cần xác định cả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để giúp tổ chức không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, các mục tiêu ngắn hạn sẽ mô tả các bước cần thiết để đạt được mục tiêu dài hạn. 

Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm, lợi ích, phương pháp thiết lập cùng những ví dụ thực tế nhất về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. 

mục tiêu trong doanh nghiệp
Tìm hiểu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong doanh nghiệp

I. Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? 

Mục tiêu kinh doanh là các giải pháp doanh nghiệp đặt ra nhằm thúc đẩy quả trình đạt được kết quả mong muốn. Chúng thường được chia thành mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 

1. Mục tiêu dài hạn 

Mục tiêu dài hạn là kết quả doanh nghiệp muốn đạt được về lâu dài. Chúng không bị quy định thời gian nhưng phần lớn doanh nghiệp thiết lập mục tiêu dài hạn trong khoảng một đến mười năm. Những mục tiêu này thể hiện tầm nhìn xa nên cần khả năng thích ứng với sự thay đổi về công nghệ, chính trị, môi trường xã hội.

khái niệm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Khái niệm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

2. Mục tiêu ngắn hạn

Các mục tiêu ngắn hạn xác định kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai gần. Chúng thường kéo dài từ một tuần đến một năm, tùy thuộc vào dự án và nhu cầu của tổ chức. 

Các mục tiêu ngắn hạn cần rõ ràng, dễ thực hiện và tập trung nâng cao năng suất của từng cá nhân, đội nhóm cụ thể. Doanh nghiệp nên quyết định mục tiêu ngắn hạn dựa trên bức tranh chiến lược dài hạn chung. Nói một cách đơn giản, mục tiêu ngắn hạn chính là các bước thực hiện mục tiêu dài hạn chính xác nhất. 

TẶNG MIỄN PHÍ 10 BIỂU MẪU “BSC & KPI TINH GỌN” CHO NHÀ QUẢN LÝ TỪ CHIẾN LƯỢC ĐẾN QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC

II. Ví dụ về cách đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn 

1. Mục tiêu tài chính

Nếu mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là giảm chi phí vận hành, các mục tiêu ngắn hạn có thể là:

  • Tự động hóa 50% nhiệm vụ tính lương bằng cách áp dụng phần mềm nhân sự và kế toán trước ngày 31 tháng 12.
  • Giảm 20% chi phí giá vốn hàng bán trong quý. 

2. Mục tiêu quản lý nhân sự

Một trong những mục tiêu nhân sự dài hạn phổ biến là cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên. Để làm được điều đó, các mục tiêu nhân sự ngắn hạn có thể là:

ví dụ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Ví dụ minh họa về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
  • Phân bổ 10% ngân sách vào việc đào tạo, phát triển kiến thức chuyên môn cho nhân viên trong vòng 3 tháng.
  • Triển khai biểu mẫu phản hồi mỗi tháng để nhận thông tin giải quyết các vấn đề, nguyện vọng mới của nhân viên. 

3. Mục tiêu lưu lượng truy cập trang Website 

Nếu mục tiêu dài hạn là tăng lưu lượng truy cập Website thêm 50% vào cuối năm, các mục tiêu ngắn hạn bao gồm: 

  • Tăng số lượng bài viết lên 70 mỗi tháng. 
  • Thay đổi giao diện Website thu hút, nâng cao trải nghiệm người dùng trong vòng 1 tháng. 
  • Chia sẻ 50 link bài viết mỗi tháng trên các kênh thông tin như Facebook, Linkedin…  

>> [Download free] Mẫu KPI cho các phòng ban: Cách quản lý KPI tối ưu nhất 

III. Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu chuẩn xác 

Với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, việc điều hành doanh nghiệp sẽ trở nên đồng bộ, thống nhất hơn. Tất cả nhân viên đều nắm được định hướng phát triển và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

1. Lợi ích khi thiết lập mục tiêu dài hạn

1.1. Lường trước những rào cản 

Đặt mục tiêu dài hạn cho phép bạn dự đoán những rào cản có thể xảy ra trong tương lai. Trước khi bắt đầu kinh doanh hoặc mở rộng quy mô hiện tại, doanh nghiệp cần phác thảo kế hoạch kinh doanh chi tiết. Kế hoạch này cung cấp cho người quản lý cơ sở hoạch định cách thức hoạt động, phương án dự phòng rủi ro tối ưu. 

1.2. Tạo dựng sự tự tin

Nhiều doanh nghiệp thất bại ngay sau vài năm vì chủ sở hữu không chuẩn bị kỹ lưỡng mục tiêu dài hạn. Giới hạn tầm nhìn khiến doanh nghiệp luôn bỏ lỡ cơ hội, bị động trước những thay đổi mới. 

lợi ích của mục tiêu dài hạn
Những lợi ích của mục tiêu dài hạn

Bằng cách đặt ra mục tiêu dài hạn, người quản lý sẽ có thêm sự tự tin, sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Chuẩn bị trước tương lai cũng giúp bạn giảm bớt lo lắng, tập trung năng lượng hoàn thành những mục tiêu quan trọng.

1.3. Thúc đẩy động lực làm việc

Các mục tiêu dài hạn còn tạo ra động lực quản lý, làm việc cho mọi người. Chủ doanh nghiệp cố gắng bám đuổi mục tiêu bằng cách khuyến khích nhân viên tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng công việc. Điều này giữ họ luôn tràn đầy tinh thần quyết tâm, không nản lòng trước khó khăn.

Với mong muốn truyền tải những kinh nghiệm và cách thức để bạn đọc có thể thiết lập các mục tiêu kinh doanh thành công, MISA AMIS mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook: 

Ebook miễn phí: Kiến thức cần biết về Thiết lập mục tiêu dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ

2. Lợi ích khi thiết lập mục tiêu ngắn hạn

2.1. Làm rõ cách thức đạt được mục tiêu dài hạn

Một mục tiêu dài hạn giống như đỉnh núi ẩn sau mây mù, còn các mục tiêu ngắn hạn giống như điểm dừng chân cụ thể. Nhân viên của bạn cần xác định được các điểm ngắn hạn và cách thức đến đó trước tiên. 

lợi ích của mục tiêu ngắn hạn
Những lợi ích của mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh

2.2. Giảm thiểu sự trì hoãn

Đặt mục tiêu ngắn hạn cùng quyết tâm thực thực hiện giúp doanh nghiệp giảm tình trạng trì hoãn. Mục tiêu càng khả thi và chi tiết thì áp lực hoàn thành càng giảm nhẹ. Đội ngũ nhân viên không còn phải trì hoãn hay e ngại triển khai. 

2.3. Nâng cao sự tập trung cho đội ngũ 

Thực tế cho thấy nhân viên sẽ tập trung cao độ hơn khi họ nhìn thấy những mục tiêu dễ đạt được nhanh chóng. Do đó, mục tiêu ngắn hạn mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì sự tập trung cho nhân viên. Thay vì yêu cầu nhân viên thực hiện một mục tiêu thử thách dài hạn, bạn nên chia nhỏ mục tiêu ra thành các chặng đường ngắn hơn.

IV. Phương pháp xây dựng mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp 

1. Xác định mong muốn, định hướng phát triển doanh nghiệp

Bước đầu tiên để thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là xác định mong muốn, tham vọng của tổ chức. Tùy theo nguồn lực hiện có hay tầm nhìn từ người đứng đầu mà chúng có thể là những mục tiêu xa hay có khả năng đạt được chỉ sau vài năm.

2. Thiết lập mục tiêu dựa trên nguyên tắc SMART

Tiếp theo, bạn phải đặt ra mục tiêu ngắn hạn theo nguyên tắc SMART:

  • Specific (cụ thể) 
  • Measurable (có thể đo lường) 
  • Achievable (khả thi) 
  • Relevant (liên quan) 
  • Time bound (giới hạn thời gian).

Mục tiêu SMART được thiết kế để thiết lập mục tiêu khoa học, khả thi hơn qua các yếu tố sau: 

đặt mục tiêu SMART
Doanh nghiệp cần chú trọng đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART
  • Cụ thể: Mục tiêu kinh doanh cần minh bạch, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Những mục tiêu mơ hồ sẽ không thể khơi dậy sự tập trung, nỗ lực hay quyết tâm của đội ngũ.
  • Có thể đo lường: Doanh nghiệp cần thống nhất thang đo cho các mục tiêu từ tiến độ, mức độ hoàn thành, thời gian đến doanh số. 
  • Khả thi: Khi theo đuổi mục tiêu, bạn có thể khám phá ra những cơ hội, tài nguyên mới chưa được khai thác giúp doanh nghiệp bứt phá. Song trước tiên, mục tiêu này cần đảm bảo tính khả thi, có thể đạt được bằng những nỗ lực hiện có.
  • Liên quan: Bạn không nên tạo ra mục tiêu không liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hay thị trường mà doanh nghiệp hướng đến. Do đó, người quản lý phải chắc chắn rằng các phương pháp và kế hoạch của doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng theo mục tiêu ban đầu.
  • Đặt giới hạn thời gian: Mọi mục tiêu đều cần có thời hạn cho nhân viên thực hiện. Họ chủ động phân bổ công việc và người quản lý kiểm soát tiến độ, đánh giá thành quả để đưa ra các quyết định kịp thời.  

3. Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Một số doanh nghiệp khát vọng đạt được nhiều mục tiêu dài hạn. Song, người quản lý nên ưu tiên các mục tiêu bạn muốn hoàn thành trước khi chuyển sang mục tiêu khác. Đặt ưu tiên giúp những người tham gia luôn tập trung cao độ mà không bị sao nhãng trước nhiều nhiệm vụ cùng lúc.

4. Lập kế hoạch hành động cụ thể

Cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sẽ không bao giờ hoàn thành nếu bạn thiếu kế hoạch làm việc. Một kế hoạch làm việc cụ thể, phân chia rõ trách nhiệm, quyền hạn đến từng người là công cụ hữu hiệu nhất để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.

lập kế hoạch hành động cụ thể
Lập kế hoạch hành động cho các mục tiêu đã đặt ra

5. Liên tục theo dõi, đánh giá quá trình bám đuổi mục tiêu

Thường xuyên theo dõi mức độ hoàn thành là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý. Đội ngũ nhân viên thường dễ quên đi mục tiêu dài hạn hay cảm thấy xa vời với họ. Vì thế, người quản lý phải theo dõi sát sao nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn đi đúng định hướng.

Đồng thời, bạn cũng nên đánh giá liên tục xem mục tiêu đặt ra có đúng mong muốn hay không:

  • Những mục tiêu quá đơn giản cần được nâng cấp, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
  • Những mục tiêu quá khó khăn cần được điều chỉnh hoặc bổ sung thêm phương pháp hỗ trợ.
  • Những mục tiêu không còn phù hợp với thị trường, nhu cầu tiêu dùng cần được thay thế bằng mục tiêu mới.

VI. Phần mềm MISA AMIS Công việc giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn 

Phần mềm quản lý công việc MISA AMIS là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhờ khả năng trực quan hóa các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn thành kế hoạch, dự án và công việc hàng ngày.

Không gian làm việc của MISA AMIS Công việc cho phép mọi người làm việc ở bất kỳ đâu với các chức năng nổi bật như giao việc, nhắc nhở tiến độ tự động, báo cáo đa chiều, phối hợp liên thông cùng những phần mềm nghiệp vụ cốt lõi khác như Kế toán, Bán hàng, Nhân sự… 

Để cải tiến cách thức làm việc và bám đuổi mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp hãy tìm hiểu, ứng dụng sức mạnh của MISA AMIS Công việc ngay hôm nay: 

CTA MGM 01

VII. Kết luận 

Có thể nói, việc đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp chính chính là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Những người quản lý, chủ doanh nghiệp thấu hiểu vai trò này sẽ thiết lập mục tiêu chính xác và đem lại hiệu quả kinh doanh vượt trội hơn. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]