Nhắc đến doanh nghiệp, tổ chức hay một công ty thì điều đầu tiên được nhắc đến chắc chắn là các nhà lãnh đạo. Vậy lãnh đạo là gì? Vai trò của lãnh đạo trong doanh nghiệp đưuọc thể hiện như thế nào?
I. Lãnh đạo là gì?
1. Tìm hiểu lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể và xã hội. Đó là hành động tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của những người khác. Sau đó người dẫn đầu nghiên cứu, sử dụng và phối hợp các hoạt động của mỗi người nhằm vì những mục đích chung.
2. Người lãnh đạo
Người lãnh đạo hoặc tiếng Anh gọi là Leader là người có khả năng gây ảnh hưởng đến những người khác. Bằng năng lực, kinh nghiệm cũng như năng lực cá nhân, họ được nhiều người tin tưởng, ủng hộ. Từ đó, mọi người lựa chọn đi theo sự chỉ đạo của họ.
Người lãnh đạo sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để quản lý, điều hành, dẫn dắt đội nhóm. Họ thúc đẩy các thành viên làm việc trên tinh thần tự nguyện, cố gắng vì mục tiêu chung đã đề ra.
3. Tố chất người lãnh đạo
Nắm được lãnh đạo là gì? bạn sẽ hiểu người lãnh đạo cần có rất nhiều phẩm chất, tính cách để có thể dẫn dắt thành công. Bởi lẽ, chỉ có người lãnh đạo mới có thể xây dựng được một đội nhóm gắn kết. Mọi người cùng nhau học tập, làm việc, cống hiến vì mục tiêu chung
Để có thể gây ảnh hưởng đến người khác như vậy, người lãnh đạo cũng phải có những tố chất, phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo (Leadership) cần thiết như:
3.1. Tố chất ham học hỏi
Một người lãnh đạo thiếu kiến thức, kĩ năng chuyên môn thì không thể làm tốt được nhiệm vụ. Họ không thể hoàn thành tốt các công việc trong đội nhóm cũng như không thể chỉ dạy cho những người khác.
Xã hội luôn không ngừng vận động và phát triển, doanh nghiệp cũng đang liên tục đổi mới để bứt phá. Do đó, người lãnh đạo cần có tinh thần học hỏi, tiếp thu cái mới để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Những nỗ lực đó góp phần giúp họ dẫn dắt đội nhóm phát triển.
3.2. Tầm nhìn và sự quyết đoán
Trên thương trường luôn có nhiều cơ hội cũng như khó khăn, thử thách. Vì vậy, người lãnh đạo bắt buộc phải có khả năng nhìn xa trông rộng để dẫn dắt đội nhóm. Như vậy doanh nghiệp mới vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội mới trong tương lai.
Mỗi giai đoạn phát triển, cơ hội luôn luôn ẩn sâu bên trong những khó khăn. Lúc này, tính quyết đoán của người lãnh đạo trở thành chìa khóa mở ra cơ hội. Nếu đội ngũ vững tin, quyết tâm theo đuổi sẽ có được kết quả tốt.
3.3. Dũng cảm và kiên trì
Có câu “vạn sự khởi đầu nan” , mỗi hành trình ngàn dặm đều bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên. Người lãnh đạo phải là người quyết tâm, kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi có được thành công.
Một người lãnh đạo thực thụ không bao giờ đầu hàng trước những khó khăn, thất bại. Cái họ cần chính là lòng dũng cảm để có thất bại thì cũng phải đứng dậy và bước tiếp. Sau thời gian dài họ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm đắt giá để cùng đội nhóm thực hiện mục tiêu.
II. Phân biệt lãnh đạo và quản lý
Trong hoạt động thường ngày của một tổ chức, chúng ta thường không để ý phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Điều này dẫn đến sự lầm tưởng trong suy nghĩ của nhiều người khi hai khái niệm lãnh đạo ( leader) và quản lý ( management) là giống nhau.
Trong phong cách chỉ huy đội nhóm, người lãnh đạo và người quản lý có thể có những điểm khác biệt như:
- Người lãnh đạo là người năng động, luôn có xu hướng đổi mới liên tục. Năng lượng của họ khiến mọi người hăng hái, phấn chấn khi làm việc. Trong khi đó, nhà quản lý luôn đề cao tính hiệu quả. Đối với họ sự kỉ luật là ưu tiên hàng đầu.
- Lãnh đạo tập trung vào con người nhiều hơn. Họ tập trung phát triển cho bản thân cũng như cho mọi người xung quanh. Họ khuyến khích phát triển kinh nghiệm, kĩ năng cá nhân để có được nguồn nhân lực tốt hơn. Còn quản lý thì tập trung vào cấu trúc hệ thống, họ đảm bảo mọi hoạt động hiệu quả, trơn tru. Đồng thời, họ thường không muốn có sự thay đổi bất ngờ.
- Lãnh đạo điều hành bằng cách gây ảnh hưởng cho người khác, để họ làm việc một cách chủ động, tự nguyện. Quản lý điều hành bằng quyền lực của mình, họ giao việc, chỉ đạo nhân viên bằng uy quyền của mình.
III. Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức bao gồm rất nhiều người cùng làm việc với nhau, theo một hình thái cơ cấu nhất định, hoạt động vì một mục đích chung. Để vận hành một tổ chức hoạt động trơn tru, gắn kết với nhau thì người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng.
Vai trò của họ trong một doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh
Như đã nói ở trên, người lãnh đạo là người có tầm nhìn. Bằng kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm của mình, họ có thể dự đoán trước được các tình huống trong tương lai. Đây là điều một người nhân viên bình thường không thể nhận ra.
Tầm nhìn đó cung cấp những định hướng, vạch ra kế hoạch đón nhận cơ hội cũng như chuẩn bị cho những khó khăn sắp tới cho công ty. Từ đó, nhà lãnh đạo xây dựng nên chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong khoản thời gian dài hạn.
Để có được tầm nhìn khác biệt đó, nhà lãnh đạo đầu tiên phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, và hiểu biết tổng quát thị trường. Ngoài ra, họ phải nghiên cứu về doanh nghiệp mình, đối thủ cạnh tranh và thị trường ngành hàng để hiểu rõ bối cảnh chung.
Họ phân tích, đề xuất các con đường, xem xét mọi sự thay đổi có thể. Cuối cùng, họ định hình nên chiến lược cho doanh nghiệp nhằm tối đa hóa nguồn lực hướng tới mục tiêu.
Khi mà họ rèn luyện được tầm nhìn của mình, các nhà lãnh đạo trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. Đây là điều cần thiết để gây ảnh hưởng lên các thành viên khác trong tổ chức.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, TĂNG NĂNG SUẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
2. Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên
Người lãnh đạo là người giỏi về việc nhìn người, huấn luyện và đào tạo con người. Qua tố chất kiên định cũng như tinh thần dám nghĩ dám làm, họ thu hút được những thành viên xung quanh.
Mọi người cùng làm việc với họ, gắn bó cùng nhau để hướng tới mục tiêu chung. Thay vì ra lệnh cho nhân viên làm việc, nhà lãnh đạo luôn hỗ trợ, giúp đỡ, sát cánh cùng thành viên để họ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Thậm chí, người lãnh đạo còn rèn luyện để họ trở thành những người lãnh đạo trong tương lai. Nhà lãnh đạo phải luôn đảm bảo rằng các thành viên có đủ năng lực, khả năng thực hiện công việc, hướng dẫn họ đi theo đúng tầm nhìn, định hướng của mình.
Ngoài việc phát triển cá nhân cũng như những thành viên khác, để xây dựng được đội nhóm thì nhà lãnh đạo còn phải có khả năng nhìn người, hiểu con người nhằm phân công đúng người đúng việc. Đồng thời, họ còn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ, để mọi người hiểu nhau hơn, có thể cùng hợp tác trên con đường phát triển của cả nhóm.
3. Tạo ra nguồn năng lượng cho cá nhân và tập thể
Một tầm nhìn hấp dẫn tạo nên động lực làm việc cho nhà lãnh đạo. Còn chính khả năng động viên, truyền cảm hứng của người lãnh đạo lại là động lực quan trọng cho các thành viên trong doanh nghiệp.
Người lãnh đạo là người dẫn dắt đội nhóm, là đầu tàu cho cả một doanh nghiệp. Vì vậy năng lượng của họ là “sức kéo” cho cả đoàn tàu đi chuyển đúng hướng.
Những nhân viên không có định hướng sẽ luôn có cảm giác kiệt sức, mất năng lượng vì luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Lúc này, khả năng gây ảnh hưởng của nhà lãnh đạo phải được phát huy mạnh mẽ nhất. Một giải pháp hiện nay để gắn kế nhân viên đó là văn phòng số.
Nó là khả năng vẽ ra một con đường đầy tươi sáng để dẫn dắt mọi người, là khả năng truyền năng lượng tích cực để lấp đi những khó khăn trước mắt. Thêm vào đó, nó còn là việc động viên mọi người khai phá tiềm năng của bản thân, cống hiến hơn nữa cho doanh nghiệp.
Theo vị trí trên, đầu tàu đi càng nhanh thì các toa tàu theo sau cũng phải đi nhanh hơn. Người lãnh đạo càng có tinh thần, cảm hứng làm việc thì các thành viên trong doanh nghiệp càng có động lực để phát triển. Điều này khiến cho tập thể làm việc có hiệu suất cao hơn, thành quả đạt được cũng nhiều hơn và tiết kiệm thời gian.
4. Kiểm soát cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo có thể là người đi tiên phong, xây dựng định hướng, củng cố niềm tin. Họ cùng doanh nghiệp đi đầu, vươn lên những đỉnh cao mới. Nhưng một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu là kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa quy trình cũng như tốc độ làm việc.
Một tổ chức hay một doanh nghiệp dù mà mới hay đã hoạt động lâu năm đều tồn tại những sai phạm, vướng mắc. Người lãnh đạo phải luôn chú tâm để ý đến quá trình hoạt động nhằm nhanh chóng phát hiện các lỗi có thể xảy ra. Họ cần đưa ra những giải pháp khắc phục, tránh những lỗi nhỏ có thể gây ra những vấn đề lớn.
III. Kết luận
Các nhà lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược của mình, luôn đặt ra định hướng giúp bản thân và những người khác tiến lên phía trước. Để làm được điều đấy, họ luôn thúc đẩy nhân sự bằng năng lực mạnh mẽ của mình. Phòng nhân sự cũng là những người góp phần kiểm soát nhân viên thông qua phần mềm như AMIS nhân sự, từ đó hỗ trợ nhân sự các cấp nếu họ cần.
Người quản lý trực tiếp phân phối công việc, kiểm soát và thay đổi hoạt động của doanh nghiệp để thích ứng nhanh hơn với môi trường. Nhờ vậy, họ nắm bắt cơ hội kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngày nay việc lãnh đạo doanh nghiệp của mình có thể dùng để sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý công việc, một trong những ứng dụng được nhiều người lựa chọn sử dụng là MISA AMIS công việc.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về lãnh đạo là gì? Vai trò của lãnh đạo trong doanh nghiệp. Hãy theo dõi MISA để tiếp tục cập nhật nhiều kiến thức quản lý, điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp khác!