Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị E-commerce là gì? Các loại hình chính của E-commerce

E-commerce được xem là một thành tựu vĩ đại, mở ra nhiều cơ hội tiềm năng về lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số. Vậy E-commerce là gì? Có những loại hình E-commerce nào? Tại sao E-commerce lại quan trọng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về thuật ngữ này.

E-commerce là gì vai trò
E-commerce là xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay

I. Giải đáp E-commerce là gì?

E-commerce hay EC, eCommerce là viết tắt của cụm từ Electronic Commerce – Thương mại điện tử. Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh hiện nay. Nó dùng để chỉ những hoạt động mua – bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số (internet).

Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh cực kỳ tiện lợi và nhanh chóng. Chúng cung cấp đa dạng tất cả các mặt hàng hay dịch vụ mà con người mong muốn trong thời gian cực kỳ ngắn.

Việc trao đổi sản phẩm sẽ diễn ra trực tuyến giữa các đơn vị kinh doanh (cá nhân hoặc doanh nghiệp) với khách hàng của họ. Điều này không những tiết kiệm nhiều thời gian mà còn mang đến sự tiện nghi trong bối cảnh bận rộn như hiện tại.

Hiện nay, E-commerce là gì chắc không phải là câu hỏi quá xa lạ với nhiều người. Chúng đang trở thành xu hướng trong cuộc sống thường ngày.

Rất nhiều các lĩnh vực, nhóm ngành trong và ngoài nước đều có mặt của thương mại điện tử. Cụ thể như bạn có thể mua sắm online, tiếp thị qua internet, giao dịch trực tuyến, quản lý chuỗi cung ứng – logistic…

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miỄn phí: Kiến thức cần biết về Thiết lập mục tiêu dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ

II. Các loại hình chính của E-commerce

Dựa theo thành phần tham gia vào quá trình này, E-commerce sẽ bao gồm 3 loại hình chính sau đây:

1. B2B – Business to Business

Chủ thể chính trong giao dịch B2B là các doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp này bao gồm: nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ…

Họ sẽ trao đổi và giao dịch hàng hóa với nhau qua một kênh trực tuyến nhất định, do hai bên tự thỏa thuận và giao ước. Hoạt động này nhằm phân phối nguồn hàng và dịch vụ từ những đại lý lớn sang các cửa hàng nhỏ lẻ. Như vậy người tiêu dùng dễ dàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.

2. B2C – Business to Customer

Trong B2C, đối tượng tham gia vào hoạt động thương mại điện tử là các công ty/ doanh nghiệp với vai trò là người bán và khách hàng là người mua. Đây là mô hình phổ biến nhất trong các loại hình của E-commerce khi chúng gần giống với một giao dịch truyền thống.

Người bán sẽ cung cấp, phân phối tất cả những mặt hàng, sản phẩm mà người mua cần thông qua website hoặc fanpage trực tuyến của doanh nghiệp. Với mô hình này, người tiêu dùng cũng sẽ hiểu thêm về khái niệm “E-commerce website là gì?”

Mô hình B2C trong thương mại điện tử
Mô hình B2C trong thương mại điện tử

3. C2C – Customer to Customer

Đối với C2C, những khách hàng cá nhân sẽ trực tiếp giao dịch với nhau khi họ có nhu cầu mua bán hoặc trao đổi hàng hóa. Những cá nhân đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm trong trường hợp này thường là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chủ shop, chủ cửa hàng..

Họ chỉ cung cấp một số lượng hàng hóa tương đối vừa phải, không quá lớn như doanh nghiệp hay đại lý. Tuy nhiên, loại hình này sẽ có điểm khác biệt với B2C. Bởi vì mọi hoạt động đều diễn ra qua một bên trung gian là các trang thương mại điện tử hoặc sàn đấu giá.

>> Tìm hiểu thêm: B2C là gì? Lợi thế của mô hình kinh doanh B2C

4. Một số mô hình khác

Bên cạnh 3 loại hình hay gặp nêu trên, E-commerce cũng bao gồm một số mô hình kinh doanh khác, chẳng hạn như:

  • C2B – Customer to Business: Một cá nhân sẽ tạo ra một giá trị cụ thể nào đó (sản phẩm hoặc dịch vụ) và bán lại cho doanh nghiệp. Điều này được thực hiện khi nó đáp ứng mục tiêu lợi nhuận và nhu cầu mà doanh nghiệp đang tìm kiếm
  • B2G – Business to Government: Doanh nghiệp sẽ tiến hành bán hàng, tiếp thị một số sản phẩm, dịch vụ đến cơ quan nhà nước. Các giao dịch này thường có quy mô rất lớn và liên quan trực tiếp đến vấn đề quan trọng của một quốc gia
  • C2G – Customer to Government: Đây cũng là mô hình E-commerce khá thông dụng hiện nay. Đó là người dân hoặc người tiêu dùng có nhu cầu thanh toán các khoản chi phí cho nhà nước (government) thông qua nền tảng trực tuyến. Chúng thường bao gồm phí điện, nước, mạng viễn thông, thuế…
  • B2E – Business to Employee: Mô hình này mang tính nội bộ và chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp, công ty với nhân viên của mình. Doanh nghiệp có thể chuyển giao các hàng hóa không còn phục vụ cho quá trình làm việc cho nhân viên với mức giá thấp.

DỄ DÀNG ỨNG DỤNG VỚI MỌI HÌNH THỨC E-COMMERCE VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ AMIS Công việc

III. Vai trò của E-commerce đối với doanh nghiệp

1. Xoá bỏ mọi rào cản địa lý và thời gian

Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu tăng cao khiến E-commerce bùng nổ khi đem đến sự tiện nghi, nhanh chóng. Nó bất chấp mọi rào cản về địa lý, không gian hay thời gian.

E-commerce không hạn chế không gian và thời gian
E-commerce không hạn chế không gian và thời gian

Giờ đây, ở bất cứ địa điểm nào cũng có thể diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Các công ty có thể rao bán sản phẩm của mình đối với khách hàng trong, thậm chí là ngoài nước thông qua mạng internet. Thời gian cũng trở nên linh hoạt, không gò bó trong khung giờ hành chính như trước đây.

2. Tiết kiệm tối đa các loại chi phí

“Làm sao để giảm thiểu chi phí trong khi vẫn tối đa lợi nhuận?” Đây là một bài toán khó đối với rất nhiều nhà kinh doanh. Nhưng thực chất, câu trả lời chỉ đơn giản là “E-commerce”.

Bởi lẽ kinh doanh qua nền tảng số sẽ tiết kiệm nhiều hơn chúng ta tưởng. Các hoạt động thường có nhiều loại chi phí phát sinh như: chi phí quản lý, chi phí thuê mướn nhân sự, chi phí mặt bằng, chi phí quảng cáo… Tất cả sẽ được giải quyết và thực hiện bởi những công cụ trực tuyến mà bạn không cần tốn thêm bất cứ khoản tiền nào.

3. Mở rộng phân khúc khách hàng nhờ công cụ tìm kiếm

Mô hình kinh doanh truyền thống thường gặp nhiều khó khăn khi phải tìm kiếm khách hàng thụ động hoặc thông qua mời chào trực tiếp. Đối với E-commerce, nó sẽ giải quyết mọi thử thách đó.

Vai trò của E-commerce
E-commerce giúp mở rộng lượng khách hàng đối với doanh nghiệp

Nhờ công cụ tìm kiếm, phân tích và định vị khách hàng, các doanh nghiệp có thể khiến quá trình này diễn ra một cách tự động hóa. Khách hàng sẽ tự tìm đến và mua những sản phẩm họ cần thông qua các mẩu tin quảng cáo, thông điệp bán hàng thú vị trên internet mà người bán đã thiết lập sẵn trước đó.

>> Xem thêm: Văn phòng điện tử là gì? Lợi ích của văn phòng điện tử cho doanh nghiệp

IV. Top 3 E-commerce platform hot nhất hiện nay tại Việt Nam

E-commerce platform là gì? Chúng được hiểu là các nền tảng thương mại điện tử hay sàn giao dịch điện tử. Tại đây người bán đăng thông tin và rao bán các sản phẩm của mình. Dựa trên đó, người mua tự do lựa chọn, xem xét và đưa ra quyết định mua hàng.

Đây là cũng là một xu hướng mua sắm hiện đại mà bất cứ ai cũng đều yêu thích. Tại Việt Nam hiện nay cũng có 3 E-commerce platform cực kỳ nổi tiếng sau:

1. Shopee

Ở vị trí top 1 là Shopee – trang mua sắm và cung cấp sản phẩm trực tuyến hot nhất châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy xuất hiện khá muộn vào 2015 nhưng thương hiệu đến từ Singapore đang thực sự thành công.

Shopee đã đem lại một cơn sốt bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ với nhiều ưu điểm vượt trội. Nó ngày càng phát triển và phủ sóng rộng rãi. Shopee được xem là nền tảng thương mại điện tử khó có đối thủ nào bắt kịp tại thị trường Việt Nam.

2. Tiki

Đứng sau Shopee là Tiki, một sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng. Nó có sức cạnh tranh mạnh mẽ bởi nguồn hàng dồi dào, đa dạng và luôn đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
Tiki – sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam (Nguồn: internet)

Trước đây, Tiki chỉ cung cấp một số ít các mặt hàng, đa số là sách và văn phòng phẩm. Thế nhưng, để bắt kịp với xu thế chung của thị trường hiện nay, nền tảng này đã sự thay đổi ngoạn mục. Từ đó, Tiki ghi danh vào top những cái tên hot nhất ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

3. Lazada

Lazada cũng là một cái tên không hề kém cạnh. Đây là sản phẩm tiêu biểu của tập đoàn Alibaba do tỷ phú Jack Ma sáng lập và điều hành. Lazada xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm từ 2012 và được xem là một ngôi sao sáng trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến từ bấy giờ.

Nhờ có mặt trên 2 nền tảng là website và điện thoại, Lazada luôn mang lại cho người dùng cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại và tiện lợi khi sử dụng.

V. Kết luận

Nói tóm lại, E-commerce là một nền tảng thực sự hữu ích và quan trọng trong cuộc sống. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm E-commerce là gì. Từ đó nắm rõ những loại hình chính và vai trò của E-commerce đối với doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN.

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]