Hợp đồng trọn gói là gì? Mẫu hợp đồng trọn gói mới nhất

20/03/2023
1365

Hợp đồng trọn gói tuy rất quen thuộc, thường xuyên được sử dụng trong pháp luật đấu thầu nhưng các công ty vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình soạn thảo và thực hiện loại hợp đồng này. Vậy cụ thể hợp đồng trọn gói là gì? Mẫu hợp đồng trọn gói gồm những nội dung nào. Xin mời các doanh nghiệp tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây.

I. Khái quát về hợp đồng trọn gói

1. Thế nào là hợp đồng trọn gói?

Theo Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu có đưa ra khái niệm về hợp đồng trọn gói như sau:

Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng

hợp đồng trọn gói là gì

Hợp đồng trọn gói thường được áp dụng cho các gói thầu cung cấp dịch vụ, dịch vụ phi tư vấn đơn giản, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, xây dựng, hỗn hợp quy mô nhỏ. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng

>>> Xem thêm: Hợp đồng là gì? Hỏi đáp về các loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay

II. Quy định pháp lý về hợp đồng trọn gói 

Tại Điều 95 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có quy định chi tiết như sau:

1. Nguyên tắc thanh toán:

Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng (nếu có).

Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hợp đồng.

2. Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói bao gồm:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

>>> Bài viết liên quan: Hợp đồng xây dựng là gì? Các thông tin liên quan về hợp đồng xây dựng

b) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, các loại chứng từ khác liên quan.

3. Hợp đồng trọn gói áp dụng được cho các gói thầu nào?

Các gói thầu áp dụng được hợp đồng trọn gói được quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 1 Điều 62 như sau:

Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói”.

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Do đó, việc lựa chọn loại hợp đồng để áp dụng cho gói thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.

thế nào là hợp đồng trọn gói

Liên quan đến việc xác định quy mô, tính chất của gói thầu thì việc này thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

4. Những lưu ý khi áp dụng hợp đồng trọn gói

Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng của công việc.

Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu.

Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.

III. Mẫu hợp đồng trọn gói mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng trọn gói cho nhiều trường hợp theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tại về: TẠI ĐÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG …….(1)……….

PHẦN 1: CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

……………….(2)………………………………………………………………………………

PHẦN 2: CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm…, tại………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

BÊN A (Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư): (3) ………………………………………………….

Tên giao dịch …………………………………………………………………………………………………….

Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: …………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Tài Khoản: ………………………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………….

Đăng ký kinh doanh (nếu có) ………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………… Fax: ………………………………

Email: ………………………………………………………………………………………………………………

BÊN B (Nhà thầu): ……………………………………………………………………………………………….(3)

Tên giao dịch: ………………………………………………………………………………………………..

Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: ……………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Tài Khoản: ……………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………..

Đăng ký kinh doanh (nếu có) ………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………… Fax: ……………………………

Email: …………………………………………………………………………………………………………….

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau:

Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải

Các từ và cụm từ trong Hợp đồng này được hiểu theo các định nghĩa và diễn giải sau đây: (4)

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Nội dung công việc phải thực hiện

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

(5)…………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 3. Yêu cầu về chất lượng, số lượng sản phẩm

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

(6)………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 4. Thời gian và tiến độ thực hiện Hợp đồng

(7)………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 5. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

(8)………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 6.  Nghiệm thu sản phẩm

.(9)………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

(10)………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

(11)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 9. Rủi ro và bất khả kháng

(12)………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

(13)………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 11. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

(14)………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 12. Những vấn đề hai bên thỏa thuận khác

Các bên đồng ý với tất cả các điều khoản, quy định và điều kiện của Hợp đồng này. Không có cơ quan nào hoặc đại diện của bên nào có quyền đưa ra tuyên bố, trình bày, hứa hẹn hoặc thỏa thuận nào mà không được nêu ra trong Hợp đồng; Không bên nào bị ràng buộc hoặc có trách nhiệm trước các điều đó.

Các bên cam kết thực hiện một cách trung thực, công bằng và đảm bảo để thực hiện theo mục tiêu của Hợp đồng.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm…

Hợp đồng này bao gồm …. trang và …. Điều được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ …. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Đã ký)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Đã ký)

 

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng trọn gói. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng trọn gói đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19 ‍

AMIS WeSign 1

MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng online AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm các nội dung liên quan

>> Hợp đồng trọn gói có được điều chỉnh không? Khi nào điều chỉnh được?

>>> Tham khảo thêm tại: ĐÂY 

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả