Mẫu hợp đồng khoán việc CHUẨN quy định phát luật mới nhất

18/03/2024
8732

Khi thực hiện một số dự án, công việc ngắn hạn, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hợp đồng khoán việc để làm căn cứ thỏa thuận chi phí với công nhân. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc có phải hợp đồng lao động không? Mời doanh nghiệp tham khảo các thông tin liên quan có trong bài viết sau đây.

1. Tổng quan về hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc là gì?

Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015, ta có thể xác định hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng dịch vụ. Cụ thể:

Hợp đồng khoán việc (còn gọi là hợp đồng thuê khoán việc) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được khoán việc thực hiện công việc cho bên khoán việc, bên khoán việc phải trả tiền dịch vụ cho bên được khoán việc.

>>> Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ là gì? Những quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ

Phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động

phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động

Điều 13 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định cụ thể như sau:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Như vậy, điểm khác biệt của hợp đồng khoán việc đối với hợp đồng lao động đó là:

Hợp đồng khoán việc Hợp đồng lao động
Tính chất công việc Mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định. Mang tính chất ổn định, lâu dài.
Yêu cầu công việc Người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương. Người được giao khoán phải bỏ toàn bộ hoặc một phần vật chất, cùng với sức lao động của mình để hoàn thành công việc được giao khoán và nhận phần tiền công giao khoán.

2. Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào?

Hiện nay, nếu căn cứ vào tính chất công việc cũng như phạm vi công việc được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành 02 loại: hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:

Các loại hợp đồng khoán việc
Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ
  • Được hiểu là trường hợp bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc.
  • Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.
Hợp đồng giao khoán việc từng phần
  • Được hiểu là trường hợp bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc.
  • Tuy nhiên, khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

>>> Bài viết liên quan: Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay

3. Quy định về hợp đồng khoán việc

3.1. Về nghĩa vụ thuế của các chủ thể

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thì các cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công được trả khi hoàn thành công việc bất kỳ thì phải nộp thuế TNCN.

Do vậy doanh nghiệp cần thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho bên nhận khoán việc sau đó cung cấp cá chứng từ liên quan cho cơ quan thuế.

Trường hợp cá nhân nhận khoán việc đã ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp giao khoán không cần cung cấp chứng từ khấu trừ cho cơ quan thuế nữa.

3.2. Về chế độ bảo hiểm

Căn cứ theo Điều 2 của Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 thì cá nhân nhận khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Lợi dụng quy định này, nhiều doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng khoán việc tràn lan nhằm mục địch không đóng BHXH cho người lao động. Do vậy khi thực hiện ký hợp đồng lao động các cá nhân nên đọc kỹ các điều khoản và thời hạn hợp đồng.

4. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

Nội dung hợp đồng khoán việc

Hiện nay, hợp đồng khoán việc không có mẫu quy định cụ thể mà chủ yếu do các bên khoán và bên nhận khoán tự thỏa thuận với nhau. Tuy vậy, một mẫu hợp đồng khoán việc vẫn phải đảm bảo có những nội dung sau đây:

  • Thông tin của hai bên thuê khoán, và bên nhận khoán bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, chức vụ, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú…
  • Về nội dung công việc: ghi yêu cầu công việc của bên thuê khoán với bên nhận khoán cụ thể như thế nào.
  • Tiến độ thực hiện công việc: ghi nhận về địa điểm làm việc, thời gian thực hiện công việc từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào.
  • Thù lao sau khi hoàn thành: số tiền bằng số, bằng chữ, đơn vị tính, thời hạn và tiến độ trả thù lao, hình thức thanh toán thù lao đưa tiền mặt trực tiếp hay chuyển khoản.
  • Ghi nhận cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng khoán việc.
  • Cam kết của các bên khi thực hiện hợp đồng, lựa chọn hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng.
  • Quy định rõ về thời hiệu của hợp đồng khoán việc từ thời điểm nào đến thời điểm nào.
  • Kết thúc hợp đầu sẽ có xác nhận bằng chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền của hai bên khi thực hiện hợp đồng khoán việc.

Mẫu hợp đồng khoán việc cơ bản

Mẫu hợp đồng khoán việc được viết như thế nào? Dưới đây là mẫu hợp đồng khoán việc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay do MISA AMIS biên soạn.

Doanh nghiệp có thể tham khảo và download mẫu hợp đồng giao khoán công việc: TẠI ĐÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—–

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

(Số:../HĐKV)

…, ngày … tháng … năm ….

BÊN A (BÊN THUÊ) :

CÔNG TY : ………………………………………………………………………..
Địa chỉ : …………………………………………………………………………..
Điện thoại : ……………………………… Fax:………………………………..
Đăng ký kinh doanh : ………………………………………………………….
Mã số thuế : ……………………………………………………………………..
Đại diện : …………………………………………………………………………
Chức vụ : ………………………………………………………………………..

BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):

Ông/bà : …………………………………………………………………………..
Sinh ngày : ……………………………………………………………………….
Địa chỉ : ……………………………………………………………………………
CMND số : ………………………………………………………………………..
Nơi cấp : …………………………………………………………………………..

Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Nơi làm việc
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 3. Tiến độ thực hiện công việc

Bên B phải thực hiện công việc đã ghi tại Điều 1 trong vòng ….. ngày, tính từ ngày……/…./…… đến ngày …../…../…..

Điều 4. Lương khoán và nghĩa vụ thuế

– Số tiền: ……………..VNĐ.
Bằng chữ:……………………………….
– Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: Tiền lương khoán nêu trên chưa bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân. Bên A có trách nhiệm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân thay cho bên B.
– Thời hạn thanh toán: Sau khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.
– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản/tiền mặt.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Yêu cầu bên B thực hiện đúng phần công việc đã ghi tại Điều 1, trong thời gian tại Điều 3.
– Thanh toán đầy đủ số tiền lương khoán cho bên B theo Điều 4 khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

– Được cấp phát vật tư, công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc (nếu có) (4).
– Được trả lương theo Điều 4 sau khi hoàn thành công việc theo Điều 1 với thời hạn tại Điều 3.
– Thực hiện đúng công việc đã ghi tại Điều 1.
– Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã ghi tại Điều 3.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Điều khoản chung

– Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này.
– Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn thành trách nhiệm với nhau.
– Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu hợp đồng khoán việc chuyên dụng

Doanh nghiệp có thể tham khảo và download mẫu hợp đồng giao khoán công việc thông dụng hiện nay:

5. Giải đáp thắc mắc về hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Khi tham gia hợp đồng khoán việc, cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia BHXH bắt buộc. Bởi căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định những đối tượng thuộc diện phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.
  • Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.
  • Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp này, nếu muốn tham gia Bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo diện Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm?

Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định giới hạn số lần ký hợp đồng khoán việc. Do vậy, bạn có thể ký nhiều hợp đồng khoán việc trong năm nhưng cần đảm bảo hợp đồng khoán việc cũ đã hết thời hạn.

Hợp đồng khoán việc có phải nộp thuế TNCN?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ hợp đồng khoán việc thuộc nhóm thu nhập khác có tính chất giống tiền công, tiền lương do vậy các cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc phải nộp thuế TNCN.

Việc đóng thuế TNCN trong trường hợp này được căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cụ thể, các thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì cá nhân nhận khoán việc sẽ phải khấu trừ 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân.

Hợp đồng khoán việc có phải chấm công không?

Khi doanh nghiệp ký hợp đồng khoán việc với từng cá nhân thì cá nhân làm việc sẽ được chấm công, tính lương cũng như tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật lao động hiện hành và theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng.

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng khoán việc. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, việc sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19

AMIS WeSign 1

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.


Xem thêm các nội dung liên quan

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả