Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị OPI là gì? Phân biệt OPI với KPI và SLA trong doanh...

Đánh giá hiệu quả, hiệu suất làm việc là cách doanh nghiệp nhìn nhận về quá trình hoạt động của mình. Việc nắm được OPI là gì sẽ giúp doanh nghiệp đo lường các tiêu chí này chính xác hơn. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về OPI, phân biệt OPI với KPI và SLA dưới đây.

OPI là gì định nghĩa
OPI, SLA và KPI giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

I. OPI là gì?

1. OPI là gì

OPI là gì được dùng để Đo lường chỉ số hiệu suất hoạt động cụ thể của một tổ chức. Nó được xem như là một trong những cách giải quyết các “nút cổ chai” của doanh nghiệp.

OPI trong từng doanh nghiệp cụ thể sẽ có chức năng riêng. Ví dụ, trong một công ty vận chuyển sẽ xem xét OPI ở quá trình điều phối các xe tải. Trong khi đó, OPI cho một nhà hàng thức ăn nhanh sẽ tiến hành đo lường quy trình chế biến bữa ăn.

Theo phân tích của chuyên gia, OPI sẽ điều chỉnh những thông tin mang tính chi tiết, cụ thể hơn. Nó thường hướng về hoạt động thuộc bên trong doanh nghiệp như các dòng thông tin, người sử dụng thông tin.

Trọng tâm của việc đo lượng hiệu suất hoạt động (OPI) là đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp tạo ra doanh thu như thế nào. Một doanh nghiệp có tỷ lệ hoạt động xuất sắc phải tận dụng được nguồn lực ít nhất nhưng tạo ra nguồn thu cao nhất. Để làm được việc này, người quản lý phải thúc đẩy được đội ngũ nhân viên phát huy toàn bộ khả năng, quyết tâm bám đuổi mục tiêu doanh số.

MỜI BẠN THAM KHẢO CHI TIẾT BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ

Hướng dẫn xây dựng quản lý đội nhóm thành công

 

2. Mục tiêu của OPI

Việc đo lường giúp doanh nghiệp xác định chính xác mức độ hiệu quả của chi phí cũng như các hoạt động đã thực hiện. Khi đó, OPI là gì không đơn thuần là một chỉ tiêu đo lường hoạt động.

mục tiêu của OPI
OPI có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

OPI được đánh giá là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp nhìn nhận quá trình phát triển khái quát và chính xác. Từ đó, ban lãnh đạo có chiến lược và cách thực thi chiến lược phù hợp hơn.

Với các doanh nghiệp đang có định hướng phát triển mạnh hơn trong tương lai, họ chắc chăn phải lựa chọn các phương thức đánh giá hiệu quả. Bởi lẽ, xác định kết quả kinh doanh là vô cùng quan trọng.

ĐĂNG KÝ ĐỂ TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM QUẢN LÝ AMIS Công việc

II. Phân biệt OPI với KPI và SLA

Bên cạnh OPI, còn có KPI và SLA là những chỉ tiêu quan trọng. Đây đều là các chỉ số cần tìm hiểu trong quá trình vận hành, đánh giá hiệu quả chiến lược hoạt động của công ty.

Việc sử dụng OPI, KPI và SLA tùy vào từng thời điểm và hoàn cảnh sẽ có sự thay đổi linh hoạt. Vậy OPI là gì so với KPI và SLA? Để tiến hành so sánh chi tiết, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về KPI và SLA trước tiên.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

1. Tìm hiểu về KPI

1.1. KPI là gì?

Chỉ số KPI là chỉ tiêu giúp xác định và đo lường hoạt động của công ty một cách hiệu quả.

Cụ thể, KPI cho một nhà hàng đồ ăn Hàn Quốc sẽ bao gồm số bàn được khách hàng đặt, doanh thu mỗi ngày từ việc bán hàng… Nó cũng có thể là chi phí dùng để mua nguyên vật liệu, chi trả cho nhân viên và dành cho quảng cáo.

KPI là gì khái niệm
Định nghĩa về KPI trong doanh nghiệp

Một ví dụ khác cho KPI của một cửa hàng thương mai trực tuyến sẽ gồm có một số yếu tố khác. Đó là thu nhập trên mỗi danh mục bán hàng và chi phí cho truyền thông, quảng cáo, nhập hàng hóa và giao hàng.

KPI có đóng góp lớn trong thành công của doanh nghiệp. Nó cập nhật liên tục các dấu hiệu quan trọng của doanh nghiệp khi thực hiện các chiến lược kinh doanh.

>> Xem thêm: KPI là gì? Chiến lược xây dựng SMART KPI hiệu quả

1.2. KPI liên phòng ban

Khi đo lường chi tiết hiệu quả và chi phí của chuỗi cung ứng hàng hóa, doanh nghiệp sẽ thiết lập và giám sát KPI. Việc này cho phép hiển thị hoạt động liên phòng ban và các hoạt động áp dụng cho các thành phần chuỗi cung ứng mang tính riêng lẻ.

KPI liên phòng ban có khả năng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng cho các yếu tố hiệu suất ”end-to-end” bao gồm:

  • Đơn hàng được chấp nhận, xử lý và hoàn thành mà không gặp vấn đề
  • Lượng hàng hóa tồn kho
  • Tổng chi phí hàng hóa tồn kho
  • Lợi nhuận gộp thu được từ việc bán hàng
  • Giá vốn hàng bán
  • Tổng chi phí logistics

Các KPI liên phòng ban cần được thiết lập theo đặc trưng của mỗi phòng ban hoặc theo chức năng. Như vậy, nhà quản lý có thể theo dõi sự đóng góp của phòng ban đối với tổng hiệu suất của chuỗi cung ứng.

Từ mức độ đóng góp, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là phòng ban mũi nhọn. Dựa vào đó, họ điều phối mức đầu tư phù hợp với mục đích phát triển chung, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực.

Các phòng ban cũng thường đặt ra các KPI riêng cho nhân viên. Mục đích của việc này nhằm giúp nhân viên có động lực hoàn thành công việc trong khả năng làm việc cao nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC NGAY

CTA MGM 02

2. SLA là gì?

2.1. Định nghĩa SLA

SLA là gì cũng là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu suất, nhưng nó khác với KPI và OPI. Đây là một thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ mang tính nội bộ hoặc bên ngoài.

Ví dụ, nó có thể được thống nhất giữa các phòng ban khác nhau trong cùng một công ty. Họ sẽ cùng xác định cách thức vận chuyển và nhận hàng từ nhà kho đến các cửa hàng bán lẻ. Trong trường hợp làm việc với đối tác bên ngoài, SLA xuất hiện giữa nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ và doanh nghiệp.

SLA là gì khái niệm
Định nghĩa về SLA trong doanh nghiệp

Một hợp đồng hoàn chỉnh giữa hàng hóa và dịch vụ thường chứa nhiều thỏa thuận của các bên liên quan. Một thỏa thuận sẽ tương ứng với một công việc nhất định hoặc danh mục hàng hóa cụ thể nào đó.

Các thỏa thuận thường khác nhau về chất lượng, số lượng và thời gian. Đây là yếu tố giúp xây dựng lòng tin với khách hàng cũng như đảm bảo mức độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

2.2. Các chỉ số của SLA

Một số chỉ số cơ bản mà SLA có thể điều chỉnh gồm có:

  • Những thỏa thuận về lĩnh vực công nghệ thông tin: Tùy chỉnh hoặc Tích hợp
  • Độ chính xác của báo cáo về hàng hóa tồn kho
  • Biên lai đảm bảo chất lượng khi nhận hàng cho khách hàng
  • Dịch vụ bảo hành đổi trả sản phẩm cho khách hàng
  • Cải tiến liên tục quy trình quản lý
  • Quản lý hàng hóa tồn kho
  • Thỏa thuận cắt giảm chi phí
  • Phản hồi của khách hàng sau khi mua hàng

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SỐ CHO DOANH NGHIỆP VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

3. Sự khác biệt của OPI với KPI và SLA

Thiết lập một hệ thống đánh giá phù hợp cho doanh nghiệp không có nghĩa là doanh nghiệp phải lựa chọn SLA, KPI hay OPI để đo lường. Một kế hoạch phát triển kinh doanh hiệu quả sẽ được áp dụng bao gồm SLA, KPI và OPI tại các điểm phù hợp với tình hình thực tế.

Các doanh nghiệp có tầm nhìn và chiến lược hiệu quả sẽ biết cách áp dụng 3 chỉ tiêu này. OPI sẽ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của các điểm chính trong khi trình vận hành. KPI giúp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh so với thị trường. SLA đảm bảo hoạt động kinh doanh đang đi đúng theo mục tiêu và chất lượng đã đề ra.

3.1. So sánh OPI với SLA

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu thị trường, OPI thường điều chỉnh những thông tin mang tính chi tiết và cụ thể. Trong khi đó, SLA bao gồm những yếu tố như số lượng, chất lượng, trách nhiệm của nhà cung cấp… thỏa thuận với khách hàng.

Cả 2 chỉ tiêu đều có chức năng và nhiệm vụ riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào từng thời điểm, doanh nghiệp sẽ xem xét nên áp dụng chỉ tiêu nào cho phù hợp.

3.2. So sánh OPI với KPI

OPI thường chỉ đo lường hoạt động vận hành còn KPI chỉ đo lường hiệu quả của các công việt. OPI hướng đến hoạt động bên trong doanh nghiệp còn KPI hướng đến các hoạt động bên ngoài doanh nghiệp.

Những đánh giá của OPI sẽ chi tiết và cụ thể. Thế nhưng, KPI chỉ mang đến cái nhìn có tính tổng quán. OPI thu hẹp sự tập trung của các thông tin còn KPI giúp mở rộng mức độ tập trung đó. Ngoài ra,OPI hạn chế việc sử dụng thông tin trong khi KPI giúp mở rộng thông tin.

>> Tìm hiểu thêm: 10 Phần mềm tăng năng suất công việc hiệu quả nhất 2022

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người tìm ra câu trả lời OPI là gì. Bên cạnh đó, bài viết cũng làm rõ sự khác biệt của SLA và KPI với OPI trong doanh nghiệp.

Đây sẽ là hành trang giúp nhà quản có định hướng phát triển hiệu quả. Những mô hình OPI, SLA và KPI đảm bảo có quá trình phát triển bền vững xây dựng. Từ đó, doanh nghiệp đạt được lòng tin với khách hàng để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

MISA AMIS – giải pháp điều hành doanh nghiệp toàn diện

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]